Cây Sài Đất – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Cây Sài Đất  được xem là thảo dược quý với nhiều công dụng như: điều trị các bệnh ngoài da, giảm sốt, ho, phòng bệnh ung thư, sởi,… được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không có kiến thức liên quan đến loại cây này, dẫn đến sử dụng sai cách, hiệu quả thấp. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết để có thể hiểu rõ hơn về loại cây này bạn nhé!

Giới thiệu chung về Cây Sài Đất

Nhiều người băn khoăn không biết cây sài đất là cây gì, nhận dạng đặc điểm loại cây này ra sao. Cây sài đất còn được gọi là cây Cúc nháp hoặc Húng trám. Đây là loại cây thuộc học Cúc Asteraceae, có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Khi nhai dược liệu có mùi vị giống rau húng, vì vậy chúng còn có tên gọi khác là húng trám.

Giới thiệu chung về Cây Sài Đất
Giới thiệu chung về Cây Sài Đất
  • Đặc điểm: Là cây thân thảo, mọc bò trên mặt đất, thân có màu xanh và có lá dính sát vào thân và mọc đối nhau. Lá cây sài đất có răng cưa nhỏ, mặt bên trên có lông. Hoa của dược liệu này có thể màu vàng tươi hoặc màu trắng, mọc thành từng chùm. Đây là loại cây mọc hoang, mọc tới đâu rễ tới đó và bám trên mặt đất.
  • Thành phần hóa học: Húng trám trong Đông y là loại thảo dược có vị ngọt, tính mát và hơi chua. Trong cây chữa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe như: caroten, saponin, silic, tanin, pectin, lignin… Một số hợp chất khác như: wedelolacton, norwedelic acid, dimethyl wedelolacton,… Qua các công trình nghiên cứu các nhà khoa học tìm thấy nhiều tinh dầu, chất béo và muối vô cơ có trong cây thuốc. Đặc biệt, cây còn chứa một loại hợp chất saponin triterpen hoạt động tương tự chất saponin ro có trong nhân sâm.

Dược liệu mọc ở đâu, gồm những loại nào?

Cây sài đất mọc ở đâu là băn khoăn của rất nhiều người. Húng tràm là loại cây ưa mát và mọc hoang ở nhiều nơi ở nước ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở ven đường, bờ ruộng hay ven các đồi đất ẩm ở miền Bắc. Ngoài ra đây các công ty, xí nghiệp cũng rất thích trồng cây này tại khuôn viên làm cảnh.

Cây Sài Đất - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 1

Dựa theo đặc điểm khác nhau mà người ta có thể chia dược liệu thành hai loại là loại hoa trắng và loại hoa vàng. Trong đó:

  • Cây sài đất hoa vàng: Với màu vàng đẹp mắt của hoa, thường xuyên bắt gặp mọc trên đường, sử dụng làm cây cảnh bên đường.
  • Cây sài đất hoa trắng: Loại cây này sử dụng trong các bài thuốc để chữa bệnh rôm sảy, bệnh viêm da hay sử dụng để thanh lọc cơ thể,…

Cây húng tràm thường được thu hoạch khoảng vào tháng 4, tháng 5 – đây cũng là thời kỳ cây đang ra hoa. Thông thường người ta sẽ thu hoạch cả lá, thân, hoa của húng tràm để làm thuốc. Bạn có thể sử dụng dược liệu ở dạng khô hoặc tươi đều được.

Phân biệt cây sài đất với cây khác

Cây sài đất có đặc điểm hình dáng bên ngoài tương đối giống với một số cây khác. Chính vì vậy mọi người thường bị nhầm lẫn mà chọn sai dẫn tới việc sử dụng không hiệu quả hoặc bị ngộ độc. Dưới đây là một số yếu tố bạn có thể nhớ để dễ dàng phân biệt chúng với loại cây khác:

  • Cây sài đất giả: Đây là loại cây có tên khoa học là Lippia Nodiflora. Một số đặc điểm nhận dạng là: cành cây gần như hình vuông, nhẵn và phía trên có phủ một lớp lông mỏng. Lá của cây hình bầu dục, phía ngoài rìa có răng cưa nhưng hoa của loại cây này có màu xanh nhạt. Nếu sử dụng phải cây này người dùng có thể bị ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng.
  • Cây lỗ địa cúc: Đây là cây thuộc họ nhà Cúc, có tên khoa học là Wedelia Prostrata. Giống cây này có thân nhẵn, bên ngoài có phủ lớp lông, lá cây ngắn hơn. Hoa của cây có màu vàng nhạt.

Cây Sài Đất - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 2

Cây sài đất có tác dụng gì – chuyên gia giải đáp

Theo bác sĩ Nguyễn Vân Anh, tác dụng chữa bệnh của cây sài đất được được YHCT chứng minh tính hiệu quả, an toàn. Đây là loại thảo dược có vị hơi chua, ngọt, thanh mát, chữa được nhiều bệnh. Người ta sử dụng dược liệu này trong việc hỗ trợ điều trị giảm sốt, giảm đau, tiêu viêm.

Ngoài ra cây thuốc này còn có tác dụng tốt trong việc chữa một số bệnh ngoài da như: viêm da, rôm sảy ở trẻ; chữa bệnh viêm bàng quang, viêm tuyến vú,… cho kết quả tích cực. Vị thuốc có tác dụng trong việc phòng chống một số loại bệnh về sởi, bạch hầu,…

Cây sài đất chữa bệnh gì, cách sử dụng cây sài đất

Sài đất là thảo dược có thể chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh bạn cần biết cách sử dụng cây thuốc. Bác sĩ Vân Anh sẽ hướng dẫn những bài thuốc chữa bệnh từ sài đất như sau:

  • Bài thuốc hạ sốt: Nguyên liệu gồm 50g húng tràm đem sao khô sau đó giã nát. Hòa thêm 350ml nước, uống trong ngày. Tận dụng phần bã đắp vào lòng bàn chân, cơ thể sẽ có thể hạ sốt.
  • Bài thuốc chữa viêm cơ: Dùng hỗn hợp gồm kim ngân hoa, bồ công anh mỗi vị 20g; thêm 16g cam thảo đất, 50g cây sài đất khô đem rửa sạch, để ráo nước. Thêm 750ml nước sắc thuốc lấy nước cốt uống Mỗi ngày dùng 1 thang chia đều 3 lần uống, phần bã sử dụng để đắp lên chỗ cơ bị viêm.
  • Bài thuốc chữa viêm bàng quang: Sử dụng mã đề, bồ công anh mỗi vị 20g; cam thảo đất 16g; sài đất tươi 35g. Cho tất cả nấu cùng 1000ml nước đến khi cạn còn 350ml nước thì tắt bếp. Chắt nước cốt uống mỗi ngày sau bữa trưa và bữa tối.
  • Bài thuốc chữa sốt xuất huyết: Húng tràm 30g; kim ngân hoa, lá sao đen, củ sắn dây mỗi vị 20g; hoa hòe, cam thảo đất mỗi vị 16g. Đem tất cả đun cùng 1000ml nước, đun nhỏ lửa cho tới khi còn 250ml thì được. Chắt nước cốt uống hàng ngày sau ăn sáng – trưa – tối. Nếu tình trạng sốt cao kéo dài thì thêm 20g củ tóc tiên vào bệnh sẽ thuyên giảm.
  • Dược liệu có công dụng trị rôm sảy cho trẻ: Sử dụng cây thuốc để tắm cho trẻ sơ sinh là bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho trẻ cực hiệu quả. Lấy một nắm húng tràm tươi đem vò nát sau đó nấu với nước để làm nước tắm cho trẻ. Sau khi tắm bằng nước lá tắm lại cho bé bằng nước sạch rồi lau khô cơ thể.
  • Chữa viêm tuyến vú: Nguyên liệu chuẩn bị gồm có kim ngân hoa, bồ công anh, thông thảo mỗi vị 20g; cam thảo 16g, sài đất 50g. Đem hỗn hợp trên đun sôi lấy nước cốt uống hàng ngày vào 3 bữa.
  • Điều trị ung thư môn vị: Cây sài đất, bạch hoa xà thiệt, bán chi liên lấy mỗi vị bằng nhau chừng 30g. Đem hỗn hợp này đi sắc với nước rồi chắt nước cốt uống 3 bữa trong ngày. Nên sử dụng thuốc khi ấm và không để qua đêm để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Chữa viêm chân răng: Sử dụng dược liệu dạng khô kết hợp 10g huyền sâm, 15g bán liên biên. Đem hỗn hợp đi sắc với nước, sử dụng làm nước uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị mụn, chàm, lở: Chuẩn bị sài đất 30g, khúc khắc 10g, kim ngân hoa 15g. Sau đó thêm cam thảo đất 16g để thang thuốc có dược tính tốt nhất. Đem sắc hỗn hợp rồi sử dụng thuốc trong ngày. Kiên trì thực hiện sau 1 tháng sẽ có kết quả khả thi.

Cây Sài Đất - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 3

  • Cây sài đất trị ngứa: Sử dụng sài đất, kim ngân hoa lượng bằng nhau mỗi vị 30g; thêm rau má, kinh giới mỗi thứ 15g; lá khế 10g rửa sạch, để ráo nước. Đem hỗn hợp đun với nước khoảng 3,5 tiếng rồi chắt lấy nước cốt. Đợi nước cốt nguội bớt rồi đem khăn xô thấm và lau khắp vùng da bị ngứa.
  • Trị ho ra máu, ho gà, cao huyết áp: Tùy theo thể trạng và cơ địa mỗi người, lấy từ 15 – 30g sài đất khô đem đun sôi lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng nước thay nước uống và kiên trì thực hiện trong 3 ngày liên tiếp để thấy kết quả tốt.
  • Chữa viêm phổi, viêm amidan: Sử dụng khoảng 20g sài đất khô. Thêm 3 bát nước sôi vào nồi đến khi cạn còn 1 bát là tắt bếp. Chắt lấy nước cốt và sử dụng trong ngày cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
  • Bài thuốc chữa viêm gan, vàng da: Chuẩn bị sài đất khô, nhân trần mỗi thứ 10g; thêm 5g kim ngân hoa. Đem hỗn hợp sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc điều trị cảm cúm: Kim ngân hoa lấy 30g; thêm kinh giới, sài đất, tía tô, cảm thảo đất, lá sinh khương mỗi vị 3g; mạn kinh 2g. Đem hỗn hợp đun với 3 bát nước, đun nhỏ lửa tới khi còn cạn 1 bát là được. Đem nước chia làm 2 lần sử dụng trong ngày để đạt hiệu quả cao.
  • Bài thuốc chữa khạc ra máu: Tử chu thảo, trắc bách diệp mỗi vị 15g; thêm 10g bách hợp, 30g sài đất. Đem tất cả sắc với nước, uống thành nhiều lần trong ngày.
  • Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc: Lấy khoảng 100 – 200g húng trám ăn như rau sống. Nên ăn rau kết hợp thịt hoặc cá trong bữa ăn hàng ngày để thanh nhiệt, giải độc.
  • Điều trị viêm da cơ địa: Chuẩn bị 16g cam thảo, 12g ké đầu ngựa, 15g kim ngân hoa. Thêm 30g sài đất đem đun sôi cùng 650ml nước tới khi cạn còn 250ml nước thì tắt bếp. Sử dụng nước cốt để uống hàng ngày thay nước lọc. Hoặc bạn có thể sử dụng 30g sài đất đun cùng 10g khúc khắc; thêm 20g bồ công anh, 15g kim ngân hoa. Đun hỗn hợp cho tới khi cạn còn khoảng 200ml nước là có thể sử dụng được.

Sử dụng dược liệu cần lưu ý điều gì?

Mức độ an toàn của dược liệu: Chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về tính an toàn khi sử dụng sài đất trong thời gian mang thai và cho con bú. Do vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng.

Tương tác có thể xảy ra: Thành phần trong cây sài đất có thể xảy ra một số tương tác với thuốc, thực phẩm chức năng hay loại dược liệu khác. Để đảm bảo an toàn bạn cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Cây Sài Đất - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 4

Ngoài ra trong quá trình sử dụng bạn cần ghi nhớ một số lưu ý như sau:

  • Sử dụng đúng liệu lượng, không lạm dụng
  • Không sử dụng dược liệu đã pha sắc để qua đêm
  • Chú ý bảo quản dược liệu đúng cách, khi có hiện tượng ẩm mốc cần bỏ, nếu sử dụng có thể bị tiêu chảy, buồn nôn.
  • Không nên sử dụng sài đất chung với thuốc đang uống.
  • Những người có làn da nhạy cảm thì nên đắp thử một chút sài đất lên trên cổ tay. Nếu sau 24h không thấy hiện tượng gì thì có thể sử dụng.
  • Tìm mua dược liệu tại địa chỉ uy tín để không bị kích ứng khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Sài Đất do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Sài Đất là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *