Cá Bớp còn có tên gọi khác là cá Giò sinh sống trong môi trường nước biển. Loài cá này rất phổ biến và thân quen với những người dân miền biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Phú Quốc….Vì vậy đối với những người dân tỉnh khác chưa biết nhiều về loài cá này. Chính vì thế trong bài viết này BaoKhuyenNong sẽ giới thiệu đến tất cả các bạn đọc những thông tin thú vị về cá Bớp.
Đặc điểm chung của cá Bớp
Cá Bớp là cá gì
Cá Bớp là dòng cá có kích thước lớn có giá trị thương phẩm rất cao. Thịt của cá giò có thể chế biến thành rất nhiều món ăn. Không chỉ có vậy, thịt của cá giò còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao.
Cá Bớp còn có tên tiếng anh là Rachycentron canadum. Người Việt Nam ta ngoài gọi là cá bớp còn có một số cái tên khá như: cá giò, cá bóp.
Dòng cá này thuộc họ Rachycentridae và được tìm thấy vào năm 1766.
Cá bớp trước đây được xếp vào bộ cá vược nhưng ngày nay chúng được xếp vào bộ cá khế và phân bổ ở hầu hết các vùng biển trên thế giới.
Đặc điểm hình thái của cá Bớp
Cá bớp là dòng cá kích thước lớn, thông thường một chú cá bớp khi trưởng thành có thể nặng từ 5 – 10 cân (có những con còn nặng hơn 10 cân).
Phần đầu của cá giò khá to, miệng rộng, hàm răng tương đối sắc nhọn có dạng lưỡi cưa. Mắt của cá khá bé so với tỷ lệ đầu và cơ thể của chúng.
Thân hình của cá giò khá tròn và thuôn dài. Phần da tương đối dày, bên dưới lớp da là một lớp mỡ dày.
Đây là đặc điểm giúp cơ thể của chúng có thể dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết.
Cá giò là dòng cá có vảy, tuy nhiên vảy của chúng rất nhỏ và cứng tập trung nhiều ở phần gáy lưng (khu vực gần đầu).
Phần lưng có vây dài và lớn, gần mang có 2 vây sắp xếp song song . Phần đuôi của cá giò khá cứng và được chia thùy ở giữa, giống như hình lưỡi liềm.
Cá giò thường có màu xám đen, phần bụng hơi có màu xám trắng. Tùy vào môi trường nước mà màu của cá sẽ có độ đậm nhạt khác nhau.
Tuổi thọ trung bình của cá bớp vào khoảng 15 năm.
Đặc điểm môi trường sống
Cá bớp là dòng cá sống đơn độc, chúng chỉ tập trung sống thành bầy khi đến mùa sinh sản chúng mới tập trung sống thành bầy đàn tại các rạn san hô, xác tàu thuyền.
Cá bớp được tìm thấy nhiều nhất tại các vùng biển nhiệt đới thuộc phía đông và Tây của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trừ các quốc gia như Ấn Độ và Nhật Bản.
Tại Việt Nam, các giò được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng biển thuộc Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc…
Đặc điểm sinh sản
Cá giò là dòng cá sinh sản theo hình thức đẻ trứng. Thông thường, sau khi cá cái đẻ trứng sẽ để trứng cá thả trôi tự do đến khi nở thành cá con.
Chu kỳ sinh sản của cá giò thường bắt đầu từ tháng 4 – 10 hàng năm. Cá cái bắt đầu kỳ sinh sản đầu tiên khi chúng đạt 3 tuổi và cá đực đạt 2 năm tuổi.
Phân biệt cá giò với cá giòn và cá bò giáp
Cá giò, cá giòn hay cá bò giáp, nghe cái tên có vẻ gần giống nhau nhưng chúng lại không hề liên quan đến nhau. Dưới đây là một một điểm khác biệt giữa 3 loài cá:
- Cá Giòn sinh sống ở môi trường nước ngọt, dòng cá này có rất nhiều xương và vảy lớn. Thường có màu vàng óng và không có giá trị thương phẩm cao như dòng cá giò.
- Cá bò giáp cũng là một dòng cá sinh sống ở biển giống như cá giò. Tuy nhiên, dòng cá này thuộc bộ cá nóc gai và có kích thước nhỏ hơn cá giò rất nhiều. Phần đầu của dòng cá này rất to, môi trề và các vây của chúng rất sắc nhọn. Phần da của cá rất dày và có các đốm hoa.
Kỹ thuật nuôi cá Bớp
Chọn địa điểm xây dựng
Địa điểm nuôi thích hợp là các bãi triều chất đáy là cát bùn và thịt pha cát là tốt nhất. Mặt khác, đáy cát có kết cấu kém nên dễ bị vùi lấp nên cá không thể đào hang xuyên qua bờ được
Nơi có độ mặn dao động trong khoảng 5-25‰.
Nơi ít chịu ảnh hưởng của các nguồn nước thải khu công nghiệp.
Giao thông thuận lợi cho việc cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
An ninh trật tự đảm bảo.
Xây dựng ao nuôi
Diện tích thích hợp nhất 200-2000m2, ao sâu 1-1,2m. Dọc ao đào rãnh rộng 2m để thuận lợi cho việc thu hoạch. Xung quanh bờ ao cần chôn phên nứa hay lưới nilon chìm dưới nước ao 60–70cm, cũng có thể đào rãnh quanh bờ rộng 25cm sâu khoảng 60–80cm dưới mặt nước. Mỗi ao nên có 2 cống để tiện cấp và thoát nước khi cần thiết. Trong ao nên thả rong bún, rong đuôi chó, rong câu nhằm tạo môi trường mát cho cá vào mùa hè, yên tĩnh và hấp thụ các loại chất độc trong ao nuôi.
Chuẩn bị ao nuôi
Hình thức cải tạo ao như sau:
- Ao nuôi được lấp hết các lổ hổng ở chân và bờ, làm sạch cỏ dại.
- Ao nuôi được tát cạn, vét bớt bùn, tu sửa lại bờ ao, cống ao, phát quang bờ ao.
- Dùng bạt lót xung quanh bờ, tránh tình trạng cá đào hang xuyên bờ đi mất.
- Tiến hành cày bừa trang phẳng đáy ao.
- Tiến hành rắc vôi với liều lượng tùy thuộc vào pH đất.
+ Đối với điều kiện ao nuôi ở vùng thường xuyên có pH cao nên bón 5 – 7kg vôi/100m2, phơi đáy 3 – 5 ngày để vôi oxy hóa các chất thải ở đáy sau đó tháo nước và ngâm 2 – 3 ngày và bơm ra.
+ Với ao có pH thấp hoặc ao mới đào cần bón lượng vôi từ 10 – 15kg/100m2 sau đó lấy nước vào ngâm 2 – 3 ngày và bơm nước chua phèn ra khỏi ao, làm như vậy liên tục 1 –2 lần đến khi môi trường ổn định kiểm tra pH trên 6,5.
+ Với ao có pH đáy trung tính không phải thau nước rửa nước vôi bón mà lấy nước mới vào ao.
Sau khi lấy nước vào ao đạt mức 1,2m, sau 3 ngày để toàn bộ trứng cá nở ra cá bột tiến hành bón saponin (hoặc khô dầu sở) với lượng 5 – 10kg/1000m2 diệt cá tạp, địch hại của cá. Vớt xác cá chết khỏi ao.
Vai trò của màu nước giúp ngăn cản sự phát triển của tảo đáy, mặt khác cá bống bớp không thích ánh sáng, ưa sống chui rúc, nếu không có màu nước cá sẽ bị ức chế bởi ánh sáng nên cá tìm cách đào hang trú ẩn.
Bón phân gây màu nước : Dùng 3 – 5 kg Urê và 5 – 7 kg lân/1000m2.
Khi thấy ao có màu xanh nhạt hoặc màu vàng nâu, độ trong đạt 40 – 45cm thì tiến hành thả giống.
Môi trường nước trong ao nuôi khi thả cá là: pH = 7- 8; Độ mặn: 10-15‰; Độ sâu: 0.8-1m nước.
Thả giống
Tốt nhất lấy giống đã ương trong ao đất trong khoảng thời gian hơn 1 tháng nhằm thuần hoá trước khi đưa ra ao nuôi nhằm đảm bảo tỷ lệ sống. Mùa vụ thả giống tốt nhất nên thả vào 2 vụ:
- Vụ 1 từ tháng 3 đến tháng 8.
- Vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 12.
- Vụ 1 không nên thả sớm vị thời tiết đầu năm rét cá dễ bị chết nhiều.
- Kích cỡ: Nên chọn cá cỡ 5 – 8cm.
+ Nếu thả cá cỡ cá lớn 60 – 80 con/kg. Khi thu hoạch cá thương phẩm đạt cỡ 60 – 70g/con sau 3 – 4 tháng nuôi. Ưu điểm của cá giống lớn là thời gian nuôi ngắn rút ngắn được mùa vụ, không bị bệnh lở loét, xuất huyết, kích cỡ thương phẩm lớn, tỷ lệ hao hụt thấp.
+ Nếu thả cá nhỏ, thời gian nuôi dài, dịch bệnh nhiều, kích cỡ thương phẩm nhỏ, tỷ lệ hao hụt cao.
Mật độ giống thả:
- Nếu nuôi quảng canh: Cỡ cá giống từ 3 – 5cm. Mật độ 2 – 3 con/m2
- Nếu nuôi bán thâm canh: Cỡ cá giống từ 3 -5cm. Mật độ 8 – 10 con/m2.
Quá trình chăm sóc cho ăn
Từ khi thả đến 30 ngày tuổi, cho ăn 3-4 kg moi, cá tạp băm nhỏ/100kg giống, sau đó điều chỉnh tăng giảm theo tốc độ tăng trưởng của đàn cá. Để chủ động nguồn thức ăn tươi sống trong thời gian biển động có thể cho ăn moi khô, cá khô ngâm với nước cho mềm, ngoài ra có thể cho ăn thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế với hàm lượng đạm trên 20%, sàng cho ăn đặt ở vị trí cố định cách mặt nước 20-30 cm. Nếu giống cá sinh sản nhân tạo cỡ 2-3 cm, nuôi 1 vụ thì thức ăn ban đầu là cá luộc chín, gỡ xương, chà qua lưới rây bột, cho cá ăn 3-4 lần trong 10 ngày đầu Sau đó cho ăn tôm, tép tươi, cá tạp băm nhỏ cho ăn ngày 2-3 lần kết hợp dùng moi tươi băm nhỏ cho ăn khi không có thức ăn tươi.
Chú ý: Nguồn thức ăn cho cá không bị hư hỏng, ươn thối, được rửa qua nước sạch trước khi cho ăn, giảm được nguồn vi khuẩn có hại trong thức ăn. Giai đoạn 30-45 ngày tuổi vẫn phải cho ăn mồi tươi xay nhỏ, sau đó băm vụn và đến 60 ngày tuổi chọn kích cỡ thức ăn vừa cỡ để cho ăn trực tiếp.
Khi cá nhỏ, thức ăn để vào khay treo ở một vài điểm cố định, cho từ từ từng ít một để cá ăn hết, nếu thiếu thì bổ sung, thừa thì giảm đi. Giai đoạn lớn dùng còng cáy, tôm cá nhỏ cho ăn.
Giảm thức ăn vào mùa hè hay đầu mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 200C hoặc trên 370C thì giảm lượng thức ăn trong ao. Khi lấy nước vào ao nếu nhiệt độ nước ổn định 28–300C sẽ cho cá ăn tăng 15% tổng trọng lượng cá có trong ao và thường xuyên thay nước mới.
Cỡ cá trung bình (g/con) | Lượng cho ăn (%trọng lượng cá) |
10 |
10 |
20 |
8 |
40 |
6 |
60 |
4 |
80 |
2 |
Trong quá trình nuôi cần phải đầu tư cho ăn có chất lượng và trọng lượng thức ăn theo quy trình đề ra nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cá và giảm tỷ lệ hao hụt do hiện tượng ăn nhau.
Quản lý, chăm sóc môi trường ao nuôi
Trong suốt quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi môi trường ao nuôi, kiểm tra bờ, cống để có biện pháp xử lý tránh tình trạng cá bị thất thoát .Định kỳ thay nước, cấp nước để môi trường nước trong sạch và kích thích cá tăng trưởng.
pH | Độ trong | Độ mặn | Nhiệt độ | Độ sâu ao |
7,5-8,5 | 30- 40cm | 5- 150/00 | 20-28oC | 0,8-1m |
Thu hoạch
Nuôi được 6 tháng tiến hành đánh bắt, thu tỉa những con có trọng lượng lớn
Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị
Bệnh đóng dấu (lở loét)
Dấu hiệu: Bệnh thường xảy ra vào các tháng giao mùa cuối thu đầu đông và cuối xuân hè là phổ biến. Trên thân cá xuất hiện các vết loét hình tròn viền đỏ hoặc viền trắng xung quanh. Cá bị bệnh kém ăn và lây lan rất nhanh nhất là những ao nuôi bị ô nhiễm và thả cá với mật độ cao.
Phòng bệnh: Thay nước sạch thường xuyên, thức ăn tươi sống cần khử trùng bằng thuốc tím tránh cá bị lây nhiễm bệnh qua thức ăn. Dùng tỏi nghiền nhỏ trộn cùng với thức ăn cộng thêm chất kết dính như bột mỳ, bột sắn… cho ăn dùng 200g tỏi cho 100kg cá dùng liên tục trong 3 ngày liền. Định kỳ hàng tháng dùng Tiên Đắc 1 với liều lượng 25g/100kg cá/ngày. Trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục trong 3 ngày.
Trị bệnh: Tát cạn ao, loại bỏ cá đã bị bệnh lở loét ra. Ngoài ra, tiến hành khử trùng lại đáy ao sau đó tắm thuốc tím với lượng 30g/m3 trong 5 – 7 phút.
Dùng Tiên Đắc 1 với liều lượng 50g/100kg cá/ngày. Trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục trong vòng 1 tuần
Bệnh trướng hơi
Dấu hiệu: Bệnh xuất hiện vào mùa hè khi thời tiết biến động bất thường, cá bị bệnh trướng bụng to, bơi lội kém, mất thăng bằng.
Phòng trị bệnh: Tương tự như bệnh lở loét, hoặc dùng Flumequin như hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bệnh phỏng rạ
Dấu hiệu: Bệnh xuất hiện quanh năm trên thân cá, xuất hiện các vết màu trắng và phổng rộp lên. Bệnh có thể tự khỏi khi môi trường thay đổi.
Nguyên nhân: Do môi trường khắc nghiệt như mưa hoặc nắng kéo dài.
Phòng bệnh: Tiến hành thay nước định kỳ, quản lý tốt chất lượng nước và màu nước trong ao nuôi, nhất là khi có sự biến động của các yếu tố môi trường.
Trị bệnh: Thay nước cho ao nuôi với lượng trên 50% cá sẽ tự khỏi.
Bệnh rận cá
Dấu hiệu: Trên thân cá xuất hiện rận bám vào da hút chất dinh dưỡng làm cá chậm lớn hoặc trùng mỏ neo ký sinh vào miệng, mang, mô miền hút máu làm cá chậm lớn.
Trị bệnh: Dùng Diprex phun xuống ao với liều lượng 200-400g/1000m3, sau 3 ngày lặp lại và trùng mỏ neo sẽ chết hết.
Chú ý: Cần hạn chế dùng Diprex do chất này có tính tồn lưu và gây ung thư da. Hoặc dùng Hadaclin của công ty bayer cho ăn như hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cá Bớp nấu gì ngon
Cá Bớp kho tộ
Nguyên liệu:
- 400g cá bớp
- 200g thịt ba rọi
- Hành lá, ớt, tiêu, nước mắm, muối, đường, dầu ăn.
Cách chế biến:
- Cá làm sạch, ướp muối, tiêu, đường, bột ngọt, để khoảng 2 giờ cho thấm.
- Thịt ba rọi cắt lát mỏng, ướp với chút nước mắm.
- Đặt nồi đất lên bếp, đợi nồi nóng, cho 2 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước mắm. Nấu cho đường và nước mắm tan ra, đổi thành màu nâu đậm, cho thêm 2 muỗng canh nước mắm, đun sôi.
- Cho thịt ba rọi vào xào săn, gạt thịt qua một bên, xếp cá vào trong nồi. Nêm thêm 2 muỗng canh nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn vừa đủ. Khi cá chín châm thêm ½ chén nước sôi.
- Kho cá khoảng 30 phút, khi nước trong nồi gần cạn, thêm ớt, rắc hành lá, và chút dầu ăn cho cá được bóng đẹp, tắt bếp.
- Món này dùng nóng với cơm trắng, dưa chua.
Lẩu cá Bớp
Nguyên liệu:
- Cá bớp : 300 gr
- Lá giang : 200 gr _ Tỏi :1 m cafe
- Thì là : 1 nhánh
- Cà chua : 1 trái
- Hành tây : 1 củ
- Khoai môn : 50 gr
- Nấm rơm : 50 gr
- Bún tươi : 500 gr
- Rau ăn lẫu tùy chọn
Cách chế biến:
- Cho vào nồi 1M canh mỡ cho tiếp 1 m tỏi băm xào thơm , tiếp tục hành tây cắt múi cau + đầu cá chặt cục +nấm rơm xào chung cho thơm cho tiếp 1 lít nước dùng , nêm 1 M nước mắm + ½ M bột ngọt + 1 M đường + 1 m muối + 1M ớt satế tôm + khoai môn gọt vỏ chiên sơ + cà dĩa cắt múi cau chiên sơ cho vào chung nấu cho sôi ,lá giang nhặt lấy lá rửa sạch bóp nát bỏ vào nồi nước dùng vừa nêm .
- Tất cả các lọai rau rửa sạch để khô và sắp đặt trên 1 cái dỉa lớn , cá bớp cắt miếng sắp chồng lên rau cho thì là trang trí
- Khi ăn đặt lẩu cho sôi ăn tới đâu nhúng cá + rau tới đó kèm với bún tươi chấm nước mắm mặn với vài lát ớt
Canh chua cá Bớp xốt xương
Nguyên liệu:
- Cá bớp: 400g
- Cà chua: 2 trái
- Cọng súng: 200g
- Mè trắng rang: 2M
- Sả: 4 cây
- Me vắt: 50g
- Ớt sừng, ớt băm: 1 trái
- Tỏi băm, sả băm, tỏi phi, muối, đường
- Rau nêm: tần dầy lá (húng chanh)
- Ngò gai, rau om
- Nước mắm
- Bột ngọt
- Xốt tương
Cách chế biến:
- Cá bớp rửa sạch, để ráo, ướp 1 ít hạt nêm và 1M ớt băm, để thấm.
- Cà chua cắt múi cau. Sả đập dập, cắt khúc. Rau nêm cắt khúc dài 2cm. Ớt sừng cắt lát. Mè trắng giã nhuyễn.
- Cọng sung tước bỏ xơ, cắt khúc, rửa sạch, để ráo. Me dằm lấy 2/3 chén nước me.
- Làm xốt tương mè: phi thơm ½ phần sả cắt khúc, 1M tỏi băm, 1M ớt băm, 1M sả băm, thêm 2M xốt tương, 1M mè trắng, 1/2M đường, 1M nước mắm, ½ chén nước me, trút ra chén.
- Phi thơm tỏi, cho cá vào xóc đều, trút ra dĩa.
- Nấu sôi 1 lít nước, thêm 2M hạt nêm, cho nước me, ½ phần sả còn lại vào nấu sôi, cho phần nước xốt tương mè, cá và cà chua vào nấu, nêm thêm đường, muối cho vừa ăn, cuối cùng thêm 1M nước mắm, 1m bột ngọt, tắt bếp.
- Dùng tay vặn cọng súng thành 3 đoạn, cho vào tô, chan nước canh lên trên, thêm rau nêm, tỏi phi và ớt cắt lát. Dùng nóng với cơm hoặc bún.
Cá Bớp nấu cari
Nguyên liệu:
- 1kg phi lê cá bớp
- 1 phần Cari, 500g dừa nạo, 220ml sữa tươi không đường, 50g bơ, 2 củ cà rốt, 2 trái cà tím,
- 300g khoai tây, 200g đậu bắp, 250g khoai lang, 5 cây sả
- Bún tươi, hoặc bánh mì
- Ớt sừng, ngò
Cách chế biến:
- Phi lê cá ướp chút tiêu, bột ngọt, bột nêm, 1/3 phần gia vị cà ri Bà Tám trong 30 phút. Dừa nạo vắt lấy nước, để riêng nước cốt, nước dão. Cà rốt, khoai tây, khoai lang, đậu bắp, cà tím làm sạch, cắt miếng vừa ăn. Ớt sừng tỉa hoa, ngâm nước. Ngò rửa sạch. Sả cây rửa sạch, đập dập.
- Chiên sơ cà rốt, khoai tây, khoai lang, đậu bắp, cà tím với chút bơ đến khi hơi vàng, thơm. Để ráo dầu.
- Chảo dầu khử hành tỏi cho thêm, vớt ra. Bỏ phần bơ còn lại cho chảy thơm. Chiên sơ cá đã ướp cho hơi vàng đều hai mặt.
- Sả cây đập dập tao trên chảo dầu nóng già cho thơm. Đổ 2/3 phần gia vị cà ri còn lại vào. Xào khoảng 5 phút đến khi mùi thơm cà ri dậy lên. Cho cá đã chiên sơ vào rim một chút cho thấm khoảng 7-10 phút (tùy độ dày mỏng của miếng cá).
- Nước dão dừa nấu sôi sủi tăm. Bỏ cà rốt, khoai tây, khoai lang vào nấu khoảng 15 phút cho mềm. Tiếp đó cho cà tím, cá và sả, gia vị cà ri đã xào thơm vào nồi nước dừa. Nấu sôi, sau đó để lửa riu riu thêm khoảng 10 phút.
- Đổ đậu bắp, nước cốt dừa, sữa tươi vào nấu sôi và để khoảng 5 phút. Nêm nếm bột nêm, bột ngọt, đường vừa ăn.
- Tắt bếp. Múc ra tô, trang trí hoa ớt, ngò.
- Dùng nóng với bánh mì hoặc bún.
Giá bán cá Bớp trên thị trường
Mức giá của cá giò sẽ thay đổi theo mùa trong năm, cân nặng của cá, theo hình thức mua (mua cả con hoặc mua cắt khúc nhỏ). Dưới đây là bảng giá cá giò (lưu ý đây chỉ là giá tham khảo):
- Cá bớp biển tươi: 200 – 250 nghìn đồng/ kg (giá của cá cắt khúc).
- Cá bớp tươi bảo quản đông lạnh: 150 – 170 nghìn đồng/kg.
- Đầu cá bớp: 100 – 120 nghìn đồng/kg.
- Nội tạng cá giò: dao động trong khoảng 300 nghìn đồng/kg.
Trên đây BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc tất cả những thông tin về cá Bớp. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm về loài cá này.