Cây Hoa Trà My mang vẻ đẹp kiêu sa đã làm say đắm biết bao thế hệ chơi cây cảnh ở Việt Nam. Nó vẫn luôn nằm trong những loại hoa được ưa thích và có tính thẩm mỹ cao. Vậy rốt cuộc đây là loài hoa như thế nào mà lại được nhiều người ưa chuộng đến thế? Những thông tin trong bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Tìm hiểu về Cây Hoa Trà My
Hoa trà my có tên khoa học camellia japonica. Đây là thực vật thuộc chi trà mọc nhiều ở châu Á. Trà My là cây thân gỗ mọc thành bụi có kích thước trung bình. Trong tự nhiên cây cao hơn so với loại trà my trồng đại trà khá nhiều.
Nguồn gốc xuất xứ của cây chủ yếu là các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt trà my được trồng rộng rãi ở Việt Nam và trở thành một loại cây quen thuộc. Hầu như khắp các tỉnh thành nước ta đều có sự xuất hiện của loại cây này.
Hàn Quốc là nơi trồng nhiều loại trà my nhất và cũng góp phần phổ biến nó với các quốc gia khác. Những bộ phim Hàn Quốc đã và đang khiến cây trà my có nhiều người ưa thích hơn. Bên cạnh đó, hình ảnh hoa trà my Nhật cũng được biết đến ngày càng nhiều ở nước ta.
Đặc điểm của Cây Hoa Trà My
Hoa trà my có sự dao động khá lớn trong kích thước. Có cây chỉ cao vài chục cm nhưng cũng có cây cao hơn 10m. Tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và loại cây trồng mà trà my có chiều cao khác biệt.
Tuổi thọ của cây trà my rất lâu dài. Nếu trong điều kiện môi trường sống phù hợp và không bị tấn công, có cây sống tới 600 năm. Trà my có nhiều cành và lá mọc từ thân cây. Vì vậy nhìn loại cây này rất xum xuê và giàu sức sống.
Lá trà my hình trái xoan, màu xanh và mọc khá dày so với loại hoa khác. Lá cây có thể mọc đơn hoặc đối xứng, hơi dày và sẫm màu. Cuống lá rất ngắn mọc từ các cành chứ hầu như không mọc trên thân chính.
Hoa trà my có màu sắc rất đa dạng nhưng đều rất đẹp mắt. Một điểm đặc biệt của loài hoa này là thời gian nở hàng năm phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện môi trường sống. Thông thường hoa sẽ nở từ tháng 3 tới tháng 5 hàng năm khi thời tiết bắt đầu ấm. Tuy vậy những bông hoa trồng trong nhà kính lại nở vào thời gian tháng 12 đến tháng 4.
Nhìn thoáng qua, hoa trà my khá giống hoa hồng với nhiều cánh hoa xếp thành từng tầng rất đẹp. Hiện nay hoa có nhiều màu như đỏ, hồng, trắng, vàng, cam,… Vì vậy người yêu thích loài hoa này có thể thoải mái lựa chọn màu mình thích. Thường từ khi nở hết đến lúc tàn thời gian vào khoảng 2 tuần nên hoa trà my được xem là tươi lâu. Hoa đẹp nhưng lại có ít hương thơm hơn các loài khác.
Ý nghĩa Cây Hoa Trà My
Không những mang vẻ đẹp cuốn hút, hoa trà my còn mang những ý nghĩa riêng tốt đẹp với con người. Bông trà my nở to, tròn và đẹp phù hợp thẩm mỹ của đại đa số người. Màu sắc của hoa lại tươi tắn khiến cho người thưởng thức cảm thấy thoải mái hơn.
Hoa trà my trắng
Trà my trắng nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khiết mà không kém phần quyến rũ. Nhiều người quen gọi tắt loại cây này với tên gọi bạch trà. Trong tự nhiên, trà my trắng thuộc dạng khá hiếm so với các loại cây khác. Vì vẻ đẹp đặc biệt và sự quý hiếm mà giá trị của bạch trà cũng được nâng cao.
Trà my trắng là đại diện của sự thuần khiết, trong trắng. Ngắm nhìn bông hoa, người ta dễ liên tưởng đến sự thanh cao, thuần khiết mà người nào cũng muốn có. Bạch trà là loài hoa cao đẹp và xứng đáng được trân trọng, giữ gìn.
Màu trắng tinh khôi mà bông hoa mang lại là sự nổi bật giữa cả ngàn loại hoa đủ sắc màu. Nhưng chính sự giản đơn, khiêm tốn của trà my trắng lại khiến nó đặc biệt hơn trong mắt người thưởng hoa.
Hoa trà my tím
Màu tím luôn là màu của sự sang trọng, quyền quý. Đây là màu sức được những tầng lớp thượng lưu xưa ưa chuộng. Đồng thời màu tím cũng là màu của sự thủy chung, son sắt trong tình yêu. Vì vậy hoa trà my tím được không ít người yêu thích.
Những bông trà my tím đem tặng người mình yêu như một lời thề về sự chung thủy, một lòng của bản thân. Nó còn là sự ca ngợi vẻ cao quý, sang trọng của người phụ nữ. Bởi thế mà một bó hoa trà my tím là sự lựa chọn không tồi cho một quà tặng ý nghĩa.
Trà my đỏ
Trà my đỏ không chỉ đẹp mà còn được cho là loài hoa may mắn. Những đóa hoa đỏ rực rỡ phối hợp với nền lá xanh mướt tạo nên vẻ đẹp quyến rũ vô cùng. Các cánh hoa trà my cũng có nét tương tự như hoa hồng nhưng lại nhiều lớp hơn nên có vẻ đẹp không thể rời mắt.
Từ lâu trong văn hóa phương Đông, màu đỏ luôn gắn liền với sự may mắn, niềm vui và điềm lành. Trà my đỏ có thể được trưng bày trong nhà vào những ngày lễ tết để tăng thêm sự may mắn và đón phú quý vào nhà.
Công dụng của Cây Hoa Trà My
Cây trà my với vẻ đẹp xuất sắc có rất nhiều ứng dụng trong đời sống con người. Trà my có tuổi thọ cao lại phù hợp với khí hậu Việt Nam nên được trồng làm cảnh rất nhiều. Cây có thể trồng trong sân vườn, ngoại thất hay trồng trang trí tại công viên đều được.
Thân cây chắc khỏe nên ít sợ gió bão làm gãy, đổ. Cây có nhiều cành lá nên trà my tạo cảnh quan xanh tươi và mát mẻ. Đồng thời khu vực trồng cây cũng được thanh lọc không khí và điều hòa nhiệt độ ở một mức nhất định.
Cây trà my được chăm sóc tốt sẽ nở hoa nhiều và đẹp. Những bông hoa rực rỡ bung tỏa sẽ tăng thêm tính thẩm mỹ cho khung cảnh xung quanh không ít. Người ta có thể trồng cây cạnh cửa nhà hoặc hai bên lối đi cũng rất hợp lý và đẹp cảnh quan.
Tính chất dược liệu của cây trà my là không thể bỏ qua. Trong đông y, trà my có tính mát, vị ngọt hơi đắng và có nhiều ứng dụng. Hoa trà my được sử dụng trong những phương thuốc chữa bệnh và cải thiện khả năng phục hồi của bệnh nhân.
Hoa trà my chế thành trà xanh là một loại thức uống đang dần được biết đến nhiều hơn. Người sử dụng loại thức uống này thường xuyên có thể phòng ngừa ung thư, chống cao huyết áp, bảo vệ tim mạch và làm đẹp da khá hiệu quả.
Trà my xuất hiện trong các bài thuốc cổ truyền điều trị băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu,… Loại cây này cũng khá hữu dụng trong việc giảm nhẹ các triệu chứng bỏng và các bệnh về da liễu.
Hướng dẫn trồng Hoa Trà My
Trà my có tuổi thọ cao nên trồng cây có thể thưởng thức rất lâu mà không cần thay cây mới. Bên cạnh đó hoa trà my rất đẹp nên ngày càng có nhiều người muốn trồng loại cây này tại nhà.
Trà my có thể nhân giống bằng nhiều cách khác nhau như chiết, ghép, giâm cành,… Trong đó giâm cành là cách trồng hoa trà my có tỷ lệ thành công và năng suất cao nhất nên được ưa chuộng nhiều.
Đất trồng trà my nên là loại đất cát đã loại bỏ tốt tạp chất gây hại. Có thể tiến hành rửa sạch và đem ra phơi nắng để diệt khuẩn cho đất. Bón bổ sung phân bón hữu cơ để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng.
Quá trình chọn lựa cây mẹ rất quan trọng. Những cây càng lâu năm, khỏe mạnh và ít bị sâu bệnh sẽ cho ra cây con khỏe mạnh và xanh tốt hơn. Lưu ý chọn những cây ra nhiều hoa và có hoa đẹp để cây con có tiềm năng ra hoa đẹp hơn.
Cành giống cần chọn nên phát triển đầy đủ, không bị tổn thương. Tốt nhất là chọn cành bánh tẻ có chất lượng tốt. Sử dụng kéo hoặc dao sắc để cắt cành từ 5-7cm.
Cành giống sau khi cắt sẽ được ngâm vào trong dịch kích thích ra rễ. Chỉ cần ngâm khoảng 1-2 tiếng sẽ giúp cành giống mọc rễ nhanh hơn. Tiến hành chọc một lỗ với kích cỡ phù hợp để cắm cành giống vào. Chú ý ấn chặt vừa phải để đảm bảo độ chắc. Tưới ẩm thêm cho cành giống nhanh ra rễ.
Cách chăm sóc Cây Hoa Trà My
Để cây trà my ra hoa nhiều và đẹp thì việc chăm sóc là không thể sơ sài. Người chăm sóc cần phải có kiến thức và sự hiểu biết đầy đủ về cách chăm sóc trà my mới có thể đảm bảo cây khỏe mạnh và phát triển tốt. Dưới đây là một số lưu ý về cây trà my trong quá trình chăm sóc.
Ánh sáng
Việc đảm bảo cây có đầy đủ ánh sáng quang hợp là rất quan trọng. Khi cây trà my quang hợp tốt sẽ xanh tươi và nở hoa nhiều. Trái lại nếu trồng cây tại nơi quá tối sẽ hạn chế sự phát triển của cây. Người chăm sóc có thể sử dụng màn che hoặc trồng giàn để điều chỉnh cường độ sáng thích hợp cho trà my.
Đất trồng
Đất cát phù hợp để trồng cây trà my. Nhằm tránh sâu bệnh và vi khuẩn hại ẩn trong đất làm hỏng cây, người trồng có thể rửa sạch và phơi khô đất dưới ánh nắng. Tiến hành trộn lẫn phân bón với tỷ lệ phù hợp để cây có đủ dưỡng chất phát triển.
Tưới nước
Để cây tươi tốt, lượng nước cần cung cấp đầy đủ và đều đặn. Tiến hành tưới ẩm hàng ngày cho cây trà my vào sáng sớm hoặc chiều tốt. Co thể tưới bổ sung vào ngày nắng và giảm bớt vào ngày lạnh.
Trừ sâu bệnh
Sâu ăn lá và các loại bọ, rệp sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và sự khỏe mạnh của cây. Khi phát hiện cây bị tấn công, hãy mua thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây. Bên cạnh đó cũng cần để ý khi cây bị bệnh vàng lá, thối lá thì nên cắt bỏ sớm các bộ phận nhiễm bệnh.
Cách trồng chăm sóc Cây Hoa Trà My dịp tết
Dịp tết trưng hoa trà một thời gian không dài, hoa lại bền lâu tàn đến hơn 1 tháng, việc trưng cây trong nhà cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cây. Khi trồng hoa trà my dịp tết chúng ta chỉ cần chú ý một số điểm sau:
– Ánh sáng: hoa trà my có thể trồng nơi bóng râm. Lá trà có màu sắc đậm nên khi trưng tránh nơi tối quá không khoe hết vẻ đẹp của cây và hoa. Nên trưng nơi rộng rãi, thoáng, ánh nắng hướng đông.
Nhiệt độ: Cây hoa trà my chịu rét rất tốt, ngay cả mùa đông cây vẫn sinh trưởng tốt tuy nhiên chịu nóng kém, nhiệt độ trên 25oC khiến cây kém thích nghi. Điều kiện không khí khô làm lá và hoa dễ rụng. Trà my khó trồng nhưng chịu khắc nghiệt rất tốt. Hoa trà nở khi nhiệt độ khoảng 10oC.
– Độ ẩm: trà my ưa ẩm
– Đất trồng: cây trà my thích các loại đất chua, không ưa đất giàu canxi.Trà my nhiều lông hút mềm mảnh như sợi chỉ nên rất mềm yếu, chỉ phát triển được theo các khe hở của đất mùn tơi xốp. Vì vậy đất trồng trà my phải rất tơi xốp, nhiều khe hở, đất sau mưa rào hoặc tưới nhiều nước vẫn thoát ra nhanh nhưng phải giữ ẩm cao. Đất tốt nhất trồng trà my là vừng đất bùn ao nuôi cá ở vùng trồng chè đưa lên xếp ải càng lâu càng tốt.
Tưới nước: Cây trà ưa ẩm nhưng không chịu úng vì vậy phải tưới nước điều độ, tránh hạn. Nước tưới cho trà my phải là nước sạch, không chứa clo và các hóa chất.
Thường xuyên phun nước bơm xịt rửa sạch hai mặt lá hoa trà để tăng cường quang hợp. Nếu lá có rệp hoặc quá bẩn thì ngắt bỏ hoặc rửa từng lá.
Cách trồng chăm sóc Cây Hoa Trà My sau tết
Sau khi chơi tết xong ta cắt bỏ bớt hoa , cành nhánh, tỉa tán tỉa dáng cây rồi bôi vôi vào vết cắt. Nếu chậu nhỏ thì chuyển chậu to hơn hoặc trồng dưới đất.
Chuyển chậu không cắt rễ, không làm vỡ bầu, không nhổ cả gốc lên. Cách thức chuyển chậu là nghiêng chậu lắc mạnh, xoay các chiều để lay vầng đất tách khỏi thành chậu rồi khéo léo đỡ bầu cây, cố gắng bảo vệ tối đa bộ rễ lụa.
Khi chuyển chậu nhớ lấy mảnh sành úp kênh lên lỗ thoát nước và xếp cục xỉ dưới đáy chậu. Sau đó cho một lớp mỏng đất cục xuống đáy chậu, tưới nước dạng mưa rào. Sau đó cho cây vào thêm đất, cuối cùng cho lớp đất cục to trên mặt chậu để giảm bớt rửa trôi làm váng mặt chậu.
Mới trồng đặt cây nơi khô ráo, râm mát, nơi có ánh sáng tán xạ, tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt. Khi cây phát triển ổn định mới ra nắng được.
Bón phân cho cây trà thì dùng đa dạng, hạn chế bón phân hóa học làm chai đất.
Cần bón điều độ hàng tháng với lượng ít và hòa loãng. Tưới bón nhiều làm trà bị chết.
Trà my được nhân giống bằng cách chiết cành tơ : vào mùa xuân cắt các đoạn phía ngọn vị trí hướng sáng chiều dài khoảng 18-20 cm rồi giâm vào đất phơi ải như trên.
Một số chú ý khi trồng trang trí cây hoa trà my
– Trà my ưa ẩm, cần tưới nước thường xuyên nhưng tránh úng ngập. Nếu tưới nước máy thì ngâm nước 1-2 ngày để chất tẩy bốc hơi hết tránh làm cây bị ngộ độc và nhiệt độ nước gần nhiệt độ chậu cây.
– Tốt nhất thêm vào nước 0,2% sunfat sắt để tăng độ chua cho nước, tăng tốc độ sinh trưởng của cây.
– Bón phân vừa phải, không quá đặc, quá nhiều làm hỏng bộ rễ. Tuy nhiên vẫn cần bón lót khi sang chậu bằng phân hữu cơ.
– Cây ưa thoáng gió nhưng tránh gió lùa.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây Hoa Trà My do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về loại hoa náy nhé!
- Cây xấu hổ (mắc cỡ, trinh nữ) – Cách trồng và chăm sóc cây xấu hổ
- Chùm Ruột – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cây Mặt Quỷ – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Chuối Hột – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Hoa Dâm Dụt – Đặc điểm, Phân loại và cách trồng cây dâm bụt