Cá Thác Lác – Đặc điểm sinh học của loại Cá Thác Lác

Cá Thác Lác loại cá được sử dụng làm thực phẩm ở một số quốc gia. Bên cạnh làm thực phẩm, bằng vẻ bề ngoài thu hút, cá thát lát còn là một trong những dòng cá cảnh được nhiều người vô cùng yêu thích. Hiện mô hình nuôi cá nàng hai làm giàu đang phát triển rất mạnh tại nước ta. Cùng chúng tôi tìn hiểu thêm một số thông tin về loại cá này qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Nguồn gốc Cá thác lác

Ở nước ta, cá thác lác (thát lát) là một giống cá khá phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và được nuôi làm cá cảnh ở rất nhiều địa phương. Chính vì vậy, dòng cá này không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về dòng cá này và tác dụng của chúng. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin thú vị về dòng cá này.

Cá thát thát có tên gọi tiếng anh Notopterus notopterus thuộc họ cá thát lát phát hiện năm 1769. Trong họ cá thác lác có khoảng 8 – 10 loài có hình dáng gần giống với cá rồng.

Nguồn gốc Cá thác lác
Nguồn gốc Cá thác lác

Cá thát lát sinh sống chủ yếu ở các vùng nước lợ thuộc khu vực châu Phi và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á  – trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm ngoại hình cá thác lác

Cá thác lác có thân hình khá nhỏ, mỏng và dẹt gần giống với thân hình cá rồng và cá bơn. Cá thát lát khi trưởng thành có thể dài từ 20 – 150cm (tùy vào từng dòng cá thát lát).

Cá khi trưởng thành cơ thể có thể đạt đến cân nặng 500g, cân nặng trung bình khoảng 200g.

Thân hình cá thác lác thuôn dài, bao bọc xung quanh cơ thể của cá là những chiếc vây lưng dày đặc nhỏ giống hệt với dòng cá bơn. Phần vây hậu môn của cá dài hơn so với tất cả các loại vây và nối liền với vây đuôi.

Cá Thác Lác - Đặc điểm sinh học của loại Cá Thác Lác 1

Phần đầu của cá có kích thước nhỏ, miệng cá khá to so với tỷ lệ đầu và ngắn. Phần rãnh miệng kéo dài đến phần ổ mắt. Mắt cá thát lát khá to và lồi.

Cá thát lát thường có màu xám đậm ở lưng và trắng bạc ở phần bụng, Phần dưới của nắp mang thường có màu vàng sáng. Ở một số loài cá thác lác có đốm đen trên người rất đẹp.

Cá thác lác sống ở đâu?

Cá thác lác có môi trường sống khá rộng rãi, chúng phân bổ ở hầu hết ở vùng nước tự nhiên trên thế giới. Tuy nhiên chúng lại tập trung nhiều ở vùng châu Á – nhất là khu vực Ấn Độ và các nước thuộc Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, cá thát lát tự nhiên sinh sống chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sông Đồng Nai, khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Cá thác lác ngon nhất ở Việt Nam là ở khu vực hồ Lắk thuộc vùng đất Đắk Lắk (nơi đây rất nổi tiếng với món chả cá thát lát).

Cá Thác Lác - Đặc điểm sinh học của loại Cá Thác Lác 2

Cá thác lác sinh sản thế nào?

Cá thác lác bắt đầu chu kỳ sinh sản khi chúng đến tuổi trưởng thành (thông thường cá đến độ tuổi trưởng thành sẽ có kích thước khoảng 200g).

Cá thác lác cảnh sinh sản bắt đầu vào khoảng tháng 5 – 7 hàng năm.

Cá thát lát là dòng cá để trứng, chúng thường đẻ trứng bám chặt vào các mỏm đá (một lần sinh sản cá thát lát có thể đẻ được 300 – 1000 trứng).

Trứng sau khi đẻ được cá đực bảo vệ (cá đực sẽ thường xuyên dùng đuôi vẫy nước để giúp trứng nhanh nở).

Cá Thác Lác - Đặc điểm sinh học của loại Cá Thác Lác 3

Phân loại cá thát lác

Trên thế giới có khoảng chục loài cá thác lác, tuy nhiên chúng tôi sẽ giới thiệu 3 loại cá thác lác kiểng xuất hiện nhiều nhất ở các vùng nước của Việt Nam.

Cá thát lát cườm

Cá thát lát cườm có tên gọi tiếng anh khoa học là Chitala ornata. Dòng cá này có thâm hình màu xám bạc và khu vực lưng có màu xanh đậm ánh bạc. Khi còn nhỏ, cá thác lác cườm thường có các sọc dài màu đốm nâu.

Khi cá trưởng thành thì biến thành những đốm màu đen, viền bên ngoài màu trắng. Ngoài đặc điểm màu sắc, cá thác lác cườm còn có bộ lưng gù và chiếc đầu nhỏ và nhọn rất đặc trưng.

Cá thác lác cườm là dòng cá thát lát có màu sắc đặc biệt và đẹp nhất trong các dòng cá thát lát. Chính vì vậy, chúng thường được nuôi làm cảnh trong các bể cá.

Cá thát lát nàng hai

Cá thác lác nàng hai có tên tiếng anh khoa học Chitala chitala. Dòng cá này thường sống ở Ấn Độ và một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Dòng cá thác lác nàng hai là dòng cá chuyên làm thực phẩm và được nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Cá thát lát nàng hai có thân hình giống với cá thát lát cườm. Tuy nhiên, chúng lại không có dải đốm đen dọc thân hình. Thay vào đó, phần đuôi của cá thát lát nàng hai có 2 đốm đen.

Cá thát lát nàng hương

Cá thát lát nàng hương có tên tiếng anh là Chitala blanci. Dòng cá thát lát này xuất hiện nhiều nhất tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.

Dòng cá thác lác nàng hương có đầy đủ những đặc điểm giống với các dòng cá thác lác khác.

Tuy nhiên, màu sắc cơ thể của chúng có điểm khác biệt khá độc đáo – phần da trên thân có màu đốm đen giống với da của con báo.

Hướng dẫn cách nuôi cá thác lác

Cá thát lát cườm, dòng cá được sử dụng nuôi làm cảnh trong các bể cá cảnh phong thủy. Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi cá thát lát cườm làm cảnh:

Cá Thác Lác - Đặc điểm sinh học của loại Cá Thác Lác 4

Bể nuôi cần phải được thiết kế chắc chắn, thường làm bằng kính chịu lực. Bể cá không cần quá to (chiều dài chỉ cần khoảng 75cm trở lên).

Bên trong bể cá nên trang trí thêm sỏi trắng, một vài cây thủy sinh, bóng đèn, sục khí và lọc nước.

Nhiệt độ nước trong bể luôn đạt từ 26 – 30 độ C, độ pH trong bể luôn dao động trong khoảng 7 – 8,5, lượng oxy trong bể luôn phải đạt từ 3mg/lít.

Một tuần nên thay nước cho cá từ 1 – 2 lần. Mỗi lần chỉ nên thay 2/3 lượng nước ở trong bể. Khi thay nước phải chú ý đến độ axit và lượng khí cl2 có ở trong môi trường nước.

Cá thát lát là dòng cá nhỏ sinh sống trong môi trường nước và là một dòng ăn tạp. Thức ăn của cá thát lát thường là những dòng cá nhỏ hơn kích cỡ của chúng, tôm nhỏ, sinh vật phù du và những ấu trùng ở trong nước.

Cá thác lác ăn gì?

Khi nuôi cá thát lát trong bể các bạn nên mua thức ăn dạng khô dành cho cá (dạng thức ăn này chứa đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cho cá).

Thỉnh thoảng mua thêm loăng quăng, sâu về để cho cá ăn hoặc thịt heo xay nhỏ.

Nên cho cá ăn 2 lần/ngày, nên cho cá ăn vào thời điểm tối (đây là khoảng thời gian hoạt động mạnh nhất của cá thác lác.

Các bệnh thường gặp ở cá thác lác

Cá thác lác có sức khỏe tương đối ổn định, tuy nhiên nếu cách nuôi không hợp lý các rất dễ mắc một số bệnh. Một vài bệnh thường gặp ở cá thác lác: nấm vảy, lồi mắt, nấm đuôi, cá bị stress…

Để khắc phục tình trạng bệnh, các bạn nên cho cá ra cách ly và nhỏ thuốc tím hoặc muối sinh lý vào nước để chữa bệnh cho cá.

Để cá thát lát khi nuôi không mắc những chứng bệnh này, các bạn không nên nuôi chung quá nhiều loại cá, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường nước cho cá.

Đặc biệt, không nên để quá nhiều lượng thức ăn dư thừa trong bể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước.

Kỹ thuật chọn cá thát lát giống

Nên mua cá ở những cửa hàng uy tín chuyên cá cảnh có nguồn gốc rõ ràng (không nên mua ở những hàng dong ngoài đường).

Khi chọn cá nên nhìn vào kích thước của cá (không nên chọn cá quá bé, như vậy rất khó nuôi và dễ chết), thân hình của cá không bị trầy xước, cá bơi phải nhanh nhẹn thì mới nên mua.

Khi mua cá thát lát con về không nên thả ngay vào bể. Nên nuôi cá ở bể nhỏ khoảng 2 – 3 ngày để theo dõi sức khỏe rồi mới thả vào bể (để tránh tình trạng nhiễm bệnh cho những chú cá có sẵn ở trong bể nuôi).

Kinh nghiệm làm Câu Cá Thác Lác

Mồi câu cá nàng hai nhạy nhất chính là sử dung tép, tôm nhỏ, trứng kiến, nhộng tằm… Đặc biệt là nhộng tằm, chỉ vừa mới thả xuống nước là cá thác lác đã lao tới đớp ngay.

Cần câu bạn nên chọn mua các loại cần gỗ, cầm vừa tay độ dài khoảng 5m. Dây câu mảnh, nên sử dụng lưỡi câu số 9 tương tự như lưỡi câu cá rô phi.

Lưỡi sau khi mua về bạn buộc vào dây, phao nên chuẩn bị loại nhỏ vừa phải

Địa điểm thả cần nên là những nơi có nước sâu, hoặc những khu vực có nhiều thân cây mục nát. Đây là những nơi cá thát lác thường làm tổ và trú ngụ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cá thác lác do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết này của chúng tôi, các bạn sẽ có thêm nhiều những thông tin hữu ích về loài cá thát lát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *