Cây sung còn được gọi với nhiều tên khác nhau: ưu đàm thụ, tụ quả dong, là loại thân cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây thường mọc hoang ở ven bờ ao, hồ, sông, suối ở các nước nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Australia… và Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết dưới đây để khám phá về công dụng chữa bệnh của loài cây sung này nhé!
Công dụng chữa bệnh của cây sung
- Lá sung tính mát, vị ngọt, hơi chát, giúp thông huyết, giảm đau, tiêu viêm, tiêu đờm, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết, sát trùng. Lá sung non dùng để ăn kèm với thịt chua, nem chua, gỏi cá, thịt ba chỉ luộc. Lá sung tật là vị thuốc chữa nhiều bệnh và là thành phần quan trọng trong bài thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Lá sung phơi khô tán làm thành bột và trộn với mật ong dùng trị bệnh về túi mật, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
- Nhựa mủ dùng bôi ngoài trị các chứng sang độc, chốc lở, ghẻ, trị bỏng và đinh nhọt.
- Cành, vỏ cây có thể dùng trị phong thấp, sốt rét.
- Quả sung có vị ngọt, tính bình, giúp kiện tỳ ích vị, nhuận phế, lợi hầu, nhuận tràng, giải độc, sát trùng, bổ máu. Trong y học hiện đại, quả sung chứa rất nhiều dưỡng chất như glucose, saccarose, oxalic acid, citic acid, quinic acid, shikimic acid, malic acid, auxin, và canxi, photpho, kali…, vitamin C có lợi cho sức khỏe.
- Ở Ấn Độ, rễ sung được sử dụng để trị bệnh kiết lỵ.
- Nhựa rễ dùng trị bệnh đái đường, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.Không chỉ vậy quả sung cũng được xếp vào mâm ngũ quả với ý nghĩa: cầu mong sự sung túc, sung sướng cho gia đình trong năm mới.
Trị bỏng
Dùng lá sung phơi khô hoặc sao vàng rồi tán thành bột, trộn với mỡ lợn bôi trực tiếp lên vùng da bị bỏng. Ngày có thể bôi làm nhiều lần giúp làm dịu đi vết bỏng và làm lành da nhanh.
Ngăn ngừa một số loại ung thư
Sung chứa chất xơ hòa tan có tên gọi là pectin. Khi chất xơ này đi qua hệ tiêu hóa sẽ cuốn sạch cholesterol dư thừa và bài tiết ra ngoài cơ thể. Ngoài ra pectin còn giúp ích thích nhu động ruột khỏe mạnh, nhuận tràng do vậy có thể ngăn cản một số loại ung thư vùng bụng như ung thư ruột kết.
Bài thuốc ngăn ngừa ung thư dạ dày, ruột: Mỗi bữa ăn tráng miệng bằng 5 quả sung tươi. Hoặc sắc 20g sung khô với nước rồi uống hàng ngày.
Bài thuốc ngăn ngừa ung thư phổi: 20 quả sung xanh + chè xanh 10g. Cho 2 nguyên liệu này vào nồi, thêm nước và đun sôi trong vòng 15 phút. Uống nước này thay nước trà hàng ngày. Công dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư phổi ở giai đoạn đầu sử dụng sẽ rất tốt.
Ngăn ngừa ung thư thực quản: 500g quả sung tươi + 100g thịt nạc hầm trong 30 phút. Ăn liên tục để có hiệu quả tốt nhất.
Ung thư bàng quang: Trái sung xanh 30g (khô) + 15g mộc thông, sắc nước uống trong ngày.
Trị cơ thể yếu mệt do khí huyết kém
Bài thuốc bao gồm: 200g lá sung bánh tẻ, hoài sơn (sao vàng), đảng sâm, liên nhục, thục địa (chích gừng), hà thủ ô đỏ (chế), táo nhân (sao đen), ngải cứu tươi, mỗi vị thuốc này lấy 100g. Tán mịn tất cả các vị thuốc, riêng ngải cứu sắc lấy nước + thêm mât ong viên lại thành viên có đường kính 5mm.
Cách sử dụng: Người lớn uống ngày 2-3 lần, mỗi lần dùng 10-12 viên. Trẻ em dùng 5-10 viên. Liều lượng sẽ điều chỉnh tăng giảm theo độ tuổi.
Cây sung trị bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu nếu không điều trị đúng cách có thể để lại sẹo lõm xấu xí trên toàn bộ cơ thể và khó có thể hồi phục lại như ban đầu. Tuy nhiên với bài thuốc trị thủy đậu từ cây sung thì da sẽ nhẵn nhụi, không có sẹo và không hề tốn kém.
Bài thuốc 1: Lấy 100-150g lá sung tươi, sắc lấy nước. Dùng khăn mềm hoặc bông thấm nước này bôi lên vùng da nổi nốt thủy đậu, thoa từ 3-5 lần/ngày
Bài thuốc 2: Bóc một mảng vỏ cây sung, cỡ 2 bàn tay. Cạo sạch lớp vỏ cứng bên ngoài rồi dùng búa đập dập vỏ sung cho vào nồi nấu. Khi nước vẫn còn ấm thì dùng để tắm. Áp dụng liên tục từ 3-5 ngày sẽ giúp da nhẵn mịn.
Chữa đau họng do viêm họng
Người thường xuyên bị viêm họng nên chuẩn bị sẵn bài thuốc chữa viêm họng này ngay tại nhà, tác dụng sẽ cực nhanh chỉ sau vài lần dùng.
Dùng sung xanh phơi khô và tán thành bột mịn, ngậm vào trong miệng và nuốt dần. Cứ 30-40 phút lại lấy một ít bột ngậm cho tới khi khỏi hẳn.Cây sung chữa bệnh khản tiếng
Khi bị khản tiếng bạn chỉ cần dùng 20g quả sung sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong rồi uống làm nhiều lần trong ngày. Nên dùng lúc nước sắc này còn ấm thì sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn.
Cây sung chữa táo bón
Nhiều người đã biết tới công dụng trị tiêu chảy của lá sung nhưng lại không hề biết quả sung còn giúp trị táo bón cực nhạy. Dùng 10 quả sung xanh tươi hoặc khô + lòng lợn nấu thành canh và ăn liên tục cho tới khi hết táo bón.
Quả sung chữa trĩ
Dùng 10-20 trái sung, nếu không có quả bạn có thể dùng 30-40g rễ sung hoặc lá sung nấu với 2 lít nước. Buổi tối trước khi đi ngủ dùng nước này để xông và rửa hậu môn. Dùng liên tục 7 ngày sẽ có tác dụng.
Quả sung chữa loét dạ dày, hành trá tràng
Quả sung phơi khô, tán thành bột, uống làm 3 lần/ngày, mỗi lần 5g. Sử dụng liên tục trong 10 ngày rồi nghỉ 3-4 ngày và uống tiếp 10 ngày nữa.
Chữa mụn cơm (mụn cóc)
Lấy dao khía, cắt vào lá sung hoặc cành sung để lấy nhựa, bôi trực tiếp nhựa sung vào vết mụn cơm (mụn cóc), bôi 2 lần/ngày. Chỉ cần 5-6 ngày mụn cơm sẽ rụng.
Lá sung chữa zona
Lá sung rửa sạch, lau khô, cắt nhỏ + thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn đắp trực tiếp vào vùng da zona. Khi lớp lá này khô sẽ thay và đắp tiếp lớp khác.
Nhựa sung chữa mụn nhọt
Lấy nhựa sung bôi trực tiếp lên vùng da mụn nhọt, chỗ sưng đau và bôi làm nhiều lần trong ngày. Có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da mụn.
Giúp lợi sữa
120g trái sung tươi vùng 500g móng lợn, đem hầm nhừ chia làm nhiều bữa trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
Kiểm soát đường huyết
Sung có chứa nhiều kali giúp cân bằng lượng đường huyết hấp thu vào cơ thể sau bữa ăn, ngăn ngừa tình trạng tăng – giảm đường huyết thất thường bằng cách uống nước lá sung hàng ngày
Phòng chống tăng huyết áp
Sung chứa nhiều chất kali và ít natri giúp chống lại tác động của bệnh huyết áp cao. Chỉ cần ăn quả sung tươi mỗi ngày hoặc nấu sung cùng với các món ăn kho, nấu, xào để ngăn ngừa tăng huyết áp.
Chữa nhức đầu
Bôi nhựa sung vào tờ giấy nhỏ rồi dán lên hai bên thái dương. Ngoài ra có thể ăn lá sung non hoặc trước khi đi ngủ uống 5ml nhựa cây sung hòa với nước.
Giới thiệu về cây sung
Tên khoa học của sung là Ficus racemosa. Cây sung thuộc họ dâu tằm. Quả sung còn được gọi là mật quả, ánh nhật quả, vô hoa quả,… Quả sung khi còn non có nhiều nhựa nên vị chát. Quả khi chín sẽ có vị khá ngọt và ruột màu đỏ, thường mọc thành từng chùm ở cành hoặc ở trên thân cây.
Đối với nhiều người, loại quả dân dã này hẳn đã trở nên vô cùng quen thuộc khi có mặt trong nhiều món ăn hằng ngày. Lá sung, lộc sung dùng để ăn kèm với các món thịt, gỏi, hoặc gói nem. Quả sung chấm muối ăn sống là món “tủ” của trẻ con. Sung đem cắt lát ra, muối như muối cà, ăn kèm với cơm đem lại vị thanh mát, lạ miệng.
Đặc điểm của quả sung
Tuy nhiên, bên cạnh công dụng là để ăn, quả sung còn có có tác dụng để làm thuốc. Có rất nhiều bài thuốc trị bệnh rất hữu hiệu mà không phải ai cũng biết. Các thầy thuốc Đông y cho biết quả cây sung có tính mát, vị ngọt, quả xanh vị hơi chát, nhiều nhựa. Vị thuốc này có công dụng lợi tiểu, thông huyết, bổ máu, sát trùng vết thương, trị vết bỏng, vết ngứa, viêm loét, chữa bệnh trĩ, bí đại tiện,.. Quả sung xanh chữa tiêu chảy và còn giúp sản phụ lợi sữa hơn.
Thành phần hóa học
Sung bao gồm nhiều thành phần hóa học rất có lợi cho cơ thể con người. Trong 100g quả sung chín có chứa 0,4g chất béo; 0,8g protein; 19g bột đường; 1,2g chất xơ; nước. Bên cạnh đó còn một số khoáng chất, vi chất như Canxi, Natri, Photpho, Sắt,.. cùng với các vitamin có lợi như C, B1, B2, PP,…
Phân bố
Cây sung thường được trồng nhiều ở những nước có khí hậu tương đối ấm áp như Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, Australia,… Cây sung thường sống tại những nơi có nhiều nước hoặc độ ẩm cao như gần sông, hồ,… Ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cây sung to lớn, trĩu quả ở cạnh bờ ao, bờ hồ,..
Cách thu hái, bảo quản sung
Quả của cây sung được thường được thu hái trực tiếp. Sung thường chín vào khoảng tháng 8 đến tháng 10, do đó đây là thời gian thích hợp để hái sung ăn hoặc làm thuốc. Sau khi hái xong bạn đem rửa sạch, có thể đem ngâm muối cho sạch bụi bẩn và mủ sung. Tiếp theo có thể ăn sống, hoặc cắt lát ra làm sung muối, hoặc đem sấy khô để dùng sau này. Bạn nên bỏ sung vào hũ, bình,.., bảo quản nơi khô mát để đảm bảo chất lượng của sung.
Lưu ý khi ăn quả sung
Người bệnh thận nên cẩn trọng khi ăn trái sung do quả sung chứa oxalate – hợp chất này có thể gây hại khi tích tụ trong máu. Đối với người khỏe mạnh, thận sẽ loại bỏ các hợp chất này ra khỏi cơ thể nhưng đối với người thận yếu sẽ không thể thực hiện được chứ năng này.
Ăn quá nhiều sung còn có thể làm ảnh hưởng tới chức năng của thận và mật. Do vậy nên ăn với số lượng vừa đủ.
Kết
Trên đây là những thông tin về thành phần, công dụng, các bài thuốc chứa quả sung do baokhuyennong.com tổng hợp và gửi đến các bạn. Tác dụng phụ cũng như một số lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hi vọng đây sẽ là bài viết bổ ích cho bạn. Hãy cùng theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để có những kiến thức mới nhé!