Cây Lá Bỏng còn được gọi với tên khác là cây sống đời hay cây thuốc bỏng. Là cây thuốc dân giã, dễ trồng và quen thuộc với mọi người dân. Trước đây mọi người thường coi cây lá bỏng là cỏ dại hay một loại cây cảnh. Nhưng ít ai biết thành phần dược tính có trong nó cực hiếm, những công dụng từ cây lá bỏng được khắp nơi săn lùng vì đem lại hiệu quả nhanh chóng mà nhà ai cũng nên có phòng khi bệnh tật. Dưới đây là những thông tin chi tết về Cây Lá Bỏng.
Cây lá bỏng ( cây sống đời ) là gì?
Cây lá bỏng ( cây sống đời ) có sức sống cực lớn, mỗi kẽ lá khi gặp nhiệt độ và điều kiện ẩm thích hợp sẽ lại mọc lên một cây. Cây thuộc họ bỏng còn được gọi tên dân gian như cây sống đời, thuốc bỏng…Cây thường được tìm thấy nhờ mọc hoang sau đó được mọi người tìm kiếm về trồng làm cảnh và làm thuốc.
Đặc điểm
Cây lá bỏng ( cây sống đời ) thuộc loài cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 – 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 – 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại.
Theo Đông y, Cây lá bỏng ( cây sống đời ) có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng đau, tiêu độc… Công dụng chính yếu vẫn là để trị bỏng nhưng ngoài ra, các thành phần có trong cây lá bỏng lại còn có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau mà không cần đến sự can thiệp của thuốc Tây.
Phân bổ và thành phần
Cây lá bỏng hay còn gọi tên khoa học là (Kalanchoe pinnata) mọc tự nhiên ở các vùng có khí hậu ôn hòa thuộc châu Á, Australia, New Zealand, Tây Ấn, Macaronesia, Mascarenes, Galapagos, Melanesia, Polynesia và Hawaii. Nhiều nơi trong các địa điểm trên, như Hawaii coi cây lá bỏng là loài xâm thực. Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non…
Cây lá bỏng ( cây sống đời ) có thành phần sát khuẩn, kháng viêm cao nên thường được dùng trong các trường hợp cần vệ sinh vết thương, trị viêm nhiễm. Người ta thường dã sống lá bỏng rồi đắp hẳn lên vết thương giúp hạ nhiệt nhanh vết bỏng tránh để lại sẹo.
Công dụng từ Cây lá bỏng ( cây sống đời )
Tác dụng chính yếu của Cây lá bỏng ( cây sống đời ) chính là trị bỏng như tên gọi của nó được người xưa đặt tên. Ở vùng cao, người ta thường không dùng đến thuốc tây mà khi bị bỏng nhẹ hay bị mụn nhọt, mụt mắt. Người ta thường giã nát lá bỏng sau đó đắp lên vết thương cho thêm chút muối hoặc hơ nóng đắp lên vết thương hở.
- Chữa đau lưng: Khi bạn làm việc quá sức gây đau lưng, mỏi lưng, đau vai gáy, đau cổ. Thì lá bỏng thường được hơ trên than lửa cho nóng sau đó đắp lên khu vực cần giảm đau. Hiệu quả sẽ cảm thấy được rõ rệt và chú ý không nên đắp lên vết thương hở.
- Chữa viêm họng: Viêm họng do thời tiết hay cảm sốt chỉ cần dùng vài lá bỏng đem rửa sạch sẽ, nhai lá bỏng nhuyễn có thể thêm chút muối và giữ lại trong miệng khoảng 10-15 phút sau đó nuốt. Làm từ 3 ngày trở lên sẽ tiêu viêm giảm đau họng
- Chữa nhức đầu: Cách làm tương tự như đau xương khớp. Đem lá bỏng hơ nóng sau đó đắp lên trán hoặc giã nát ra đắp lên để hạ nhiệt, nghỉ ngơi thư giãn sẽ xóa tan cơn đau đầu nhanh chóng.
- Chữa thương tích: Nếu bạn bị té, bong gân hay bầm máu thì dùng lá bỏng rất nhanh lành, giảm sưng tấy và giảm đau nhanh chóng. Dùng 2-3 lá bỏng giã nhuyễn đắp lên vết thương, cứ 3 tiếng lại thay một lần để thấy rõ hiệu quả nhất.
- Chữa bệnh trĩ nội: Bệnh trĩ thường hay tái phá vậy nên chữa bằng lá, thuốc nam là hiệu quả nhất. Trước khi dùng cây lá bỏng cần vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý sau đó giã nát lá bỏng đem đắp vào hậu môn, băng bó cẩn thận để nước lá bỏng ngấm vào vùng bị thương. Cứ 3 giờ lại thay một lần kiên trì khoảng 1 tháng sẽ hết. Hoặc cũng có thể kết hợp lá bỏng nấu lên sau đó xông hậu môn.
- Chữa chảy máu cam: Khi bị chảy máu cam cần giữ nguyên đầu không cho máu chảy ngược vào trong, tránh ngẩng đầu lên trời. Nhai nhanh lá bỏng nát ra sau đó dùng để đắp vào mũi, một lúc sẽ cầm máu
- Chữa mất ngủ: Nhai vài lá bỏng sáng tối 2 lần cùng một ít muối tinh. Giấc ngủ sẽ dễ vào hơn và ngủ cũng ngon và không trằn trọc.
- Giải rượu: Khi say ngoài việc dùng nước chanh muối ra, có thể lấy 5-10 lá bỏng rửa sạch nhai nát sau đó nuốt sẽ bớt đau đầu hơn, sáng dậy không choáng và giải rượu nhanh chóng.
- Chữa viêm xoang mũi: Lá bỏng thường dùng trong điều trị viêm xoang, nhiễm trùng.Dùng lá bỏng giã nát lấy nước sau đó lấy bông gòn thấm ướt sau đó nhét vào mũi. Ngày làm nhiều lần sau một thời gian ngắn bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
- Chống viêm mụn: Vì trong lá bỏng có thành phần lớn chất chống viêm và kháng khuẩn cao nên sau nặn mụn dùng lá bỏng giã nát đắp lên vết mụn sẽ giúp chống viêm và tránh để lại sẹo.
- Chữa mất sữa: Đối với phụ nữ sinh con bị tắc sữa hay sữa ra ít nên nhai vài lá nuốt, làm thường xuyên để thông tắc tuyến sữa và an toàn cho con nhỏ. Hoặc đồng thời có thể hơ nóng lá bỏng vừa phải sau đó đắp lên bầu sữa để đả thông tuyến sữa.
Ngoài các tác dụng chính yếu kể trên, Cây lá bỏng ( cây sống đời ) cũng được dùng để chữa bệnh sỏi thận, gout, cao huyết áp, các loại bệnh về da như mụn nhọt, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt… Khi sắc thuốc nấu cùng với một số loại dược liệu khác.
Lưu ý khi sử dụng Cây Lá Bỏng
- Tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ hoặc những người có chuyên môn cao trước khi sử dụng những bài thuốc để chữa bệnh tại nhà
- Cần đảm bảo vệ sinh khi chế biến dược liệu nhằm tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn
- Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa và mức độ phát triển bệnh lý, thời gian sử dụng cây Lá bỏng và hiệu quả chữa bệnh ở mỗi người không giống nhau
- Trong thời gian sử dụng dược liệu, nếu nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và báo với bác sĩ chuyên khoa.
Vì sao Cây lá bỏng ( cây sống đời ) thường được làm cảnh
Ý nghĩa trong đời sống
Đặc điểm đặc biệt ở Cây lá bỏng ( cây sống đời ) là sự sinh tồn bất diệt mà nhiều nơi trên thế giới tung hồ như cách gọi của người Trung Quốc là lạc diệp sinh căn vì lá xuống thì ở mỗi răng lá lại mọc lên một cây mới. Đặc điểm dễ sống, dễ phát triển và có màu xanh mát mắt, dễ chưng bàn làm việc, ban công…
Thậm chí ở Trinidad còn gọi nó là kỳ quan thế giới vì chưa bao giờ chết đi mà luôn bất tử như thế. Ngoài những công dụng kỳ diệu từ lá bỏng được nhiều nơi công nhận và ghi vào sách thuốc thì Cây lá bỏng ( cây sống đời ) còn có vẻ đẹp tự như xương rồng.
Người ta thường trồng Cây lá bỏng ( cây sống đời ) trong chậu để cây mọc lên cho hoa, hoa của cây lá bỏng thường có màu hồng, đỏ… mọc thành từng chùm nhỏ kết lại với nhau cực kì đẹp mắt. Mọi người thường đặt nó trước cửa nhà dễ sống và đẹp cảnh quan.
Ngoài ra, nó còn được tạo thành những chậu hoa mini cực dễ thương để bàn, rẻ mà lại đẹp xuất sắc. Trồng ở ban công cũng là loại được nhiều người quan tâm và ưa chuộng nhất. Loài cây này tuy có vẻ đẹp bình dị nhưng lại đem lại cho con người rất nhiều ý nghĩa về mặt chữa bệnh.
Ý nghĩa cho ngày Tết
Cây bỏng hay gọi cây hoa sống đời có kích thước, hình dáng và màu sắc tươi mới, khi ra hoa nhỏ nhắn và có màu sắc rực rỡ và sức sống bền bỉ này mang theo ý nghĩa cầu chúc một năm mới dồi dào sức khỏe, ý nghĩa, may mắn cho cả gia đình. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở và tình đoàn kết của các thành viên trong ngôi nhà của bạn.
Cây lá bỏng (cây sống đời) có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng lá rất tốt, đây cũng là đặc điểm chung của nhóm Bryophyllum thuộc chi Kalanchoe. Cây mọng nước, lá mọc đối, phiến lá dày, hoa màu hồng hay đỏ. Lá dùng để đắp lên vết bỏng. Nên cây thường dùng làm món quà ý nghĩa trao tay nhau vào dịp năm mới, hay tân gia nhà mới.
Bên cạnh đó, việc trồng cây bỏng làm cảnh cũng có nhiều công dụng và tiện lợi. Phòng trường hợp cấp thiết có thể dùng lá sử dụng ngay. Với nhiều công dụng như thế nên cây được ưu tiên trồng làm cảnh trong nhà, sân vườn, ban công, bàn làm việc…
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng của Cây Lá Bỏng do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!