Cây Trúc Cảnh – Đặc điểm, Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc

Cây Trúc Cảnh là một trong những loại cây cảnh phổ biến hiện nay có thể vun trồng ở các không gian như ngoài sân vườn hay bên trong nhà, ngoài việc mang đến yếu tố thẩm mĩ đẹp như dạng cây trang trí, các loại trúc cảnh sở hữu nhiều ý nghĩa tốt với phong thủy, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi mang tới thông tin các loại trúc cảnh gồm trúc quân tử, trúc cần câu và trúc nhật, đặc điểm đặc trưng và cách chăm sóc từng loại trong sân vườn va trong nhà.

Giới thiệu chung về cây Trúc Cảnh

Là một trong 4 loại cây tứ quý của Việt Nam thuộc quy phạm về nghệ thuật chơi cây cảnh bao gồm: tùng, cúc, trúc, mai. Trong đó cây trúc tượng trưng cho biểu tượng cao quý và luôn vươn lên một cách vững vàng trong mọi nghịch cảnh.

Về hính dáng của những loài cây trúc nói chung thường được mọc theo bụi với bụi, bụi măng nhỏ phần thân và rễ tương đối dải với phần cành mềm mại uyển chuyển, loài cây này cũng có hoa và phát triển khá nhanh, không phải là loại cây bóng mát nhưng lại là giống cây ưa ánh sáng và rất phù hợp được chăm sóc nuôi trồng để trở thành cây cảnh mà không cần quá chăm sóc cầu kì hay mất thời gian, nếu bạn có dự định nuôi trồng giống cây này có thể tham khảo một số dòn phổ biến sau đây cũng như đặc trưng và cách nuôi, chăm sóc.

Cây Trúc Cảnh
Cây Trúc Cảnh

Cây trúc quân tử – Cây trúc phong thủy

là một trong những giống cây phổ biến nhất trong các loại trúc cảnh được nhiều người yêu thích và sử dụng khá phổ biến để trang trí ở các khoảng không gian sân vườn hoặc tô điểm cho thiết kế của những căn nhà khi được trồng ở dọc bờ tường.

Cây trúc quân tử nên trồng ở đâu?

Với loại trúc quân tử, môi trường thích hợp nhất là nên để ở những nơi có nắng hay ánh sáng tự nhiên có thể chiếu đến bởi loài cây này nằm trong tập tính chúng của những loài trúc đó là ưa ánh sáng, ngoài ra trồng cây trúc trước nhà cũng phần nào mang đến những lợi ích tốt chon sự phát triển của cây như hạn chế được sâu bệnh, héo lá và giúp thân cây cũng dần trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Ngoài ra cúc quân tử trong phong thủy thường được trồng phía chính diện ngôi nhà hoặc phòng khách và sảnh lớn với màu xanh tươi để mang đến vượng khí cho ngôi nhà. Ý nghĩa cây trúc quân tử cũng mang đến may mắn và hy vọng tốt đẹp.

Mặc dù vậy, không hẳn loài trúc quân tử này không thể trồng được ở trong nhà với điều kiện là các bạn cần đều đặn hàng tuần nên đưa cây trúc ra ánh sáng hoặc khoảng sân trước nhà để phơi nắng với tần suất trong khoảng 2-3 tiếng/tuần. Ngoài ra vị trí trồng là nơi có ánh sáng nhưng chỉ nên chiếm khoàng 70% mà thôi , ngoài ra ở không gian quá tối có thể khiến cây bị đen hoặc thân cây dần mất đi sự cứng cáp và khó chống chịu với bệnh tật

Cây Trúc Cảnh - Đặc điểm, Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc 1

Cách trồng trúc quân tử

Nếu xếp hạng các loại trúc cảnh thì cây trúc quân tử là loại cây dễ chăm sóc nhất, không quá cầu kì hay tốn thời gian các bạn chỉ cần lưu ý một số cách vun trồng và chăm sóc cơ bản sau đây!

Chăm sóc ở khoảng nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ được xem là phù hơp nhất với sự sinh trưởng của loài cúc quân tử chính là trong khoảng 25-30 độ c, mặc dù vậy loài cây này cũng có khả năng chống chịu rét xuống tới âm độ c, tuy nhiên đó là với mức nhiệt không thường xuyên của cây.

Lựa chọn loại đất trồng phù hợp

Cũng giống như với nhiệt độ các loại trúc quần tử cần được đáp ứng với nhu cầu vun trồng ở một môi trường đất phù hợp là loại than bùn, cát pha hoặc đất mùn với độ PH cụ thể từ 5,5-7. Và thông thường nếu có thể trồng được ở loại đất ủ nhiệt bằng vôi, thi thoảng tưới nước sẽ là tốt nhất.

Cây Trúc Cảnh - Đặc điểm, Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc 2

Nhu cầu tưới nước với loài trúc quân tử

Mặc dù được xếp vào một trong các loại trúc cảnh ưa nước nhưng khả năng chịu úng của cây trúc quân tử là tương đối cánh, chính vì vậy các bạn cần chú ý trong cách chăm sóc với nhu cầu tưới nước bằng cách chú ý những đặc điểm đặc trưng khi cây thiếu nước sẽ cuộn tròn lại, ngoài ra bạn cũng nên khắc phục bằng cách trồng chúng ở nơi đất cao để tránh bị ngập úng nhé!

Đặc biệt loại cây nảy cũng lớn tương đối nhanh nên cần được chủ nhân chú ý cắt tỉa thường xuyên hơn mặc dù vậy nếu muốn cây mua ra hoa hay quả thì hạn chế cắt tỉa, đối với việc vun trồng trong nhà có diện tích hạn chế các bạn có thể cắt tỉa chúng, ngược lại với môi trường sân vườn rộng rãi có thể để chúng phát triển một cách tự nhiên cũng được.

Một số những bệnh phổ biến thường gặp ở loài trúc quân tử này chính là bệnh rẩy trắng, cháy lá hoặc bị khô đầu lá, chính vì vậy các bạn cần chú ý cách khắc phục bằng việc tách lá bụi cây vào trồng vào nơi râm mát tưới nước đầy đủ và chờ cây hồi phục có thể trồng lại vào chậu hoặc đem ra trang trí.

Cây trúc cần câu

Cùng nằm trong danh sách các cây trúc cảnh được nhiều người vun trồng phổ biến hiện nay, loài cây này còn có những tên gọi khác như cây tre trúc cảnh hay tre cần câu hoặc trúc bạch, đặc trưng của loài cây này về hình dáng là phần thân thẳng đứng, hình trụ tròn với đường kính từ 2-3 cm, loài cây cũng được chia thành nhiều đốt hơn so với cây trúc quân tử với mỗi đốt tương ứng dài trong khoảng từ 25 -30cm. Có một điểm đặc trưng của loài trúc này chính là phần lá mọc nhiều hơn ở phần trên của thân và mỗi cây trúc cần câu có nhiều thân.

Ngoài ra trúc cần câu cũng có 2 loại đặc trưng bao gồm: trúc cần câu vàng và trúc cần câu xanh, tính ứng dụng của trúc cần câu đa dạng như để trang trí trong nhà hoặc sân vườn.

Cây Trúc Cảnh - Đặc điểm, Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc 3

Nên trồng cây trúc cần câu ở đâu?

Với loại cây trúc cần câu các bạn có thể trồng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để cây được sinh trưởng tốt hơn, phần thân cây cũng vứng chắc hơn, với loại trúc cần câu sẽ thích hợp ở môi trường sân vườn hơn là trong nhà, khả năng thích nghi cũng kém hơn so với loài trúc quân tử.

Ngoài việc sử dụng làm các loại cây trúc kiểng trang trí thì loại trúc này cũng mang đến những lợi ích riêng với ứng dụng phù hợp cho cuộc sống hàng ngay như làm bàn ghế nan đan, đồ mỹ nghệ hay măng trúc cũng là món thực phẩm ngon để chế biến món ăn trong đời sống hàng ngày.

Cách trồng cây trúc cần câu

Cũng có cấu tạo cũng như đặc trưng sinh trưởng khá giống với các loại trúc cảnh khác, để đảm bảo tuổi thọ sống lâu dài của loài cây này, các bạn cần lưu ý một số điều câng biết sau trong cách chăm sóc:

Lựa chọn các nền đất trồng tơi xốp

Trên thực tế với loại trúc cần câu các bạn có thể trồng ở khá nhiều nền đất khác nhau nhưng sẽ thuận lợi cho việc phát triển hơn khi được trồng ở nên đất tơi xốp giàu chất hữu cơ và có khả năng thoát nước tốt.

Cách tưới nước phù hợp cho cây

Không phải là loại cây trúc nước, loài cây này có ưu điểm là khả năng chịu hạn cao. hơn hẳn so với những loài trúc khác. Tuy nhiên điều kiện tốt nhất để giúp loài cây này sinh trưởng và tăng cường tuổi thọ chính là nên bổ sung nước cho cây trong khoảng thời gian là 3 ngày 1 lần để lá thân cây có sức sống, tránh bị héo, đen

Tăng cường cắt tỉa

Nếu như với loài trúc quân tử việc cắt tỉa thường xuyên có thể làm chậm quá trình ra hoa thì với trúc cần câu lại được khuyến khích nên cắt tỉa thường xuyên để chúng được tăng trưởng tốt hơn, ngoài ra việc cắt tỉa cũng tạo độ thông thoáng nếu bạn trồng trong sân vườn hoặc nơi có không gian bị hạn chế.

Ngoài ra loài cây này cũng ít sâu bệnh hơn hẳn so với các loại trúc cảnh khác nên không mất nhiều thời gian quan sát hay chăm sóc, chỉ cần lựa chọn môi trường phù hợp và tưới nước trong khoảng thời gian cho phép là được.

Cây trúc nhật

Đúng nghĩa là một loài trúc cảnh được sử dụng phổ biến để trang trí trong nhà hay tại các văn phòng làm việc, cây trúc nhật và phong thủy ý nghĩa của nó được xem là đem đến nhiều may mắn cho gia chủ, đó cũng chính là lý do mà loài cây rất được ưa chuộng và được nhiều người chọn mua hay vun trồng ở nhà. Tốc độ sinh trưởng của loài cây này ở mức trung bình và dễ sống. Người ta cũng thường bị hấp dẫn bởi đặc trưng vẻ ngoài của loài cây này với sự sang trọng, mảnh mai, trang nhã, sở hữu màu xanh mướt mang đến nhiều hy vọng về sự may mắn trong cuộc sống.

ý nghĩa phong thủy của cây chính là sức sống mạnh mẽ và kiên cường tượng trưng cho lòng quyết tâm dám vươn lên và vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Ngoài ra liên quan đến những yếu tố phong thủy mà người trồng có thể quan tâm khi chọn nuôi cây, cây trúc nhật hợp với người mệnh Mộc , và ngũ hành cũng cho rằng mệnh mộc hầu như phù hợp với mọi loại cây tương ứng với môi trường đất tốt cho sự tăng trưởng của mọi loại cây khác nhau.

Cây Trúc Cảnh - Đặc điểm, Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc 4

Cây trúc Nhật có tác dụng gì?

Cây trúc nhật không chỉ là cây cảnh trồng để trang trí trong nhà mà còn là loại cây tốt cho quá trình quang hợp khi đặt trong nhà, cây trúc Nhật để trong nhà có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí, góp phần tạo không gian xanh, ngoài ra việc trồng một chậu cây trúc nhật trong nhà những ngày hè nắng nóng sẽ khiến cho không gian của bạn thêm mát mẻ và dễ chịu hơn rất nhiều.

Có nên trồng cây trúc Nhật trong nhà?

Đây cũng là câu hỏi mang tính phổ biến được nhiều người quan tâm bởi thông thường trúc Nhật được sử dụng như loại cây trang trí trong nhà nhưng với đặc tính chung của loài này là ưa ánh sáng liệu việc nuôi dưỡng lâu trong nhà có ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như sự sinh trưởng của chúng hay không?

Trên thực tế việc trồng cây trúc Nhật trong nhà là không gây ảnh hưởng ngoài ra các bạn có thể đem chúng phơi nắng khoảng 3 tiếng/ tuần và kết hợp đặt ở nơi có cửa sổ hay có ánh sáng mặt trời chiếu vàng. Ngoài ra các bạn còn băn khoăn với câu hỏi cây trúc Nhật có độc không cũng có thể hoàn toàn yên tâm bởi chúng chỉ mang đến những lợi ích tốt cho không gian sống của bạn mà thôi!

Cách trồng cây trúc Nhật

Nằm trong số các loại trúc cảnh được nhiều người lựa chọn và ưa thích, cách chăm sóc cây trúc Nhật được đánh giá là có phần phức tạp hơn so với những loại trúc cảnh thông thường khác, nếu bạn đang có dự định muốn trồng một cây trúc nhật hợp với phong thủy để trang trí ở trong nhà thì có thể tham khảo một số những điều cần lưu ý sau đây nhé!

Kỹ thuật trồng cây

Với cây trúc Nhật có 2 cách trồng cơ bản phổ biến hiện nay đó là tách bụi và giâm cành

+ Với cách trồng tách bụi: Các bạn có thể thực hiện bằng cách đào bụi cây lên và rũ bỏ đất để lộ phần rễ sau đó tiến hành cắt rời các rễ con ở thân cây mẹ, sau đó đặt cây con vào chậu đã có đất rồi lấp đất và tưới nước cách này sẽ tạo một cây non riêng rẽ và không làm ảnh hưởng đến rễ cây, bảo vệ sự hoàn chỉnh của bộ rễ. Nếu lựa chọn trồng thủy sinh thay vì chậu đất các bạn có thể tách cây con khỏi cây mẹ và đặt vào chậu có chứa sẵn nước hoặc các dung dịch trồng cây.

Với cách chăm sóc nhân giống mang tính hàn lâm hơn và thích hợp với những người muốn buôn bán loại cây tiểu cảnh nên mình sẽ không đề cập đến cụ thể phương pháp chăm sóc này.

Chăm sóc theo chu kì

Đây là loại kia ưa bóng ưa sáng nên sẽ thích hợp hơn nếu bạn để chúng ở nơi có nhiều ánh sáng trong ngày, tuy nhiên các bạn cần lưu ý trong khoảng từ 15 – 30 ngày cần đem cây ra ngoài và đặt ở nơi có ánh nắng nhẹ trong khoảng thời gian từ 1-3 ngày để để cây phát triển tốt đồng thời hạn chế sâu bệnh, bên cạnh đó tránh đặt cây ở nơi có ánh nắng quá gắt vì cây sẽ có nguy cơ bị cháy lá khi đặt ở nhiệt độ cao.

Cách khắc phục sâu bệnh ở cây trúc nhật

Cũng giống như rất nhiều loại cây trúc cảnh khác, cây trúc Nhật cũng sẽ thường xuyên gặp phải một số tình trạng sâu bện phổ biến như bệnh thán thư hay muội đen.

Nguyên nhân chủ yếu của những căn bệnh này chính là do độ ẩm cao hoặc được vun trồng trong một trạng thái ẩm ướt, biểu hiện chủ yếu của các loại bệnh này chính là những vết loang lổ trên lá, chính vì vậy các bạn có thể khắc phục phần nào tình trạng nhiễm bệnh của cây bằng cách nhanh chóng loại bỏ những phần lá cây bị thối hoặc lá cây bị bệnh, cùng với đó là để ở nơi thoáng mát và thực hiện thoát nước cho cây nhanh chóng.

Ngoài ra các bạn cũng có thể kết hợp sử dụng kèm Vivadamy, Kusumin, Vicarben. Hoặc có thể dùng B1 để dưỡng cho cây dưới hình thức bón, phun hay bón thêm phân chuồng.

Những lưu ý khác trong cách chăm sóc cây trúc Nhật

Ngoài những điều kiện môi trường, cách phòng và chữa bệnh, các bạn cũng nên lưu ý trong cách chăm sóc, thông thường loại cây không quá khắt khe trong việc dùng phân bón tuy nhiên để tăng tuổi thọ và khả năng sinh trưởng các bạn nên chịu khó bón thêm phân hữu cơ cho chúng đồng thời chuyển cây vào các vị trí có thể tránh ánh sáng mạnh hay gió mạnh,cắm thêm khung cố định để giư vào bảo quản phần rễ không bị nghiêng giúp cho cây trúc xanh tươi

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây Trúc Cảnh do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc trồng loại cây này nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *