Không chỉ thơm ngon vị ngọt đậm cây cam sớm này còn cho thu hoạch rất nhanh và năng suất lại rất cao nên được hứa hẹn là giống cây phát triển kinh tế trong tương lai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây này trong bài viết dưới đây.
Cây cam sớm là gì?
Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi. Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam. Cam sớm là một loại trái cây thuộc dòng cam, đây là giống cam chín sớm, sinh trưởng khoẻ, góc phân cành rộng, năng suất thu hoạch cao (trung bình đạt 27 – 30 tấn quả/ha)…
Đặc điểm của câu cam sớm
Cam sớm có chiều cao trung bình 4m. Cây than gỗ kích thước thân trung bình.
Đặc điểm nổi bật nhất của loại cây này cho thu hoạch khá nhanh sau khi trồng. Cây có bộ tán lá khá rộng. Qủa tròn đều màu xanh khi chín ngả sang màu vàng. Cam sớm không có hạt, vỏ mỏng bóc khá dễ dàng và đặc biệt múi có vị ngọt đậm đà kể cả khi chưa chín.
Không chỉ cho thu hoạch nhanh mà năng suất của loại cam sớm này cũng rất cao. Một cây cam trung bình một vụ cho đến 50kg quả. Gía bán mỗi kg khá cao khoảng 50kg nên mang lại thu nhập khá cao cho người trồng. Cam sớm được hứa hẹn là cây kinh tế cho nhiều địa phương.
Những công dụng của cam sớm
Hỗ trợ tiêu hóa
Cam rất giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và trào ngược axit. Do đó hãy thêm một quả cam vào chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt nếu bạn đang có vấn đề về táo bón mãn tính. Bên cạnh đó, các thành phần trong trái cam còn giúp bạn ngăn ngừa vấn đề dạ dày.
Tăng cường thể lực
Khi cơ thể mệt mỏi, bạn đừng quên uống nước cam.
Uống nước cam bỏ thêm chút muối sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi là cách để lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường fructoza và 85% lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.
Bạn cần lưu ý, ngay sau khi ép lấy nước hoặc đã gọt vỏ nên uống hoặc ăn ngay, tránh lượng vitamin C sẽ bị bay mất khi phản ứng với oxy ngoài môi trường. Thời gian sau chế biến không nên quá 30 phút.
Giúp ngủ ngon giấc, đuổi muỗi
Ngay cả vỏ cam cũng có những công dụng đáng quý. Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo. Với cách làm này không những kích thích bạn ngủ ngon giấc, mà còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không khí.
Tăng cường thị lực
Trong cam rất giàu thành phần carotenoid và vitamin A. Những chất này giúp tăng cường thị lực, đặc biệt tốt cho phụ nữ gặp những vấn đề về thoái hóa điểm vàng.
Chống ung thư
Các nhà khoa học mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng chống ung thư của nước cam. Nó chứa các chất thuộc nhóm flavonoid như hesperitin và naringinin. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng nước cam làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như chống lại bệnh ung thư vú, ung thư gan và ruột kết.
Kháng viêm
Các nhà khoa học cũng cho biết nước cam có đặc tính chống viêm. Nếu bạn gặp phải nhiều đau đớn liên quan đến bệnh viêm khớp, nước cam thực sự có thể giúp làm giảm tình trạng này.
Tránh cảm cúm
Uống một ly nước cam mỗi ngày có thể giúp bạn không thường xuyên phải gặp bác sĩ. Trong nước cam có chứa tỷ lệ cao vitamin C, chất rất hữu ích trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Nhờ đó, bạn sẽ ít mắc phải nhiều bệnh phổ biến như cảm lạnh và cúm.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước cam có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bởi nó có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu.
Nhanh lành vết thương
Ngoài ra, trong nước cam còn chứa folate, một vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới và thúc đẩy quá trình chữa lành các vết thương.
Tốt cho da
Bạn mong muốn có làn da đẹp? Nên ăn một quả cam mỗi ngày. Cam giàu vitamin C và beta carotene, sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa da. Cam cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do. Một ly nước cam hàng ngày sẽ giúp da sáng tự nhiên.
Chống lão hóa cho làn da
Cam có đầy đủ beta-carotene là một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ bảo vệ các tế bào khỏi bị thiệt hại, đồng thời bảo vệ da khỏi các gốc tự do và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
Cách trồng cây cam sớm
Điều kiện đất trồng
Giống cam chín sớm dễ trồng và không kén đất. Loại đất thích hợp nhất trồng cam là đất thịt có tầng canh tác dày và tơi xốp. Từ khi trồng đến năm thứ 3 trở đi cây cho thu hoạch đều hàng năm
Tiêu chuẩn chọn giống
Hiện nay việc trồng cây cam sớm theo hình thức ghép cành cây lên giốc cây bưởi hạt. Cây con giống được tách ra sẽ giữ nguyên bộ gen của cây mẹ nên cho chất lượng ổn định và không bị thoái hóa.
Thời vụ trồng và chuẩn bị hố trồng
Cam sớm thường được trồng vào khoảng tháng 5-7 hàng năm. Mùa này lượng mưa nhiều nen caaysinh trưởng và phát triển tốt nhất mà không cần phải chăm bón nhiều.
Trước hi trồng cam sớm cần tiến hành làm đất cho kĩ. Cày xới cho đất tơi xốp và loại bỏ cỏ dại xung quanh nơi trồng. Lên luống cho đất ở những nơi trũng thấp. Tiến hành đào hố trồng với kích thước tối đa 50x50x50cm. Trước khi trồng 1 tháng cần bón lót cho đất một lượng phân chuồng hoai mục, phân Lân và vôi bột khử trùng mầm bệnh bên dưới.
Khi trồng cây nên chọn thời điểm chiều mát hoặc sáng sớm. Khi trồng bóc lớp túi nilon bầu đất ra và nhẹ nhàng trồng xuống đất hướng cây đứng thẳng. Lấp đất lại rồi tưới nước luôn cho cây để giúp cây nhanh bén rễ. Duy trì độ ẩm trong khoảng 1 tháng sau khi trồng.
Tỉa cành tạo tán cho cam sớm
Cây cam sớm có hệ tán khá phát triển và cây có chiều cao trung bình. Người trồng hiện nay thường điều chỉnh cho tán cây thấp và mọc ngang đâm nhiều cành để tiện công chăm sóc cũng như tăng năng suất.
Khi cây trồng khoảng 5 tháng chiều cao của cây sẽ hơn 1,5 m. Lúc này các cành đã phát triển khá to. Bạn chọn lấy 3-4 cành chính để giữ lại còn đâu cắt tỉa hết. Với mỗi cành chính cắt tỉa phần ngọn đi để cây đâm ra chồi nhánh cấp 1. Cứ như thế bạn tiến hành tạo cành nhánh cấp 2-3 cho cây và cố định tán tròn cho cây.
Định kì sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt tỉa bỏ những cành yếu, cành khô héo và cành vượt. Vào thời kì ra quả thì cắt tỉa bớt lá để tạo độ thông thoáng cho cây giúp quả hấp tốt ánh nắng mặt trời.
Chế độ bón phân tưới nước
Cây cam sớm yêu cầu chế độ nước ở mức trung bình. Chính vì thế mà định kì 3 ngày tưới nước cho cây một lần vào thời kì phát triển. Khi muốn cây nở hoa bạn ngừng tưới nước khoảng 2 tuần rồi sau đó tưới nước lại thì cây sẽ ra hoa đồng loạt.
Chế độ bón phân
Để cam sớm phát triển tốt khỏe mạnh và nhanh cho ra quả thì việc bón phân là điều cần thiết. Cũng giống như các giống cam khác thì trong quá trình phát triển bạn nên bón phân định kì năm 3 lần cho cây mỗi lần cách nhau 3 tháng rưỡi. Mỗi gốc bạn bón 10kg phân chuồng ủ hoai mục, 1kg phân NPK và phân kích thích lá. Lần sau hơn lần trước khoảng 10%. Nên tưới vào buổi chiều mát để giúp phân bón thẩm thấu xuống đất không bị bốc hơi bay mất.
Chú ý để kích thích cây ra hoa đúng mùa bạn dừng bón phân và tưới nước 1 tháng trước đó. Sau khi cây ra quả bón phân lại bình thường. Năm nào cây cho thu hoạch cao thì bón phân tăng lên để giúp cây phát triển tốt hơn vào năm sau.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây cam sớm
Giống như cam đoài, cam sành thì cam sớm cũng gặp phải một số bệnh hại cây như bệnh đốm lá, bệnh thối quả và rễ. Sâu non xâm nhập vào quả non và cắn phá làm hỏng thối quả non. Để phòng trừ loại sâu này bạn có thể quét vôi ngang gốc cây và phun một số chế phẩm sinh học diệt trừ sâu như Trebon phun đều lên cây làm 2 lần.
Định kì cần nhổ sạch cỏ dại và vun xới gốc cho thật tơi xốp để tránh mầm bệnh ảnh hưởng đến rễ.
Thu hái và bảo quản
Sau khi ra hoa và tạo quả thì 1 tháng sau đó bạn đã có thể thu hoạch được vụ cam sớm đầu tiên. Thường cây năm thứ 2 trở đi sẽ cho thu hoạch đều. Khi thu hái chú ý nhẹ tay để không làm dập quả. Bảo quản nơi khô thoáng sẽ giúp lê vàng giữ được độ tươi ngon lâu hơn.
Kết.
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ đến các bạn những thông tin cơ bản như đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và đặc biệt là cách trồng và chăm sóc cây cam sớm. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!
- Hoa lan sơn thủy tiên – Nguồn gốc, phân loại, cách trồng và chăm sóc hoa lan sơn thủy tiên
- Cây dây leo thường xuân – Cách trồng và chăm sóc dây thường xuân
- Hoa Hồng – Đặc điểm, Ý nghĩa và phân loại Hoa hồng
- Cá Chình – Những thông tin về cá Chình bà con nông dân cần biết
- Cây Ngâu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc