Cây Sa Nhân – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Cây Sa Nhân là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ các chứng ăn không ngon, khó tiêu, tiêu chảy mạn tính rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Giới thiệu chung về Cây Sa Nhân

+ Tên khác: Súc sa mật, mắc nồng, mè trẻ bà, co nảnh (Tày)

+ Tên khoa học: Amomum vilosum Lour (sa nhân đỏ) và Amomum longiligulare T.L. Wu (sa nhân tím)

+ Họ: Gừng (Zingiberaceae)

+ Đặc điểm sinh thái của cây sa nhân

Giới thiệu chung về Cây Sa Nhân
Giới thiệu chung về Cây Sa Nhân

Sa nhân nhìn chung có nét giống cây riềng nhưng rễ không phát triển theo hướng mọc thành củ mà chỉ bò lan dưới lớp đất mỏng hoặc nổi trên mặt đất. Là loại cây thân thảo có chiều cao trung bình từ 2 – 3 m. Lá cây sa nhân có màu xanh thẫm, mặt nhẵn bóng và có chiều rộng 4 – 7 cm, dài 15 – 35 cm. Hoa của sa nhân có màu trắng đốm tím, mọc thành chùm ở gốc rễ. Ngọn mang hoa gần sát mặt đất, mỗi gốc có đến 3 – 6 chùm hoa và mỗi chùm có 4 – 6 hoa. Quả hình trứng to bằng đầu ngón tay cái. Mặt ngoài vỏ có gai rất đều, khi bóp mạnh sẽ tự vỡ thành 3 mảnh. Hạt sa nhân dính theo lối đinh phôi trung trụ.

+ Phân bố

Có thể tìm thấy cây sa nhân ở các nước như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan và Lào. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi, nhiều nhất ở miền núi phía Bắc và Trung. Cụ thể, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Bắc Giang, Tây Bắc, Thái Nguyên, Hòa Bình,…

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Quả sa nhân
  • Thu hái: Thường thu hoạch vào tháng 7 – 8
  • Chế biến: Quả sa nhân sau khi thu hoạch sẽ được đem phơi hoặc sấy khô. Nhiệt độ sấy hoặc phơi để quả đạt chất lượng tốt thường 40 – 50 độ C
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh mối mọt

+ Thành phần hóa học

Trong quả sa nhân có chứa khoảng 2 – 3% tinh dầu. Các thành phần hóa học chứa trong tinh dầu như: phelandren 2,3%, saponin 0,69%, d-camphor 33%, d-borneola 19%, I-limonen 7%, linalola, paraametoxyethylxinamat 1%, acetat bornyla 26,5%, pinen 1,8%,…

Vị thuốc

Giới thiệu chung về Cây Sa Nhân
Giới thiệu chung về Cây Sa Nhân

+ Tính vị

Vị cay và tính ấm

+ Quy kinh

Tác dụng vào kinh Thận, Vị và Tỳ

+ Tác dụng dược lý

Theo Y học cổ truyền, cây sa nhân có tác dụng kháng khuẩn, hóa thấp, kích thích tiêu hóa, kiện tỳ và hành khí. Chính vì vậy, cây thường dùng chủ trị các triệu chứng đau bung, nôn mửa, ăn không tiêu, đầy trướng, an thai hoặc tiêu chảy và một số bệnh lý khác.

+ Cách dùng và liều lượng

Quả sa nhân được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Về liều lượng dùng tối đa mỗi ngày từ 3 – 6 gram.

+ Tác dụng phụ

Sa nhân có thể gây nên một vài tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Vì vậy, người bệnh nên hết sức cẩn trọng, nếu có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, tránh thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên lưu ý, không nên sắc thuốc quá lâu sẽ gây mất tính hiệu quả. Đồng thời, trường hợp người bị hư nhiệt, tốt nhất không nên dùng sa nhân trị bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sa nhân theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện khó

Sử dụng 6 gram sa nhân, 12 gram sơn tra, 300 gram gạo tẻ, 150 gram cháy cơm, 3 gram kê nội kim, 12 gram thần khúc, 12 gram hạt sen. Tất cả các vị thuốc đem sao thơm, tán mịn. Mỗi lần dùng 12 gram hòa tan với nước và thêm đường uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

+ Điều trị thai nghén hay nôn

  • Cách 1: Dùng 30 gram gạo tẻ nấu cháo rồi trộn 3 gram sa nhân đã sao qua và nghiền mịn. Sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa thêm một lúc. Nên ăn nóng vào buổi sáng sớm hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Cách 2: Cần chuẩn bị 3 gram sa nhân và 1 con cá diếc cùng với hành, gia vị và gừng tươi. Cá diếc đem đánh vảy, bỏ ruột và phần mang rồi rửa sạch. Sau đó cho sa nhân vào bụng và nấu nhừ rồi thêm gia vị. Nên ăn nóng. Bài thuốc này thường dùng ở phụ nữ mang thai có triệu chứng nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời hoặc phù nhẹ hai chân.

Cây Sa Nhân - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 1

+ Trị tiêu chảy với các biểu hiện như tay chân lạnh, bụng sôi, phân sống, kém ăn, chướng đau bụng ở vùng hạ vị hoặc chậm tiêu

Sử dụng sa nhân, can khương, vỏ quýt, nhục quế, vỏ rụt, mỗi vị 8 gram kết hợp chung với tục đoạn, phá cố, củ mài sao và bổ chính sâm, mỗi vị 12 gram. Tất cả các vị thuốc này đem tán bột và trộn chung. Mỗi ngày lấy 20 gram hòa tan với nước và uống.

+ Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính

Sử dụng 1 gram sa nhân đã tán bột, 1 gram mộc hướng tán bột và 30 gram bột sắn dây cho vào tô. Sau đó thêm một lượng nước vừa đủ, khuấy đều và thêm đường cát, nấu cháo ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần.

+ Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày mạn tính

Chuẩn bị 6 gram sa nhân với 1 cái dạ dày lợn đã được vệ sinh sạch sẽ và thái chỉ. Đem hai nguyên liệu này nấu thành món canh. Cứ 10 ngày là một liệu trình, bệnh nhân sử dụng cho đến khi bệnh thuyên giảm thì ngưng.

+ Giảm đau răng do sâu răng

Sa nhân đem tán bột và chấm lên chỗ răng đau. Hoặc cũng có thể dùng sa nhân ngâm để trị đau răng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Sa Nhân do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Sa Nhân là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *