Cây Trường Sinh – Cây phong thủy độc đáo

Ngay từ cái tên trường sinh đã đủ để chúng ta cảm nhận được sức sống mãnh liệt của cây – trường sinh nghĩa là mãi mãi trường tồn. Với lá dầy, xanh đậm và bóng mượt trường sinh thể hiện cách gây dựng những mối quan hệ lâu dài, bền vững. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về loại hoa này nhé!

Cây trường sinh là gì?

Cây trường sinh còn được biết đến với nhiều tên gọi: lá bông, đả bất tử, diệp sinh căn, cây bỏng, thiên cảnh, thiên cảnh tạp giao… với tên khoa học Peperomia obtusifolia/ Kalanchoe pinnata (Lam) Pers, thuộc họ Thuốc bỏng – Crassulaceae, có nguồn gốc xuất xứ từ Madagascar, Nam Phi.

Cây Trường Sinh
Cây Trường Sinh

Đặc điểm cây trường sinh

Trường sinh thuộc loại cây thân thảo, mọng nước, sống lâu năm, lá xanh tốt quanh năm, chiều cao khoảng 10-40cm. Thân cây nhẵn bóng, tròn, mọng nước. Lá trường sinh có màu xanh lục đậm, bóng, với hình tròn xinh viên mãn. Lá mọc từ gốc hoặc thân, dạng đối, mọc khỏe khoắn, xum xuê. Trường sinh cũng có hoa màu trắng, dạng chuỗi thời gian hoa nở kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau nên cái tên trường sinh càng phù hợp. Không những thế trường sinh khỏe mạnh, không cần chăm sóc tưới bón nhiều, sức sống mạnh mẽ, kháng chịu khắc nghiệt và hầu như không có sâu bệnh.

Đặc điểm cây trường sinh
Đặc điểm cây trường sinh

Ý nghĩa phong thủy cây trường sinh

Trong phong thủy cây trường sinh có tác dụng trừ tà, xua đi điềm xấu, mang đến điềm lành, sự may mắn, sức khỏe, cho gia chủ. Ngoài ra cây còn được dùng làm quà tặng bạn bè, đối tác, đồng nghiệp… với mong muốn xây đắp mối quan hệ tồn tại mãi với thời gian.

Ý nghĩa phong thủy cây trường sinh
Ý nghĩa phong thủy cây trường sinh

Ứng dụng và trang trí cây trường sinh

Với sắc xanh dịu mát, cùng những chiếc lá dầy, to bản, cây trường sinh có tác dụng làm sạch không khí, hút bụi, hấp thụ những khí độc làm ô nhiễm môi trường formandehit, cacbondioxit, …đem đến không gian trong lành, đầy sức sống, hạn chế bệnh về hô hấp cho các thành viên.

Dáng cây nhỏ xinh, bộ lá quây quần sum vầy của trường sinh thường được trồng chậu sứ trắng nổi bật những chiếc lá xanh đậm, thích hợp trưng trên bàn làm việc, bàn ăn, phòng khách, bệ cửa sổ, phòng ngủ, ban công, …. Trong quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, nhà phố.

Ứng dụng và trang trí cây trường sinh
Ứng dụng và trang trí cây trường sinh

Đặc biệt ở các văn phòng làm việc, nơi sử dụng nhiều thiết bị máy văn phòng, máy tính thường phát ra những tia tử ngoại, bức xạ có hại cho cơ thể, trồng một chậu trường sinh trên bàn làm việc giúp hấp thụ các loại tia, khí đó, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Đồng thời còn đem đến cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng cho đầu óc và mắt khi phải làm việc căng thẳng lâu dài.

Ở các quán cà phê, nhà hàng trưng chậu cây trường sinh trên bàn còn đem đến không khí tươi xanh, tạo góc riêng điểm nhấn, góp phần thu hút khách đến.

Chậu cây trường sinh còn được lựa chọn làm món quà mừng thọ, mừng sinh nhật, quà tết hoặc các dịp lễ trong năm với mong muốn cầu chúc cho người nhận sức khỏe, an lành và nhiều may mắn.

Nếu bạn muốn trồng loại cây cảnh để làm nền dưới bóng cây to, hoặc phủ xanh những khoảng đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng, cớm nắng thì trường sinh là loại cây cảnh tuyệt vời dành cho bạn.

Ngoài tác dụng làm cảnh, trường sinh còn dùng để làm các bài thuốc đơn giản để chữa ho.

Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh

Trường sinh với khả năng sinh tồn mạnh mẽ, sức chống chịu khắc nghiệt cao, với lá luôn xanh mượt, rất dễ trồng và không tốn nhiều thời gian, công sức chăm sóc. Khi trồng chây chúng ta chỉ cần chú ý một số điểm sau:

Khí hậu: trường sinh ưa khí hậu nhiệt đới, chịu nắng tốt tuy nhiên chịu rét đậm kém.

Cây ưa bóng bán phần, sinh sống tốt trong điều kiện thiếu sáng, nhưng nếu trồng ngoài trời cây vẫn sinh trưởng được. Tránh để cây dưới điều hòa trực tiếp.

Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh
Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh

Thuộc cây thân lá mọng nước nên nhu cầu nước tưới của cây rất ít, cây chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém. Cây trường sinh dễ bị thối lá, thối thân khi bạn lỡ tưới quá nhiều. Nếu vài ba ngày bạn quên tưới nước cũng không ảnh hưởng nhiều đến cây. Trường sinh còn sống được trong môi trường thủy canh, cây thủy sinh khoe vẻ đẹp của thân lá. Nếu trồng trong nhà bạn có thể tưới nước 3-4 ngày/lần khi thấy đất trên mặt chậu se khô.

Cây trường sinh không kén đất, cây có thể sống ở hầu hết các loại đất kể cả đất nghèo dinh dưỡng, thiếu chất, khô cằn. Tuy nhiên trường sinh chịu úng rất kém nên đất úng ngập không thể trồng loại cây này. Vì vậy bạn cần lựa chọn loại đất thoát nước tốt cho cây, đất càng màu mỡ, hơi chua thì lá cây cành đậm và bóng đẹp.

Trường sinh ít bị sâu bệnh, thỉnh thoảng bị sâu ăn lá và rầy mềm phá hoại, có thể dùng Cyper; Confidor Sherzol,hoặc Ofunack để phun trị bệnh.

Cần chú ý lau rửa lá, tỉa lá già tránh làm lá thối, rụng xuống gốc gây nấm bệnh cho cây. Nếu muốn cây có nhiều cành nhánh, nhiều hoa, trông sum xuê thì ngắt bỏ 2-3cm trên ngọn thân chính 1-2 lần để cây ra nhánh mới.

Đặc điểm khác biệt nữa của trường sinh là khả năng sinh sôi nảy nở. Chỉ cần bẻ một lá già cắm xuống đất là cây có thể sống được, đó chính là khả năng tạo cây con từ kẽ các khía của mép lá.

Ngoài ra nhân giống trường sinh đơn giản bằng cách tách cây con, giâm cành, gieo hạt.

Bón phân: hàng tháng bón phân điều độ cho cây bằng cách 1-2 chén phân chuồng hoai mục hoặc NPK bằng cách vùi xuống gốc cách giữa gốc và chậu.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng,  cách trồng và chăm sóc Cây Trường sinh. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *