Trong đông y, cây rẻ quạt được coi là một loại thần dược trong chữa bệnh viêm họng. Những khi bắt đầu thay đổi thời tiết hay môi trường ô nhiễm khiến bạn bị viêm họng, hãy sử dụng ngay cây rẻ quạt, bạn sẽ thấy bất ngờ ngay đó. Chính bởi thế cây được nhiều người trồng trong nhà vừa làm cây thuốc, vừa làm cây cảnh trang trí. Bạn biết gì về loại cây này chưa? Nếu chưa hãy cùng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Cây rẻ quạt là gì ?
- Tên khoa học: Belamcanda chinensis
- Họ: Diên vĩ
- Nguồn gốc: từ Trung Quốc và Nhật Bản
Đặc điểm nổi bật của cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt thuộc loại thân thảo, có thân rễ dài và mọc sát đất, thân cao khoảng 0,5cm. thân phân nhánh nhiều từ gốc, mà càng nhiều càng thì cây càng cho hoa nhiều. Lá rẻ quạt có hình dải, lá dài khoảng 30cm và rộng 2cm. Những lá mọc đan xen nhau trên một mặt phẳng xòe ra như chiếc quạt nên nó có tên là cây rẻ quạt. Lá có màu xanh, phiến lá nhẵn bóng 2 mặt đều như nhau, viền lá nhẵn. Lá có hình lưỡi mác, dài, nhọn phần dầu lá.
Hoa rẻ quạt thường mọc thành từng chùm, mỗi cụm hoa có nhiều bông hoa, nụ hoa xinh xắn, hoa có màu khá lạ mắt, màu cam, vàng đan xen với những đốm màu đỏ trông thật tuyệt. Mỗi bông hoa gồm 6 cánh hoa đều nhau, cánh hoa dày, có hình trứng, bao tròn phần đầu cánh. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phân nhụy ở giữa.
Khi hoa tàn cây rẻ quạt tạo quả, quả rẻ quạt có hình dáng giống như trứng của những chú chim sẻ, nó có màu đen bóng.
Tác dụng của cây rẻ quạt
Đầu tiên, với dáng vẻ um tùm, hoa và lá đẹp và độc đáo, cây rẻ quạt được nhiều người sử dụng như một loại cây cảnh sân vườn. Cây đẹp nhất khi được trồng dọc lối đi, làm đường viền hay trang trí tiểu cảnh.
Ngoài làm đẹp, những bụi rẻ quạt còn góp một phần lớn vào việc thanh lọc không khí, giúp môi trường sống trong lành hơn.
Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu thì rẻ quạt là một trong những cây thuốc, dược liệu mang lại những tác dụng tuyệt vời, áp dụng với cả Đông y và Tây y.
Cụ thể như sau:
Theo Đông y
Theo nhiều ghi chép Đông y, cây rẻ quạt được gọi là xạ can, là cây có tính hàn, vị đắng, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, lợi tiêu.
Củ và thân cây rẻ quạt được điều chế để trị nhiều bệnh như ho đờm, ho gà, ho khan, hen suyễn, trị viêm họng, viêm phế quản, loại bỏ đờm.
Không chỉ vậy, bạn còn có thể sử dụng rẻ quạt để chữa đau răng, bong gân và các bệnh về hệ tiêu hóa như khó tiêu, nhuận tràng…
Theo Tây y
Không chỉ ứng dụng trong Đông y, cây rẻ quạt còn được công nhận trong Tây y với nhiều nghiên cứu khoa học.
Cụ thể, trong thân và rễ của cây rẻ quạt có chứa các thành phần như Belamcandin, Tectoridin, Iridin, Irisfloretin, Shekanin… đây đều là những thành phần có khả năng ức chế tụ cầu vi khuẩn, liên cầu.
Nhờ đó, cây rẻ quạt được ứng dụng để chiết xuất thành nhiều loại thuốc điều trị các bệnh như viêm thanh quản, viêm họng hạt cấp, chống viêm, lợi tiểu, giảm co thắt và ổn định hệ tiêu hóa.
Cách sơ chế và bảo quản cây rẻ quạt làm thuốc
Trong Đông y, việc thu hoạch và sơ chế cây rẻ quạt để làm thuốc không hề khó, chỉ cần một vài bước để loại bỏ độc tố là được.
Đầu tiên, sau khi nhổ cây rẻ quạt lên, bạn tước bớt lá và cắt bỏ những rễ nhỏ xung quanh.
Tiếp đó mang thân và củ đi rửa sạch, ngâm 24 tiếng trong nước vo gạo. Bước này nhằm giúp loại bỏ độc tố còn lại trong cây rẻ quạt, bạn không được bỏ qua hay ngâm chưa đủ thời gian.
Sau khi ngâm xong, bạn vớt ra, để ráo nước rồi thái thân và củ rẻ quạt thành từng miếng mỏng, mang phơi nắng cho khô. Khi cần thì mang ra sắc nước và sử dụng.
Để bảo quản, bạn chỉ cần cho cây rẻ quạt đã phơi khô vào túi bóng, buộc kín và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Với cách bảo quản này, rẻ quạt có thể đảm bảo tác dụng từ 3 – 5 tháng.
Mỗi khi thời tiết mưa ẩm, bạn nên lấy ra sấy lại cho khô để tránh dược liệu bị ẩm mốc, hư hỏng.
Cách trồng và chăm sóc cây rẻ quạt
Phương pháp dễ dàng nhất để nhân giống rẻ quạt là tách bụi. Với một bụi cây to sẽ có các bụi nhỏ. Bạn chỉ cần dùng dụng cụ nhẹ nhàng tách một bụi nhỏ ra, chú ý sao cho không làm tổn thương rễ.
Tiếp đó mang bụi mới tách ra trồng ở chậu hay khu vực đất được chuẩn bị từ trước.
Đất trồng cây bạn cần xới cho tơi xốp, đảm bảo khả năng thoát nước để tránh ngập úng. Bạn nên trộn thêm ít phân chuồng để tăng dinh dưỡng cho đất, giúp cây con dễ phát triển.
Chăm sóc cây rẻ quạt khá đơn giản, ta chỉ cần lưu ý một số điều sau:
- Đất trồng rẻ quạt phải là loại đất tơi xốp, màu mỡ, đặc biệt thoát nước tốt vì cây không chịu được ngập úng.
- Tưới nước cho cây cũng cần phải thận trọng, tưới nước ngày 2 lần cho rẻ quạt là thích hợp nhất, buổi sáng sớm và chiều tốt ta nên tưới, không nên tưới vào lúc giữa trưa. Những ngày trời mát ta nên hạn chế tưới nước cho rẻ quạt, sau đó tưới bổ sung vào những ngày nắng nóng gay gắt.
- Quả, thân, lá, rễ cây rẻ quạt đều được dùng làm thuốc, nên nếu ta thấy cây có sâu bệnh thì phải trồng tách cây ra, nếu nặng quá mà phải phun thuốc sâu đặc trị thì cũng phải chọn loại thuốc hữu cơ, thân thiện với môi trường.
- Phân bón cho rẻ quạt cũng phải là loại phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân ủ hoai mục để cây phát triển nhanh nhất.
Kết.
- Cá khủng long hoàng đế – Cách nuôi cá khủng long hoàng đế
- Hoa Lan tai Trâu – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan tai trâu
- Hoa Hướng Dương – Hoa của ánh mặt trời đẹp thu hút ánh nhìn
- Cây Cơm Rượu – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cốt Khí Củ – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng