Cá cờ – Có những loại cá cờ phổ biến nào?

Cá cờ là loài cá biển sống gần bờ, Nuôi cá cờ làm cảnh không chỉ đem lại thú vui, đẳng cấp cho các dân chơi cá sành sỏi mà chúng còn đem lại sự may mắn, thành công trong công việc cũng như học hành thi cử. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin đến loại cá này qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Cá cờ

Cá cờ
Cá cờ
  • Tên Việt Nam: Cá cờ
  • Tên latin: Macropodus Opercularis
  • Tên tiếng anh: Paradise fish
  • Họ: Cá tai tượng Osphronemidae
  • Bộ: Cá vược Perciformes

Mô tả

Kích thước tối đa 6.7 cm nhưng có thể lớn đến 8 cm trong môi trường nuôi dưỡng. Số lượng gai vây lưng (tia cứng): 11 – 17; tia vây lưng (tia mềm): 5 – 10; gai vây hậu môn 7 – 22; tia vây hậu môn: 9 – 15; đốt sống: 27 – 29. Đuôi hình chiếc nĩa, ở cá đực hai thuỳ đuôi kéo dài; viền ngoài gần gốc đuôi có hình răng cưa nhọn; có một chấm xanh viền đỏ nổi bật trên nắp mang; ở mẫu vật, trên thân có 7-11 sọc nổi bật và đậm màu trên nền vàng nhạt (ở cá thể sống là những sọc xanh trên nền thân màu hanh đỏ); một vạch đen kéo dài từ miệng qua mắt đến chấm xanh trên nắp mang, đầu và lưng có nhiều chấm đen, khe và viềnvảynhạt màu hơn vảy.

Đặc điểm hình thái của cá cờ
Đặc điểm hình thái của cá cờ

Sinh học

Sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, gần bề mặt, độ pH: 6.0 – 8.0; độ cứng dH: 5 – 19, nhiệt độ: 16 – 26°C. Cá đực thường hung dữ và đá nhau tranh giành lãnh thổ, nhất là trong mùa sinh sản. Chúng chọn nơi yên tĩnh để nhả bọt và dẫn dụ cá cái đến để đẻ trứng, tổ bọt thường có bán kính xấp xỉ 15 cm, số lượng trứng có thể lên đến 300, sau khi thụ tinh trứng được cá bố mẹ nhả lên tổ bọt và cá đực tiếp tục chăm sóc trứng. Trứng nở sau 1 ngày. Sau 3 ngày thì cá con bơi lội tự do được. Thức ăn của cá bột là những vi sinh vật có sẵn trong nước.

Cá cờ Sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt
Cá cờ Sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt

Nơi sống và sinh thái

Cư ngụ ở những vùng nước trũng, từ vùng bụi hoang ven bờ hay vũng nước tù ở gần sông, suối cho đến những con kênh dẫn nước bên cạnh những ruộng lúa. Ở Việt Nam, loài này còn xuất hiện ở vùng cao nguyên thượng nguồn của sông Đồng Nai. Chúng có thể sống nơi nước đục và nghèo ô-xy hoà tan (nhờ khả năng thở trực tiếp). Thức ăn bao gồm tất cả những loài động vật thuỷ sinh kích thước nhỏ kể cả cá nhỏ.

Nơi sống và sinh thái của cá cờ
Nơi sống và sinh thái của cá cờ

Phân bố

Các tỉnh phiá Bắc trải dài từ Vinh đến Tuy Hoà (ngoại trừ lưu vực sông Hương nơi chảy ra Huế và thị trấn Đông Hà , Quảng Trị). Loài này còn xuất hiện ở thượng nguồn sông Đồng Nai (chảy qua Sài Gòn). Thế giới: Lào, Campuchia, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Giá trị sử dụng

Loài cá được nuôi làm cảnh, cá cờ là loài cá cảnh thứ hai sau cá vàng được nhập cảnh vào châu Âu (Pháp 1869, Đức 1876), không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi.

Cá cờ đen

Tên Việt Nam: cá cờ, lia thia, thia đá, săn sắt

Tên Latin: Macropodus spechti (Schreitmüller, 1936)

Tên tiếng Anh: black paradise fish

Họ: cá tai tượng Osphronemidae, phân họ: cá cờ Macropodinae

Bộ: Perciformes

Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

Loài cờ đen Macropodus spechti có các chấm đen đặc trưng trên vây lưng và đuôi. Loài đặc hữu của Việt Nam. Chúng được phát hiện ở Huế và Hội An

Mô tả: kích thước tối đa 5.8 cm. Số lượng gai vây lưng (tia cứng): 11 – 15; tia vây lưng (tia mềm): 4 – 9; gai vây hậu môn: 17; tia vây hậu môn: 11 – 14; đốt sống: 28 – 30. Chấm trên nắp mang rất mờ hoặc không có, thân có 4-12 sọc rất nhạt màu trên nền nâu nhạt hay không có gì hết, đầu và lưng không có chấm đen, khe và viền vảy đậm màu hơn vảy, chóp vây bụng (hay còn gọi là kỳ) màu đỏ, chấm và sọc đen trên vây lưng và đuôi, phần phía trước của vây lưng và đuôi có màu xanh, tia đuôi kéo dài có màu trắng hay đen ở gần chóp.

Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, gần bề mặt, độ pH: 6.5 – 7.8; độ cứng dH: 20, nhiệt độ: 20 – 26°C.

Nơi sống và sinh thái: cư ngụ ở những dòng suối nhỏ, trong bụi hoang ven bờ hay vũng nước tù hay những con kênh dẫn nước bên cạnh những ruộng lúa.

Phân bố: lưu vực sông Hương và sông Thu Bồn. Loài đặc hữu.

Giá trị sử dụng: loài cá được nuôi làm cảnh, không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi.

Cá cờ đỏ

Tên Việt Nam: cá cờ, lia thia, rô thia, săn sắt

Tên Latin: Macropodus erythropterus (Freyhof & Herder, 2002)

Tên tiếng Anh: Vietnamese paradise fish, red paradise fish

Họ: cá tai tượng Osphronemidae, phân họ: cá cờ Macropodinae

Bộ: Perciformes

Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

Loài cá cờ đỏ Macropodus erythropterus có lưng màu hanh đỏ. Loài đặc hữu của Việt Nam. Chúng được phát hiện ở các tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình

Mô tả: kích thước tối đa 6.5 cm. Số lượng gai vây lưng (tia cứng): 12 – 16; tia vây lưng (tia mềm): 6 – 8; gai vây hậu môn: 17; tia vây hậu môn: 13 – 17; đốt sống: 29. Chấm trên nắp mang rất mờ hoặc không có, thân có từ 10-12 sọc nhạt màu, đầu và lưng không có chấm đen, khe và viền vảy rất đậm màu so với vảy, chóp vây bụng (hay còn gọi là kỳ) màu đỏ, chấm và sọc đỏ nâu trên vây lưng và đuôi, các tia vây màu nâu nhạt, lưng màu hanh đỏ và phần thân phía trên vây hậu môn có màu xanh dương hay xanh lục ánh kim.

Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, gần bề mặt.

Nơi sống và sinh thái: cư ngụ ở ven bờ những dòng suối nhỏ nơi có nhiều thực vật nổi và rễ cây.

Phân bố: sông Gianh, sông Cam Lộ, thị trấn Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, thị trấn Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Loài đặc hữu.

Giá trị sử dụng: loài cá được nuôi làm cảnh, không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi.

Xem thêm: Cá cầu vồng – Thông tin và kỹ thuật nuôi cá cầu vồng

Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến cá cờ do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá cờ là một phần quan trọng của hệ sinh thái đại dương và đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quần thể con mồi. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ đem lại cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *