Cây Ba Gạc là một loại thuốc được sử dụng trong Đông y, nước sắc của Ba Gạc có tác dụng làm hạ huyết áp, tim đập chậm, an thần gây ngủ. Nước sắc ba gạc có tác dụng làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương, làm tim đập chậm, lại có tác dụng an thần và gây ngủ. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về cây ba gạc qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Tác dụng của cây Ba gạc
Đối với huyết áp: dùng nước sắc ba gạc nghiên cứu trên thỏ và cho thấy có tác dụng giảm áp rõ với liều 0,5/kg thân thể súc vật (bộ môn Sinh Lý Đại học Y Dược Hà Nội 1960).
Đối với tim: trên tim ếch cô lập và tại chỗ thấy nước sắc ba gạc làm chậm nhịp tim (do Ajmalin). Trên hệ mạch ngoại biên của thỏ không thấy có tác dụng trên mạch máu ngoại biên.
Trên ruột thỏ cô lập thấy liều nhẹ làm tăng nhu động ruột.
Trên hệ thần kinh trung ương thấy không làm giảm sốt.
Có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ (do Reserpin, Retxinamin).
Reserpin được coi là alcaloid quan trọng nhất, đại biểu cho dược tính của ba gạc. Hai tác dụng dược lý quan trọng của reserpin được xử dụng trong điều trị là hạ huyết áp và an thần.
Reserpin làm hạ huyết áp cả trên súc vật gây mê hoặc không gây mê. Tác dụng này xuất hiện chậm và kéo dài.Cơ chế tác dụng hạ áp là do làm cạn dần kế hoạch dự trữ chất dẫn truyền trung gian noradrenalin trong các dây thần kinh giao cảm, được coi như hiện tượng cắt hệ thần kinh giao cảm bằng hóa chất. Reserpin không có tác dụng làm liệt hạch, có tác dụng làm chậm nhịp tim, làm giãn các mạch máu dưới da.
Đối với mắt: reserpin có tác dụng thu nhỏ đồng tử một cách rõ rệt (một trong những triệu chứng sớm nhất sau khi dùng thuốc).
Reserpin còn làm sa mi mắt, làm thư giãn mi mắt thứ 3 (Nictitating membrane) của mèo và chó.
Đối với hệ tiêu hóa: reserpin làm tăng nhu động ruột và bài tiết phân.
Đối với thân nhiệt: sau khi dùng reserpin có sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt.
Đối với hệ nội tiết: reserpin có tác dụng kích thích vỏ tuyến thượng thận giải phóng các corticoid. Có tác dụng kháng lợi niệu yếu. Trên chuột cống cái, reserpin làm ngừng chu kỳ động dục, ức chế sự phóng noãn. Trên chuột đực, ức chế sự phân tiết Androgen.
Giới thiệu chung về cây Ba Gạc
Đặc điểm
Cây thấp, cao 1- 1,5m. thân nhẵn, có nốt sần. lá mọc vòng 3 lá một, có khi 4 -5 lá, hình mác, dài 6 -11cm, rộng 1,5-3cm. Hoa hình ống, màu trắng, phình ở họng, mọc thành kim, tán ở kẽ lá. Quả đôi, hình trứng, khi chín màu đỏ tươi. Toàn cây có nhựa mủ. Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 10.
Phân bố
Mọc hoang ở khắp nơi rừng núi Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa. Chưa được trồng. Có thể trồng bằng hạt hay dâm cành. Thu hoạch rễ quanh năm nhưng tốt nhất vào thu đông. Đào rễ về rửa sạch đất, phơi hay sấy khô. Cần chú ý bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất. Từ 1959, Đỗ Tất Lợi đã phát hiện lại và đặt vấn đề khai thác để chế thuốc chữa huyết áp ở Việt Nam (1963, Die Pharmacìe 10:709-710)
Thành phần hóa học
Trong rễ và lá có Alcaloid (0,9-2,12% ở rễ, 0,72 – 1,69 ở lá) trong đó quan trọng nhất là 1 Alcaloid gọi là Rauwolfia A, công thức thô C25H28N2O2, còn có Reserpin, Ajmalin, Ajmalixin và secpentin
Cách chế biến cây Ba gạc
Cây Ba Gạc có thể sử dụng bằng cách dùng tươi, khô hoặc nấu thành cao.
Cách trồng, chăm sóc cây ba gạc
Ba gạc ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình 22-23oC. Cây sống ở nơi ánh sáng yếu, nhưng trồng ở chỗ rãi nắng, cây vẫn sống được. Cây ưa đất pha cát, ẩm, nhiều mùn và thoát nước, chịu được úng nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Những chỗ đất kho cằn khong thích hợp với Ba gạc.
Có thể trồng bằng hạt hay hom thân cành. Hạt tươi có tỷ lệ mọc cao hơn hạt khô. Khi quả chín, ngắt từng quả, ngâm nước độ 10 giờ. Sau đó, chà sát bỏ thịt quả và hạt lép. Hạt tốt chimg trong nước. Đem hạt ngâm trong nước ấm 40oC (1 sôi, 3 lạnh) trong 10-12 giờ. Vớt hạt để ráo nước rồi đem gieo. Thu hạt đến đau gieo ngay đến đó. Gieo hạt vào mùa thu, cs thể đánh trồng vào mùa xuân (tháng 3-4). Thời vụ này thích hợp và tỷ lệ cây sống cao. Có thể phơi khô hạt, cất nơi cao ráo, thoáng mát.
Chọn đất tiện tưới tiêu nước, đảm bảo đát luôn ẩm, tơi xốp, độ pH = 5-6,5 để làm vườn ươm. Làm đất nhỏ, lên luống cao 15- 20cm, mặt luống rộng 80cm. Sau đó tiến hành gieo hạt. Gieo theo hàng cách nhau 20cm hoặc gieo vãi, hàng cách nhau 2-3cm, gieo xong lấp đất dày 1cm, phủ rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm. Khi hạt mọc đều, bỏ rơm rạ và đảm bảo đất luôn ẩm và sạch cỏ. Nếu cây còi cọc, lá vàng, có thể tưới thúc phân chuồng loãng hoặc phân đạm.
Ngoài nânh giống bằng hạt, có thể nhân bằng hom thân cnhf. Kỹ thuật làm vườn ươm tương tự như gieo hạt. Chọn cành bánh tẻ, chặt thành đoạn 15-20cm. Gốc hom nên chặt hơi vát. Cắm cành chếch 45o và để hở ngọn hom 2-3cm. Khoảng cách cành giâm 20 x 10cm. Sau đó nén chặt đất, phủ luống bằng rơm rạ, tưới nước giữ ẩm và đảm bảo luôn sạch cỏ. Sau 7-10 ngày, cành bắt đầu mọc mầm, và 15-20 ngày bắt đầu mọc rễ. Khi mầm mọc dài 3-5cm, có thể thúc bằng nước phân chuồng hay phân đạm. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành chỉ giải quyết giống tại chỗ. Thời vụ ươm và trồng tương tự như gieo hạt.
Khi đưa ra trồng để sản xuất, cần chọn khu đất ven đồi, rừng hoặc thung lũng pha cát, nhiều mùn ẩm. Nếu khai hoang, phải tiến hành làm đất trước 1 tháng. Cuốc đất sâu độ 20cm, để ải. Khi trồng, làm đất tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ và rễ cây. Lên luống cao khoảng 20cm, rộng 50-70cm tuỳ từng loại ba gạc. Bổ hốc sâu 15cm, bón lót 10 tấn phân chuồng trọn hoặc ủ 200kg supe lân/ ha. Trộn phân và đất cho đều rồi tiến hành trồng. Bứng cây giống đến đâu trồng ngay đến đó. Trồng với khoảng cách 50 x 50cm (đối với loài R. verticilata và R. vomitoria), 40 x 50cm hoặc 40 x 40cm đối với những loài thấp cây. Mỗi luống trồng hai hàng, trông đến đâu tưới ngay đến đó. Sau khi trồng đảm bảo đất luôn luôn ẩm và làm cỏ vun xới mỗi tháng một lần. Khi cây giao tán có thể ngừng. Mùa đông năm thứ nhất cần vun xới, làm cỏ và bón thúc 5 tấn phân chuồng để cây ngủ qua đông. Bón giữa 2 hàng cây. Sang năm thứ 2, việc chăm sóc đơn giản hơn. Thường làm cỏ vào 2 tháng 5 và 8.
Trồng Ba gạc sau 2 năm có thể thu hoạch.
Khả năng di thực: Cây Ba gạc có khả năng phát triển tốt ở những vùng có khí hậu mát mẻ.
Khả năng phát triển vùng chuyên canh: Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh. Loài này đã được khai thác làm thuốc triệt để và liên tục từ nhiều năm nay, nên hiện nay cây đã hiếm dần.
Lưu ý khi sử dụng cây Ba Gạc
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây ba gạc hoa đỏ?
Cây ba gạc hoa đỏ có thể gây ra một số tác dụng phụ như nghẹt mũi, đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, ăn mất ngon, buồn ngủ, co giật, các triệu chứng giống Parkinson, hôn mê và phản ứng chậm.
Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Trước khi dùng cây ba gạc hoa đỏ bạn nên lưu ý những gì?
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây ba gạc hoa đỏ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của cây ba gạc hoa đỏ như thế nào?
Phụ nữ mang thai không nên dùng cây ba gạc hoa đỏ vì các chất hoá học của thảo dược này có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng cây ba gạc hoa đỏ vì các chất chứa trong thảo dược có thể đi vào sữa mẹ và có thể gây hại cho trẻ sơ sinh. Bạn không nên sử dụng cây ba gạc hoa đỏ cho người già, trẻ em hoặc người sắp phẫu thuật.
Cây ba gạc hoa đỏ có thể tương tác với những yếu tố nào?
Cây ba gạc hoa đỏ có thể tương tác với:
Rượu và các thức uống có cồn: khi bạn dùng một lượng lớn cây ba gạc hoa đỏ cùng với rượu, bạn có thể bị buồn ngủ quá mức;
Digoxin (Lanoxin®): khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với digoxin, thảo dược này có thể làm giảm hiệu quả của digoxin;
Levodopa: khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với levodopa, thảo dược này có thể làm giảm hiệu quả của levodopa;
Thuốc chống trầm cảm (MAOIs): cây ba gạc hoa đỏ chứa một chất hóa học có thể làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm. Một số loại thuốc dùng để chống trầm cảm bao gồm phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®) và các loại thuốc chống trầm cảm khác;
Thuốc trị bệnh thần kinh: khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với một số thuốc để điều trị tâm thần, bạn có thể mắc nguy cơ cao hơn về các tác dụng phụ về thần kinh. Các thuốc điều trị bệnh thần kinh bao gồm chlorpromazine (Thorazine®), clozapine (Clozaril®), flupenedazin (Prolixin®), haloperidol (Haldol®), olanzapine (Zyprexa®), perphenazine (Trilafon®) prochlorperazine (Compazine®), quetiapine (Seroquel®), risperidone (Risperdal®), Thioridazine (Mellaril®), thiothixene (Navane®) và những thuốc khác;
Propranolol (Inderal®): khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với propanolol (Inderal®), huyết áp của bạn có thể bị thấp quá mức.;
Thuốc an thần: khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với thuốc an thần, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ quá mức;
Thuốc kích thích: khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với thuốc kích thích, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng bao gồm tăng nhịp tim và huyết áp cao. Một số thuốc kích thích bao gồm diethylpropion (Tenuate®), epinephrine, phentermine (Ionamin®), pseudoephedrine (Sudafed®) và nhiều thuốc khác.
Kiêng kỵ khi sử dụng cây Ba Gạc
Không nên dùng Reserpin và các chế phẩm từ Ba Gạc trong các trường hợp dạ dày tá tràng bị loét, nhồi máu cơ tim, hen suyễn.
Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về hiệu quả điều trị, mức độ an toàn và những điều cần lưu ý nếu có ý định sử dụng vị thuốc. Ngoài ra người bệnh nên sử dụng vị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian điều trị bệnh. Chúng tôi không đưa ra những thông tin, lời khuyên và các phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Xem thêm: Cây khiếm thực – Một vị thuốc tiên trong chưa trị các loại bệnh về sinh lý
Kết
Trên đây, baokhuyennong.com đã tổng hợp thông tin cơ bản về cây Ba gạc, liều lượng, cách dùng và những phương thuốc chữa bệnh từ dược liệu. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn.
- Cây Cỏ Mực – Đặc điểm, công dụng, những lưu ý khi sử dụng
- Cây Trúc Quân Tử – Cây thể hiện tính ngay thẳng của người quân tử
- Cây Tắc Kè Đá – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cây Dong Riềng Đỏ – Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cá hồng đăng – Đặc điểm sinh thái cá hồng đăng