Cây Sen Đá – Đặc điểm, Công dụng và cách chăm sóc cây sen đá

Cây Sen Đá nhỏ nhỏ xinh xinh hiện đang là một trong những loại cây được giới trẻ nói riêng và người Việt nói chung khá ưa thích. Tuy nhiên để có những kiến thức đầy đủ về loài cây này thì không phải người nào cũng làm được. Hôm nay, bạn sẽ tiếp thu được những thông tin bổ ích về ý nghĩa, cách trồng cũng như chăm sóc sen đá qua bài viết dưới đây.

Cây Sen Đá
Cây Sen Đá

Cây sen đá là gì?

Cây sen đá hay còn gọi là Liên đài, hoa đá (Tên tiếng Anh là Succulent) là loài rất dễ sống, phát triển chậm và sống lâu, không đòi hỏi được chăm sóc thường xuyên. Sen đá là giống cây nhỏ, gần như không có thân mà chỉ thấy lá, là giống cây mọng nước và đặc biệt lá thường xếp thành hình như những bông hoa, nhất là hoa sen. Loài cây này ưa mọc trên đá, sỏi, nhưng nơi khô cằn nên mới được gọi là hoa sen đá. Bên cạnh đó, hoa sen đá rất dễ trồng, nó có thể thích nghi với mọi loại khí hậu, mọi địa hình và sống quanh năm, khi lá rụng có thể nảy chồi từ đó và mọc lên cây mới. Chính vì thế cây sen đá mang ý nghĩa về một tình yêu bền chặt, trọn đời, vĩnh cửu không thay đổi…

Tại Việt Nam, sen đá rất được ưa chuộng bởi đây là loại cây mới lạ có kỹ thuật trồng đơn giản và dễ chăm sóc. Sen đá có thể dễ dàng bố trí kết hợp với rất nhiều loại vật liệu chứa khác nhau để trở thành vật trang trí trong nhà như: Bình hoa tiểu cảnh thủy sinh, Tranh sen đá treo tường, lọ sen đá mini trang trí bàn làm việc…

Cây Sen Đá - Đặc điểm, Công dụng và cách chăm sóc cây sen đá 1

Lá cây sen đá nhỏ mọng nước, xếp vòng tròn quanh tâm thành hoa như hoa sen, trông rất đẹp và xinh xắn. Khi đón nhiều nắng, lá cây chuyển màu nâu đỏ thậm chí màu tím biếc, có lẽ chính vì thế mà khi được nhập về Việt Nam, cây được gọi ngay là hoa sen đá.

Sen đá là loài cây ưa nắng, thường sống ở các vùng đất khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng và khô nóng như sa mạc, vùng núi đá. Lá cây dày, mọng chính là để tích nước duy tri sự sống qua những ngày hạn kéo dài.

Ý nghĩa cây sen đá

Ý nghĩa về tình yêu bất diệt

Do những đặc điểm sinh học nêu trên của cây nên Sen đá mang ý nghĩa như loài hoa tượng trưng cho tình yêu bền vững, trọn đời không thay đổi. Từ sức sống mãnh liệt của loài cây này mà con người ta gửi gắm vào đó những ước mơ, nguyện cầu về một thứ tình yêu bất diệt, trường tồn với thời gian.

Cây Sen Đá - Đặc điểm, Công dụng và cách chăm sóc cây sen đá 2

Cây hoa đá khi được dùng làm quà tặng cho người thương yêu sẽ mang tới cho đối phương cảm giác được yêu , được chờ đón khiến người ấy luôn nhớ nhung về bạn mỗi khi nhìn thấy chậu cây nhỏ xinh này. Và lời nhắn nhủ mong muốn tình yêu ấy sẽ mãi bền lâu, bất diệt và ngày càng sâu đậm hơn nữa!

Ý nghĩa vẻ đẹp đặc biệt

Bản thân cây hoa đá  có thân và lá đã là những bông hoa xòe tán rộng đẹp quanh năm nhưng nó còn ra hoa nữa. Những bông hoa sen đá màu sắc rất rực rỡ, nổi bật, lâu tàn và đẹp lạ. Như vậy là hoa trong hoa , một vẻ đẹp hiếm thấy trong tất cả các loài hoa càng làm nổi bật thêm ý nghĩa và giá trị của loài hoa này.

Hình dánh loài sen đá thường nhỏ nhắn xinh xắn thích hợp trang trí nội thất văn phòng, căn hộ, nhà hàng, khách sạn… Là món quà độc đáo và vô cùng ý nghĩa cho bạn bè và người thân yêu của bạn. Cây có sức sống tốt, khỏe khoắn và dễ dàng chăm sóc, không cần phải tưới nước hàng ngày. Quà tặng cây sen đá luôn kèm theo hàm ý mong muốn tốt đẹp về sức khỏe, tỉnh cảm bền lâu đến người nhân.

Cây Sen Đá - Đặc điểm, Công dụng và cách chăm sóc cây sen đá 3

Ý nghĩa phong thủy

Ý nghĩa hoa sen đá, cây liên đài theo quan niệm phong thủy thì hoa được tạo thành từ những cánh lá xếp đan vào nhau như thể hình đài sen phật quan âm bồ tát ngồi lên. Hình đài hoa tượng trưng cho sự may mắn, phú quý tài vận vào nhà. Khi trưng bày cây hoa đá trong phòng làm việc. Ngoài việc giúp cho công việc thăng tiến cao hơn, cây còn giúp cho quan hệ giữa bạn và sếp, đồng nghiệp gắn bó hơn. Sự nghiệp của bạn cũng từ ấy mà đi lên nhanh chóng. Trong không gian phòng khách tại gia đình một cây sen đá cũng nên được trưng bày vì nó mang lại không gian xanh cho gia đình bạn. Cây xua tan đi những phiền muộn trong cuộc sống khiến cho cuộc sống gia đình ngày càng hạnh phúc

Sen đá và xương rồng là những loại cây không có vẻ đẹp nổi bật như những loài hoa khác, không quyến rũ như mẫu đơn, cũng không kiêu sa như hoa hồng, không rạng ngời như hướng dương, không thanh tao tinh tế như hoa lan cũng không mong manh tinh khiết như hoa cúc. Thế nhưng nó lại hấp dẫn người khác bởi sức sống dẻo dai, bền bỉ, biểu tượng cho đức tính kiên trì và quật cường.

Cây Sen Đá - Đặc điểm, Công dụng và cách chăm sóc cây sen đá 4

 Lợi ích của sen đá

Trưng bày tiểu cảnh xanh

Sen đá không yêu cầu tốn công chăm sóc, rất phù hợp trồng trong chậu và tạo những góc xinh xắn, bắt mắt cho phòng khách, khách sạn hay văn phòng. Chỉ cần ngắm dáng cây nhỏ nhắn nhưng đầy sức sống rắn rỏi, cứng cáp, mọi mệt mỏi, muộn phiền, stress cũng dần tan biến, giúp ta có thêm niềm tin, hăng say sống và làm việc.

Một vài chậu sen đá trên bậu cửa sổ hay ở ban công, lan can sẽ tô điểm thêm cho ngôi nhà hay phòng làm việc những màu sắc trẻ trung, độc đáo.

Làm tranh sen đá treo tường

Khi nhìn những bức tranh sống động với cánh lá xanh mướt tươi mơn mởn, tâm hồn sẽ thoải mái, lắng dịu lại, giảm stress trong công việc, giúp năng lượng đủ cho cả ngày làm việc.

Làm tranh sen đá treo tường
Làm tranh sen đá treo tường

Làm quà tặng tân gia, sinh nhật ý nghĩa

Hoa sen đá tượng trưng cho sự bền lâu, vĩnh cửu, thích hợp để tặng cho người thân thiết với mình. Là tình bạn, đó là sự gắn bó lâu dài, là tình yêu, đó là lời hứa hẹn về một tình yêu vĩnh cửu và tương lai của cả 2 người. Còn gì ý nghĩa hơn khi tặng một chậu sen đá để truyền đạt tâm ý cũng như mong ước về sự thân thiết, bất tử trong tình cảm.

Trang trí hoa cưới sen đá cá tính

Ngày nay, nhiều cô dâu chú rể thích loại hoa này vì vẻ đẹp mạnh mẽ, cá tính và các cặp đôi không ngại ngần sử dụng sen đá để tô điểm cho không gian đám cưới.

Chỉ cần một cánh hoa bị héo thì đã có cánh khác mọc lên, giống như sức sống mãnh liệt và bất diệt của tình yêu, con người. Toàn thân chỉ một màu xanh lá, mang vẻ đẹp kín đáo, tinh khôi, không hề phô trương nhưng vẫn rất bắt mắt, vì vậy người ta còn dùng sen đá để làm những bó hoa cưới cầm tay cho cô dâu vô cùng độc đáo và ý nghĩa, tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu.

Cây Sen Đá - Đặc điểm, Công dụng và cách chăm sóc cây sen đá 5

Với cô dâu yêu thiên nhiên, một bó hoa nhiều màu kết hợp cùng hoa sen đá sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Sen đá thường phổ biến với màu xanh, tím nhạt nên dễ kết kèm với các loại hoa rực rỡ khác. Nếu yêu màu xanh, cô dâu nên chọn bó hoa hoàn toàn từ sen đá, nhưng nếu muốn nổi bật, rực rỡ, bạn đừng quên điểm thêm các loại hoa màu sắc.

Hoa cài áo cho chú rể thường là cụm hoa nhỏ xinh xắn, tạo điểm nhấn cho áo vest, nên uyên ương cần chọn bông sen đá nhỏ. Loại hoa này phù hợp với chú rể vì sẽ làm nổi bật vẻ nam tính, mạnh mẽ của tân lang trong ngày cưới.

Hoa đá cũng giống như xương rồng và một số loài cây để bàn khác. Trong lá cây có những tế bào thực vật hút được tia bức xạ từ máy tính và các thiết bị điện tử, cây khi quang hợp giúp đào thải khí Co2 và bổ xung thêm ôxy rất tốt cho sức khỏe. Khi để một chậu cây sen đá trên bàn làm việc sẽ giúp cho sức khỏe của bạn được cải thiện, bạn sẽ tránh được những nguy cơ có thể mắc phải khi tiếp xúc thời gian dài với tia bức xạ, điện từ…

Các cách nhân giống sen đá sen đá?

Sen đá rất dễ sống và có thể nhân giống qua mọi bộ phận của cây, cơ bản có 5 cách:

  • Nhân giống bằng mô
  • Nhân giống bằng hạt
  • Nhân giống bằng lá
  • Nhân giống bằng cành
  • Nhân giống bằng gốc

Trong đó nhân giống bằng lá là đơn giản và dễ làm nhất: Khi cây sen đá cao lên do thiếu nắng, ta chọn những lá già bên dưới để nhân giống. Ngắt lá ra ngoài và để tầm 4-5 ngày và đặt vào đất ẩm, sau vài tuần hoặc vài tháng, nó sẽ ra rễ và các lá mầm nhú lên.

Phần đầu thân trên ta cắt rồi cũng để khô 4-5 ngày rồi cắm vào đất, phần gốc còn lại cũng sẽ lên cây con. Những cách nhân giống còn lại (bằng mô và hạt) thì đòi hỏi kĩ thuật cao và tỉ lệ sống rất ít nên ít được áp dụng.

Cây Sen Đá - Đặc điểm, Công dụng và cách chăm sóc cây sen đá 6

Để có 1 cây sen đá giống, rất đơn giản, chúng không cần cầu kỳ như những cây khác, chỉ cần lấy 1 cái lá của cây (chọn loại lá bánh tẻ hoặc hơi già 1 chút) sau đó để lá sen đá ở nơi cát ẩm hoặc đất ẩm, hoặc những nơi có bóng mát và một chút độ ẩm. Sau khoảng 1-2 tuần từ cuống lá sẽ mọc lên những mầm trồi. Khi đó có thể mang lá đã nảy mầm đi trồng, nhưng người trồng hoa phải hết sức cẩn thận với những mầm sen đá này vì chúng rất dễ bị gãy, để cho an toàn thì nên để khoảng 1-2 tháng chờ cho mầm đã thành cây cứng lúc đó đem trồng sẽ an toàn hơn.

Kỹ thuật trồng sen đá

Các yếu tố đất, nắng, gió, nhiệt độ và cách tưới sẽ quyết định độ đẹp của cây sen đá nói riêng và những loại cây mọng nước nói chung.

Ánh sáng, nắng

Cũng như hầu hết các loại cây mọng nước, sen đá cần nhiều ánh sáng, thường ít nhất 2 giờ ngoài nắng 1 ngày. Sen đá cần ánh sáng để phát triển, nếu để trong phòng thì 2 ngày phải mang ra phơi sáng một lần để cây tránh bị rụng lá.

Tránh nắng gắt buổi trưa từ 11 – 2h. Tốt nhất là phơi từ sớm đến 11h trưa rồi đem vào bóng râm, sen sẽ đẹp rực rỡ, phơi nắng chiều sen sẽ không đẹp bằng.

Cây Sen Đá - Đặc điểm, Công dụng và cách chăm sóc cây sen đá 7

Nước

Sen đá là loài ưa nóng, khô và cần nhiều nắng hơn là cần nước. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chỉ nên tưới đủ ẩm để tránh thối rễ và lá, tuyệt đối không để nước đọng lại trên lá. Chỉ nên dùng nước máy hoặc nước giếng thông thường để tưới cho sen đá. Tưới nước cho ngấm đủ xuống tới rễ cây khoảng ¾ chậu hoa, không nên để nước đọng lên ngọn cây nếu để cây nơi nhiệt độ thấp vì như vậy sẽ gây úng lá.

Khi cây sen đá đã phát triển ổn định thì có thể tưới 2-4 lần một ngày nếu thời tiết khô, những ngày mưa hoặc thời tiết mát mẻ chỉ cần tưới 1-2 lần một tuần (Do bộ rễ của sen đá có khả năng hút ẩm trong không khí rất tốt). Lượng nước tưới nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào loại đất trồng. Đất thịt như đất phù sa, đất mùn thì khả năng giữ nước tốt, thoát nước kém nên chỉ cần tưới nước 3-4 ngày một lần.

Đối với những loại cây trồng trong nhà, ít nắng, ít gió, nên chú ý chỉ tưới nước khi đất khô và chậu nhấc lên nhẹ hẳn (ít nhất là 1 tuần mới tưới 1 lần).

Tránh nước mưa rơi vào chậu gây ngập úng và có thể sinh nấm hại rễ cho cây. Hạn chế rải sỏi lên mặt chậu. Sỏi sẽ chặn quá trình bốc hơi nước, vô tình làm úng rễ. Các bạn có thể thay sỏi bằng viên đất nung để cố định gốc cây mà vẫn đảm bảo thoát nước tốt.

Đất trồng

Chậu hoa sen đá chủ yếu cần loại đất có khả năng thoát nước tốt để tránh bị úng dễ, có thể dùng hỗn hợp tro trấu, xỉ than tổ ong đập vụn trộn với phân bò với tỉ lệ 1:1. Cũng có thể dùng hỗn hợp các thành phần: tro, đất pha cát, phân bò. Hoặc đơn giản hơn có thể trộn cát, sỏi, đất pha cát và phân. Điều quan trọng là hỗn hợp đất này cần thoát nước nhanh, không giữ nước để không gây ngập úng cây.

Bón phân và dinh dưỡng

Sen đá không yêu cầu nhiều về dinh dưỡng, tuy nhiên để cây khỏe đẹp và phát triển tốt bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân tan chậm, phân bón qua lá (20-20-20), phân dynamic hàng tháng. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho cây không bị thiếu chất dinh dưỡng định kỳ mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần.

Đối với chậu nhỏ vừa, các bạn rải 5 – 10 viên phân tam chậm lên mặt chậu trong 1 tháng. Phân sẽ tan trong mỗi lần các bạn tưới nước.

Các bạn nào không có điều kiện mua phân tan chậm có thễ ra cửa hàng cây kiểng gần nhà mua phan bón NPK tỉ lệ 20 – 20 – 20 pha vào nước tưới lên lá và gốc cây định kỳ 2 tuần/lần. Với liều lượng loãng hơn chỉ định.

Những ai không có điều kiện nữa, thì pha thật loãng sữa đậu nành, hoặc bia với nước để tưới tạm cũng được.

Cách trộn đất trồng cho sen đá với xỉ than tổ ong

Sen đá và xương rồng là 2 loại cây mọng nước và có sức sống mãnh liệt, mặc dù mọi người thường quan niệm “hoa đá trồng đất nào cũng sống”, nhưng để phát triển tốt nhất, điều quan trọng vẫn là đất trồng cần thoát nước và thoáng khí. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu cây bị bệnh để phòng bệnh kịp thời.

Dưới đâ chia sẻ chi tiết về cách trộn đất trồng cũng như cách phòng bệnh cho sen đá của một nghệ nhân trồng sen đá lâu năm tại Hà Nội.

Cây sen đá
Cây sen đá

Đá Perlite là gì?

Đá Perlite hay còn gọi là đá trân châu, đá núi lửa, đá nham thạch. Là loại đá trơ chứa thành phần Silic cao và nhiều khoáng chất khác, được hình thành ở nhiệt độ cao trong dòng dung nham núi lửa. Đá trân châu có dạng thể hang (dạng xốp) nên tuy có thể tích lớn nhưng cực kỳ nhẹ. Đá Perlite đã được các nước phát triển như Mỹ, Israel, Canada sử dụng từ rất lâu để trồng hoa, trồng rau, trồng thủy canh.

Đá nham thạch Perlite xốp và rỗng giúp ngăn chặn sự nén chặt đất, cải thiện thoát nước và thoáng khí nên cho phép nước dễ dàng đi qua hệ thống rễ cây. Giúp cây đủ nước và giảm ngay tình trạng ngập úng gây hiện tượng thối rễ và nấm phát triển nên được sử dụng để trộn với đất trồng khi trồng hoa và rau.

Vì thế đá núi lửa Perlite được sử dụng rất nhiều để trồng lan, trồng hoa hồng, sen đá hay xương rồng… Các loại cây có bộ rễ cần sự thoáng khí, và độ ẩm.

Cách xử lý xỉ than tổ ong làm giá thể cho sen đá thay đá núi lửa Perlite.

Xỉ than tổ ong là nguyên liệu rẻ tiền nhất dễ kiếm và cũng là thành phần chính trong đất trồng thay thế cho đá núi lửa Perlite. Mọi người có thể lấy xỉ than và sơ chế xỉ than bằng cách đập nhỏ và lọc lấy sỉ nhỏ cỡ viên sỏi. Tuy nhiên, xỉ than không nên nhỏ quá, kích thước mỗi hạt bằng ngón tay út là đạt tiêu chuẩn.

Xỉ than sau khi sàng loại, mọi người hãy ngâm vào thùng xốp ít nhất 1 ngày để loại bớt phèn, hoặc tốt nhất ngâm 1 tuần và mỗi ngày thay nước 1 lần. Nếu có thể, mọi người cho nước vôi trong vào thùng ngâm.

Cách pha trộn chất trồng sen đá

Bước 1: Mọi người cần chuẩn bị một số thành phần cơ bản như: vỏ trấu, xỉ than tổ ong, phân bò đã qua xử lý.

– Về vỏ trấu: Có thể sử dụng vỏ trấu tươi, trấu hun hoặc vỏ trấu đã ủ qua một thời gian, đã hoai mục, hoặc kết hợp tất cả.

– Về xỉ than: Chọn những viên than ít thành phần bùn nhất, có màu xám ánh xanh ở giữa vì khi xử lý chất bùn sẽ vụn ra, nếu không sàng lọc bớt sẽ làm bí đất trồng sau này. Các hạt xỉ than cỡ lớn sẽ giúp tạo ra các khoảng trống trong đất, giúp đất tơi xốp hơn.

Bước 2: Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của sen đá, pha trộn với các kiểu hỗn hợp cơ như sau:

– Hỗn hợp 1: 1 phân bò: 1,5 vỏ trấu: 4 xỉ than

– Hỗn hợp 2: 1 phân bò: 2 vỏ trấu: 5 xỉ than

– Hỗn hợp 3: 1 phân bò: 6 xỉ than

Cách thức pha trộn nên linh hoạt, tuỳ thuộc nhiều vào loại cây sen đá mà mình trồng. Mọi người nên trộn thêm nấm Tricoderma vì nó giúp tiêu diệt các mầm bệnh nhưng vẫn giữ lại các men vi sinh vật tốt có trong phân. Nấm Tricoderma còn giúp tăng cường hệ vi sinh vật có trong đất, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng giúp cây đạt năng suất cao.

Bước 3: Sử dụng các miếng xốp bẻ vụn để lót đáy chậu, tránh nước đọng ở đáy chậu. Lớp xốp chiếm 1/4 chiều cao của chậu là vừa.

Bước 4: Tiếp đến, rải một lớp chất trồng mịn lên phía trên. Lưu ý, lớp chất trồng dày mỏng phụ thuộc vào kích thước bộ rễ cây trồng. Thông thường, lớp này cũng chiếm khoảng 1/4 chiều cao của chậu. Đối với những cây rễ sát gốc, cây thấp thì lớp đất này thấp hơn miệng chậu khoảng 3cm.

Bước 5: Đặt cây rồi đổ hỗn hợp đã trộn với xỉ than bên trên, nhẹ nhàng vỗ quanh chậu, khi đã cố định vị trí của cây, mọi người hãy phủ 1 lớp xỉ than thô lên mặt và xung quanh cây. Lớp xỉ phủ mặt có tác dụng cố định cây, giảm bốc hơi nước và khi tưới nước không bị bắn xung quanh.

Lưu ý: Với một số địa phương khó tìm chất trồng này, mọi người có thể thay xỉ than bằng đá nham thạch, gạch non vụn, viên đất nung (sỏi siêu nhẹ), đá perlite, than củi hoặc thay trấu hun bằng cành, lá cây hoai mục với tỷ lệ pha tương tự ở trên.

Cách chăm sóc sen đá

Cách chăm sóc sen đá
Cách chăm sóc sen đá

Chỉ nên dùng nước máy hoặc nước giếng thông thường để tưới cho sen đá. Tưới nước cho ngấm đủ xuống rễ cây khoảng ¾ chậu hoa, không nên để nước đọng lên ngọn cây nếu để cây nơi nhiệt độ thấp vì như vậy sẽ gây úng lá. Tùy thuộc vào thời tiết có thể tưới 2-4 lần một ngày nếu thời tiết khô, những ngày mưa hoặc thời tiết mát mẻ chỉ cần tưới 1-2 lần một tuần. Lượng nước tưới nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào loại đất trồng. Đất thịt như đất phù sa, đất mùn thì khả năng giữ nước tốt, thoát nước kém nên chỉ cần tưới nước 3-4 ngày một lần.

Các loại bệnh thường gặp của sen đá? Phòng bệnh cho sen đá

Sâu bệnh thông thường là rệp sáp. Rệp chỉ xuất hiện khi có kiến tha nó tới. Các bạn thấy kiến bò nhiều chỗ trồng cây thì nên kiểm tra để diệt rệp kịp lúc. Diệt kiến trước, diệp rệp sau: dùng nước rửa chén phan thật loãng, lấy bàn chải đánh răng cũ chấm dung dịch đó chà vào các chỗ rệp bám cho thật sạch, định kỳ mỗi tuần như vậy cho tới khi cây hết hẳn.

Ngoài ra, cây sen đá còn hay bị thối nhũn, rỉ sắt, thán thư… nguyên nhân đầu tiên là do cây ít được phơi nắng. Để trị bệnh và phòng bệnh, các bạn ra cửa hàng  hỏi mua thuốc trị nấm cho lan Hồ Điệp, dùng liều loãng hơn chỉ định, tưới định kỳ 1 tuần/lần trong 1 tháng.

Các loại bệnh thường gặp của sen đá? Phòng bệnh cho sen đá
Các loại bệnh thường gặp của sen đá? Phòng bệnh cho sen đá

Tác động từ thiên nhiên là khí hậu. Sen đá gần như bất tử trước thiên nhiên nơi nó sinh ra. Nếu nó sống ở một nơi nào đó không phù hợp với nó, nó sẽ chết, chỉ có thể là con người đã mang nó tới những nơi khác, và chỉ có tác động từ con người mới khiến sen đá chết.

Tác động từ con người chính là việc bạn trồng và chăm sóc nó như thế nào. Trồng khó hơn chăm sóc rất nhiều, nếu trồng không đúng cách, bạn chăm sóc đến mấy cây cũng sẽ chết. Và nếu chăm sóc loại sen đá nào không phù hợp với khí hậu bạn đang sống, thì có chăm sóc đến mấy cây cũng sẽ chết.

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến Sen Đá chết:

  • Trồng bằng đất không thoáng
  • Trồng vào chậu không có lỗ thoát nước hoặc các loại bình thuỷ tinh
  • Trộn các loại sen đá với nhau hoặc trộn sen đá với cây khác
  • Chọn các loại quá “đỏng đảnh” để chăm sóc
  • Để trong nhà
  • Chưa tìm hiểu kĩ về cây
  • Vi khuẩn, nấm bệnh và các loại sinh vật có hại

Xem thêm: Hoa lan phi điệp lá mít – Những thông tin cần biết liên quan đến hoa lan phi điệp lá mít

Kết

Trên đây là những thông tin về đăc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây sen đá do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Nếu thực sự yêu Sen Đá, chúng tôi khuyên bạn hãy tìm hiểu kĩ trước khi mua cây, đề tránh việc phí tiền mua cây mà làm cây sen đá chết. Hãy tập trồng và chăm sóc những loại khoẻ và dễ trồng trước, sau đó có thể chăm thêm các loại đẹp và đỏng đảnh hơn, và khi đã có kinh nghiệm, đôi khi bạn chỉ cần nhìn hình dáng là đã biết bắt bệnh cho sen đá và cách chăm của nó rồi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *