Nhắc đến Tôm Hùm, chúng ta thường nghĩ đây là một món ăn đắt đỏ phổ biến nhất là trong các nhà hàng sang trọng. Tôm hùm được mệnh danh là vua của các loại hải sản chính bởi vì đẳng cấp dinh dưỡng mà chúng mang lại. Hiệp hội tim mạch Mỹ từng có nghiên cứu chỉ ra rằng, chất béo omega-3 có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, giảm huyết áp, phòng chống bệnh mãn tính và tăng cường năng lượng. Lượng axit béo omega-3 trong tôm hùm khá nhiều và rất có lợi cho sức khỏe.
Để hiểu rỏ hơn về Tôm Hùm, các bạn hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc và phân loại
Nguồn gốc
Tôm hùm là tên gọi chung của nhóm giáp xác mười chân thuộc 4 họ: Palinuridae, Scyllaridae, Nephropidae và Synaxidae, giữa chúng có những điểm đặc trưng về tập tính và môi trường sống. Với sự phong phú về thành phần giống loài, chúng tạo nên mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn và có vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái của biển và đại dương.
Phân loại
Ở Việt Nam, cho đến nay đã xác định được 9 loài thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae), 9 loài thuộc họ tôm mũ ni (Scyllaridae) và 4 loài thuộc họ Nephropidae. Trong đó, một số loài thuộc họ tôm hùm gai được nuôi phổ biến hiện nay như tôm hùm Bông (tôm hùm Sao, tôm hùm Hèo), tôm hùm Đá (xanh chân ngắn), tôm hùm Đỏ (hùm lửa), tôm hùm Sỏi (xanh chân dài, hùm ghì), tôm hùm Tre (Tề Thiên).
Sau đây là vị trí phân loại một số loài tôm hùm nuôi ở Việt Nam:
– Ngành chân đốt (Arthropoda)
– Lớp giáp xác (Crustacea)
– Bộ mười chân (Decapoda)
– Họ tôm hùm gai (Palinuridae)
– Giống Panulirus
+ Loài Palinuridae ornatus (Fabricius, 1798) – tôm hùm Bông
+ Loài Palinuridae homarus (Linnaeus, 1758) – tôm hùm Đá
+ Loài Palinuridae longipes (A. Milne Edwards, 1868) – tôm hùm Đỏ
+ Loài Palinuridae stimpsoni (Holthuis, 1963) – tôm hùm Sỏi
+ Loài Palinuridae polyphagus (Herbst, 1793) – tôm hùm Tre
Đặc điểm chung của Tôm Hùm
Đặc điểm hình thái
Cơ thể tôm hùm Panulirus spp. chia thành phần đầu ngực và phần bụng:
- Phần đầu ngực gồm 14 đốt hợp lại với nhau, mỗi đốt có một đôi phần phụ ngực; 6 đốt đầu tiên tạo nên phần đầu và 8 đốt cuối tạo nên phần ngực. Các phần phụ trên phần đầu ngực gồm có: 5 đôi chân bò; 1 đôi mắt kép có thể cử động, bất động, hoặc co ngắn lại; có 2 đôi anten, anten thứ nhất có phân nhánh, anten thứ hai rất dài và có nhiều gai nhỏ; phần miệng có hàm trên, hàm dưới và các mảng chân hàm.
- Phần bụng gồm có 6 đốt, các đốt được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin ở cả phần lưng, phần bên và phần bụng. Từ đốt bụng thứ 2 đến thứ 5 có 4 đôi chân bơi, đốt bụng thứ 6 biến thành chân đuôi và telson rất cứng và chắc chắn.
Đặc điểm dinh dưỡng
Trong tự nhiên, tôm hùm là động vật ăn tạp, thường đi kiếm ăn và ăn mồi nhiều vào chiều tối; chúng thích các loại mồi sống như tôm, cua, ghẹ đang lột xác, sò, vẹm hoặc cá rạn,…
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho tôm hùm sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, chúng chỉ sử dụng 7 – 10% lượng thức ăn ăn vào cho tăng trọng cơ thể; còn lại tiêu tốn vào các quá trình hoạt động sống khác. Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển, tôm càng nhỏ nhu cầu dinh dưỡng càng cao, ở giai đoạn trước lột xác 2 – 5 ngày tôm ăn rất mạnh và ngược lại ở giai đoạn lột xác chúng sẽ ăn ít lại.
Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của tôm hùm đặc trưng bởi quá trình lột xác, qua đó có sự tăng lên về kích thước và trọng lượng. Chu kỳ lột xác của mỗi loài tôm hùm phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, thức ăn,… và các yếu tố nội tại của cơ thể như sự điều tiết của các hormon lột xác hay hormon ức chế lột xác,… Các yếu tố này luôn có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Chu kỳ lột xác của các loài hay giữa các giai đoạn khác nhau của từng loài không giống nhau. Ở giai đoạn tôm con (chiều dài giáp đầu ngực – CL = 8 – 13 mm), thời gian giữa hai lần lột xác của tôm hùm Bông và tôm hùm Đá khoảng 8 – 10 ngày, tôm hùm Sỏi khoảng 15 – 20 ngày. Còn ở giai đoạn tôm lớn (63 – 68 mm CL) thời gian giữa 2 lần lột xác tương ứng là khoảng 40 ngày và 50 ngày.
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm hùm, đặc biệt ở giai đoạn tôm con, những thay đổi đột ngột của môi trường thường dẫn đến tôm chết. Chẳng hạn như khi nhiệt độ tăng lên 3 – 5 độ C, hoặc nồng độ muối tăng lên 8 – 10‰ hầu như tôm con đều bị chết. Độ muối thấp 20 – 25‰ kéo dài 3 – 5 ngày cũng gây nên tình trạng chết từ từ ở tôm con. Giai đoạn trưởng thành khi độ mặn giảm xuống 20‰ tôm hùm rất yếu và không bắt mồi.
Đặc điểm sinh sản
Dọc biển miền Trung, rải rác quanh năm đều có thể bắt gặp tôm hùm ôm trứng. Các loài tôm hùm khác nhau thì kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu và mùa vụ sinh sản cũng khác nhau. Chẳng hạn, ở loài tôm hùm Bông (Panulirus ornatus), kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu của con đực là 110,6 mm CL và ở con cái là 97,3 mm CL (chiều dài giáp đầu ngực); ở tôm hùm Đá (P. hormarus) kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu khoảng 66,7 mm CL ở con đực và 56,9 mm CL ở con cái.
Đỉnh cao sinh sản của loài tôm hùm thường tập trung vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm, riêng tôm hùm Sỏi đỉnh cao sinh sản xuất hiện vào tháng 5 và tháng 6. Sức sinh sản của tôm hùm tương đối lớn, chúng có thể đẻ từ 2 đến nhiều lần trong năm. Khi sinh sản, trứng được giữ ở các chân bơi, sau một thời gian trứng sẽ nở ra ấu trùng và ấu trùng sẽ trải qua các giai đoạn biến thái để trở thành tôm con.
Giá trị kinh tế
Tôm Hùm hiện là đặc sản của các nhà hàng sang trọng bởi được chế biến ở nhiều món ăn ngon khác nhau thu hút thực khách. Do đó mô hình nuôi tôm hùm sẽ không khó kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình nhưng cần đảm bảo tôm luôn tươi ngon, sạch bệnh và nhất là không dùng bất kỳ thủ đoạn nào như ngâm tẩm hóa chất độc hại thì chắc chắn gia đình bạn sẽ thoát nghèo một cách nhanh chóng bằng chính công sức của mình.
Theo ghi nhận tại một số điểm bán hải sản tại TP HCM và Hà Nội trong tháng 12/2017, các loại tôm hùm được bán với mức giá bình quân như sau:
Loại tôm | Giá thành | Quy cách | |
Tôm sống | Tôm hùm Canada | 850.000 – 1.000.000 đ/kg | 0.5 – 3 kg/con |
Tôm hùm bông | 1.400.000 – 1.600.000 đ/kg | 1 – 1.3 kg/con | |
2.600.000 – 2.800.000 đ/kg | > 2kg/con | ||
Tôm hùm tre | 850.000 – 1.300.000 đ/kg | 0.2 – 0.5 kg/con | |
Tôm hùm xanh | 950.000 – 1.300.000 đ/kg | 0.2 – 0.7 kg/con | |
Tôm hùm sen | 590.000 – 700.000 đ/kg | 0.2 – 0.3 kg/con | |
Tôm đông lạnh | Tôm hùm Canada | 240.000 – 450.000 đ/kg | 0.4 – 2 kg/con |
Tôm hùm bông | 640.000 – 690.000 đ/kg | 0.8 – 1 kg/con | |
Tôm hùm tre | 500.000 – 650.000 đ/kg | 0.2 – 0.3 kg/con | |
Tôm hùm xanh | 540.000 – 670.000 đ/kg | 0.2 – 0.7 kg/con | |
Tôm hùm sen | 450.000 – 550.000 đ/kg | 0.2 – 0.3 kg/con |
Các món ăn thơm ngon và phổ biến nhất từ Tôm Hùm
Tôm hùm là một loại hải sản không chỉ có hương vị thơm ngon hảo hạng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Dù có chế biến thành món gì đi chăng nữa thì thịt tôm vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên khó cưỡng.
Tôm hùm Sashimi
Tôm hùm Sashimi là một món ăn vừa ngon miệng lại không hề có giác ngấy. Với vị ngọt tự nhiên từ thịt tôm hùm kết hợp với vị thanh của một số loại rau củ quả xen lẫn gia vị tổng hợp chua chua, cay cay,… sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi. Cách làm tôm hùm Sashimi cũng khá đơn giản, quan trọng là bạn phải biết kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu và nêm nếm gia vị vừa phải để phù hợp với khẩu vị của từng người.
Hướng dẫn cách chế biến món Sashimi tôm hùm sống:
- Nguyên liệu: tôm hùm, mù tạt tươi, nước tương, gừng hồng ăn sashimi.
- Cách thực hiện:
+ Tôm hùm sống rửa sạch rồi ngâm nước đá lạnh khoảng 3 phút cho tôm đơ mình lại.
+ Giữ chặt đầu, sử dụng một con dao ngắn và nhọn lách vào khe hở ở cổ con tôm hùm để cắt rời đầu và thân.
+ Lật ngửa phần thân, dùng dao nhọn tách thịt nắm giữa phần vỏ bụng bên dưới và lớp vỏ cứng bên trên. Cắt ở cả hai bên.
+ Cắt dọc phần thịt thành 2 nửa, bỏ ruột, sau đó cắt ngang thớ thành từng miếng nhỏ như hình trên. Sau đó cho vào nước đá, rửa sạch phần nhớt. Rửa trong nước đá không quá 1 phút, nếu không thịt sẽ chuyển sang màu trắng.
+ Sau đó làm ráo thịt. Bày sashimi lên trên lớp vỏ cứng (đã làm sạch bằng nước lạnh). Bạn lấy chút mù tạt tươi pha với xì dầu là có một món sashimi tôm hùm hoàn hảo
Tôm Hùm bỏ lò phô mai
Tôm hùm khi kết hợp cùng pho mai Mozzarella hảo hạng sẽ tạo nên món Tôm hùm bỏ lò phô mai tuyệt hảo. Sau khi cắt tiết, tôm được gập sống lưng, co mình để đẩy dòng gạch son (tiết tôm hùm) ra khỏi cơ thể, khiến các sợi cơ của thịt tôm được săn hơn, bện chặt chẽ vào nhau, làm vị thịt tôm hùm ngọt sâu hơn. Ngay lúc ấy, thịt tôm hùm sẽ được đem sơ chế trong môi trường nhiệt độ dưới 20 độ C để giữ trọn hương vị tươi ngon của thịt tôm. Kế đó mới đem bỏ lò phô mai. Lớp phô mai Mozzarella sánh mịn, mềm mại, phủ đều bên ngoài cuộn thịt tôm săn chắc khiến thịt tôm đậm đà, ngậy nhưng không béo. Đẳng cấp của tôm hùm nướng phô mai mà những chuyên gia ẩm thực nổi tiếng nhất cũng mong được thưởng thức chính là như vậy.
Hướng dẫ cách chế biến món tôm hùm bỏ lò phô mai:
Nguyên liệu:
- 3 con tôm hùm (loại 3 con/kg)
- 50ml whipping cream
- 1 hộp sữa tươi full cream không đường 200ml (nhà tau dùng devondale)
- 3 viên bơ true milk
- 2 viên phô mai con bò cười, 50gr phô mai parmesan, 1 lạng phô mai mozzarella
- 3 lạng nấm rơm, nửa củ hành tây nhỏ
- bột mỳ (1 thìa to), muối, hạt tiêu
Chế biến:
- Tôm hùm sơ chế, lọc thấy phần thịt rồi thái vuông 1x1cm
- Nấm rơm thái tương tự nhưng nhỏ hơn tôm chút
- Nửa củ hành tây thái hạt lựu
- Làm nóng chảo, thả 1 viên bơ vào cho chảy hết rồi cho hành tây vào xào xém, trút tôm vào xào cho săn lại, nêm muối + hạt tiêu vừa ăn. Tôm vừa chín tới vớt ra bát luôn. Ko nên để chín quá vì sau đây còn bỏ lò nữa, chín quá sẽ làm tôm bị bã.
- Làm sạch chảo rồi thả 2 viên bơ đun nóng cho chảy hết rồi cho 1 thìa to (thìa ăn phở) bột mỳ vào xào lên. Nhớ là đừng để lửa quá to không bột bị vón cục nhé! Tiếp đó cho khoảng 50-60ml whipping cream vào, đảo liên tục, nó sẽ quánh lại, cho thêm sữa tươi full cream vào cho đến khi thấy sốt sánh vừa đủ, không quá đặc là đc. Tiếp đến cho 2 viên phô mai con bò cười + 50gr phô mai parmesan vào, đảo cho tan hết. Đến lúc này thì cái sốt nó béo ngậy thơm lừng xúc thìa ăn vã cũng thấy ngon ý ? Trút nấm rơm + tôm vào đảo nhanh tay tầm 1-2p rồi tắt bếp.
- Cho toàn bộ chỗ tôm và nước sốt vào liễn. Dàn đều cho phẳng rồi phủ 1 lớp phô mai mozzarella DÀY CỘP lên trên, bỏ lò nhiệt độ 180 độ đến khi bề mặt xém vàng là có thành phẩm béo ngậy tuyệt vời.
Tôm Hùm nấu lẫu
Những con tôm hùm tươi ngon nhất được lựa chọn sau đó sẽ được tách bóc vỏ và đầu để làm cho nồi nước dùng thêm ngọt. Còn phần thịt tôm bên trong sẽ cho vào nhúng sau. Vị ngọt của thịt tôm ăn ghém kèm với các loại rau thanh mát sẽ là một món ăn vô cùng hấp dẫn. Trong quá trình thưởng thức món lẩu tôm hùm, các bạn nên chú ý đến thời gian nhúng nõn tôm, không nên nhúng lâu quá nhưng thế tôm sẽ bị dai và không còn giữ được hương vị thơm ngọt tự nhiên nữa.
Hướng dẫn cách chế biến món Lẫu tôm hùm:
Nguyên liệu:
- Tôm hùm Canada hoặc tôm hùm Việt Nam
- Bột nêm, đường, me
- Hành tím
- Ớt sừng
- Rau, nấm
- Cà rốt hoặc cà chua tỉa hoa
Chế biến:
- Tách thịt tôm hùm, cắt nhỏ để riêng ra dĩa
- Hành tím bào mỏng, phi vàng rồi cho nước dùng vào, nêm đường, me, ớt, bột nêm
- Nước sôi, cho nấm, hành, ớt sừng xắt lát vào
- Cho đầu, vỏ tôm hùm vào
- Khi ăn, cho phần thịt tôm hùm vào
- Ăn kèm với rau và bún tươi.
Tiết canh Tôm Hùm
Những con tôm hùm còn tươi đang bơi sẽ được các đầu bếp Nhà hàng Thế giới hải sản dùng dụng cụ chuyên dụng để chích nhẹ vào phần mặt dưới, nơi tiếp xúc giữa mình và đầu để lấy tiết. Sau đó đợi tiết đông là có thể thưởng thức được. Vị ngọt tươi thơm mát của tiết tôm hùm chắc chắn sẽ khiến bạn có những trải nghiệm rất thú vị.
Cách làm món tiết canh tôm hùm thơm ngon:
Nguyên liệu:
- Tôm hùm sống
- Tôm sú bơi: 0,3 kg
- Húng bạc hà: 1 mớ
- Rau ngò rí
- Tiêu, bột ngọt
- Lạc rang đập dập
- Lá tía tô
- Chanh quả
Chế biến:
- Sơ chế và chuẩn bị nhân tiết canh tôm: Tôm sú đang bơi, làm sạch, ta đem hấp hoặc luộc chín. Sau đó bỏ hết phần vỏ, tiếp đó ta băm nhỏ. Húng bạc hà, rau ngò rí, sau khi rửa sạch ta lấy mỗi loại khoảng 4 -5 ngọn rồi thái nhỏ. Như vậy các nguyên liệu đã được chuẩn bị xong, ta cho tôm sú và rau thơm 2 loại đã được bằm và thái nhỏ vào bát và trộn đều, ta cho thêm một chút tiêu, một chút bột ngọt vào trộn đều. Các bạn thấy là ta không cho một chút gia vị mặn nào vào là bởi vì tiết canh tôm hùm đã có độ mặn sẵn. Sau khi nguyên liệu của tiết canh tôm đã được trộn đều, ta có thế cho ra từng tách nhỏ, nhưng ở đây tôi cho ra đĩa có độ sâu lòng vừa phải rồi dàn đều nhân ra.
- Lấy tiết tôm hùm: Đây là khâu quan trọng nhất nên các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau. Trước hết ta phải chuẩn bị dụng cụ để lấy tiết, ở đây tôi dài khoảng 25 cm – 30 cm. Ta dùng dụng cụ chích nhẹ vào phần mặt dưới, nơi tiếp xúc giữa mình và đầu. Lưu ý, độ sâu của vết chích khoảng 1 – 1,5 cm, tùy theo độ dày mỏng của mình tôm.
- Ta chỉ lấy ra một lượng tiết vừa đủ cho phần nhân đã làm, sau khi lấy tiết ra đĩa, ta sẽ chờ khoảng 3 – 5 phút cho tiết canh đông hẳn. Tiết ra đĩa có màu hơi ngà, xanh và trong, như vậy là được, sau đó cho vào lò hấp 5 phút.
Món tiết canh được phục vụ kèm rau thơm, một chút lạc rang đập dập, có thể thêm một chút chanh nếu thích.
Tôm Hùm nướng mọi
Tôm hùm nướng mọi là một món nhậu khoái khẩu của các đấng mày râu. Với chút cay cay của ớt, vị thơm nồng đượm của tỏi, sả băm nhỏ quyện đều trên mình tôm kết hợp với độ giòn của thịt tôm nướng nóng sẽ làm cho món ăn trở nên thú vị, cuốn hút đến lạ thường. Se lạnh một chút mà được ngồi nhâm nhi ăn món tôm hùm nướng mọi với bạn bè thì quả thật là tuyệt vời.
Hướng dẫn cách chế biến món tôm hùm nướng mọi:
Nguyên liệu:
- 1 con tôm hùm còn sống, nặng khoảng 1kg (dành cho 4 người ăn)
- Lò than
- Nước chấm có thể sử dụng nhiều loại: muối tiêu chanh hay muối ớt xanh,…
Chế biến:
- Ngâm tôm vào nước để tôm nhả bớt mặn ra ngoài. Rửa tôm sạch sẽ, loại bỏ sạch cát đất.
- Đặt tôm hùm lên lò than hồng và quạt lửa đều tay.
- Nướng phần đầu của tôm trước, nhớ lật mặt liên tục để đảm bảo tôm chín đều.
- Đến đây tôm chín thì hoàn thành và thưởng thức thôi nè!
Cháo Tôm Hùm
Cháo tôm hùm không chỉ có hương vị rất thơm ngon mà lại có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Thịt thân tôm trắng, chắc, dai được lọc ra và xé nhỏ nấu với loại gạo dẻo trắng sẽ hòa quyện vào nhau làm nên bát cháo thơm, ngọt, bổ dưỡng. Vào mùa thu hay mùa đông trong thời tiết se se lạnh được ăn một bát cháo nóng hổi bổ dưỡng thì thật là tuyệt vời.
Hướng dẫn cách chế biến món cháo tôm hùm:
Nguyên liệu:
- Gạo 100g
- Tôm hùm 1 con
- Rượu mạnh 20ml
- Hành hoa, tía tô, hành tím
- Gia vị cần thiết: mắm, tương, dầu mè, tiêu
Chế biến:
- Gạo đem vo sạch, ngâm với nước khoảng 1 giờ cho gạo nở mềm, dễ nhừ trong quá trình nấu. Sau đó vớt gạo ra để ráo nước. Cho gạo vào rang sơ qua.
- Tiến hành cho gạo vào nồi, thêm nước và đun sôi. Khi sôi, mở vung, đảo đều rồi hạ nhỏ lửa. Đậy vung lại và tiếp tục ninh cho gạo chín nhừ.
- Hành tím đem bóc vỏ, băm nhỏ. Hành hoa, tía tô nhặt, rửa sạch, thái nhỏ
- Tôm hùm mua về cần phải rửa sạch. Cho tôm vào nồi rồi luộc thật kỹ. Vớt tôm ra đợi cho bớt nóng thì bóc vỏ, gỡ lấy phần thịt. Đổ vỏ tôm và nước luộc tôm vào nồi cháo đang sôi rồi tiếp tục ninh cháo.
- Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn vào đun nóng thì cho hành tím và phi thơm. Trút phần thịt tôm vào xào cùng. Nhanh chóng cho rượu mạnh vào để đốt cháy nhanh nhưng vẫn giữ nguyên vị tôm.
- Khi cháo đã chín nhừ tiến hành nêm nếm gia vị, bao gồm: mắm, nước tương, dầu mè rồi khuấy đều. Đồng thời lúc này bạn hãy vớt vỏ tôm ra nhé.
- Tiếp tục đun cháo, cho phần thịt tôm đã xào vào cùng. Khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Múc cháo ra bát, thêm lá tía tô, hành hoa vào trộn đều rồi thưởng thức.
Kỹ thuật nuôi Tôm Hùm lồng đạt hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật nuôi tôm hùm trong lồng bè là phương pháp được nhiều người áp dụng nhưng để mang lại kinh tế cao lại không hề đơn giản. Đúng vậy, nuôi tôm hùm không hề dễ nếu không biết áp dụng các phương pháp kỹ thuật nuôi và chăm sóc một cách khoa học từ việc đảm bảo thời tiết, con giống, nguồn nước nuôi phải luôn đảm bảo sạch, an toàn không ô nhiễm.
Vị trí đặt lồng nuôi
Chọn địa điểm đặt lồng nuôi tôm hùm là khâu đầu tiên không kém phần quan trọng. Ðịa điểm chọn đặt lồng nuôi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nơi có độ mặn cao, tương đối ổn định nằm trong khoảng từ 30 – 36‰ ít bị ảnh bỡi lũ, lụt, những vùng biển có nhiệt độ từ 24 – 32 độ C tốt nhất là từ 26 – 30 độ C.
- Có nguồn nước trong sạch, ít bị ảnh hưởng bỡi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị.
- Là nơi kín gió, có độ sâu phù hợp cho việc xây dựng và quản lí lồng nuôi, mức nước tối thiểu khi triều xuống thấp nhất phải đạt 2m, chất đáy là cát; cát bùn; hoặc chất đáy cát, cát bùn có lẫn đá san hô nhỏ, vỏ động vật thân mềm.
- Gần nguồn giống, thức ăn và thuận tiện đường giao thông.
Thiết kế xây dựng lồng nuôi
Tùy vào điều kiện từng vùng biển mà có thể thiết kế các kiểu lồng nuôi khác nhau. Hiện nay có 2 kiểu lồng nuôi phổ biến: kiểu lồng hở và kiểu lồng kín.
- Kiểu lồng hở: Là loại lồng được cố định bỡi các cọc gỗ găm xuống đất.
- Kích thước lồng nuôi phù hợp là: 4 x 4(m); 3 x 4(m) và 4 x 5(m), chiều cao cọc làm lồng phụ thuộc vào độ sâu tại nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt tại nơi có độ sâu 2 – 5m (lúc thủy triều thấp nhất).
- Nguyên vật liệu và cách làm:
+ Cọc gỗ: có thể dùng gỗ tròn f =15 – 20 cm hoặc gỗ xẻ (gỗ 5 x 10 cm), chiều dài cọc gỗ phụ thuộc vào độ sâu nơi đặt lồng (cọc gỗ phải có chiều dài cao hơn độ sâu cao nhất khi triều cường tại nơi đặt lồng khoảng 0,5m). Cọc được vót nhọn một đầu và được cắm chặt xuống đất, khoảng cách giữa 2 cọc từ 1,5 – 2m.
+ Nẹp ngang thường dùng gỗ tròn có f = 12 – 15 cm hoặc dùng gỗ xẻ (gỗ 4 x 6 cm), nẹp cách nẹp 1,5 – 2m.
+ Sắt làm khung lồng: dùng sắt tròn (sắt rằn) có f = 18 -20 mm được làm thành các khung hình chữ nhật, khoảng cách giữa 2 thanh sắt từ 1 – 1,2 m, chiều cao (rộng) của khung sắt làm thân lồng cao từ 1 – 2m, lưới lồng được bệnh trực tiếp vào các khung sắt sau đó lắp ghép lại và được cố định bỡi khung cọc gỗ.
+ Lưới lồng: Hiện nay, phổ biến là làm lồng theo kiểu lồng 1 lớp hoặc 2 lớp lưới lồng ghép sát vào nhau. Vật liệu bằng lưới nhợ hoặc bằng lưới PE, kích thước mắt lưới 2a = 25 – 35mm (tùy theo cỡ giống thả nuôi), đối với tấm lưới đáy còn làm thêm một lớp lưới ruồi nhằm đảm bảo thức ăn không bị lọt ra ngoài khi cho ăn. Ngoài ra để đảm bảo an toàn ta cần gia cố thêm một lớp lưới cước (cước 150 – 180), kích thước mắt lưới 2a = 35 – 40mm tại những phần có làm khung sắt. Những lồng sử dụng để ương tôm hùm giống thì kích thước mắt lưới nhỏ hơn sao cho đảm bảo tôm không chui ra được ( 2a < 5mm).
+ Mặt trên của lồng phải có nắp đậy bằng lưới tránh thất thoát tôm do bắt trộm hay do triều khi triều cao ngập lồng nuôi. Trong những ngày nắng nóng, lồng nuôi xây dựng ở những vùng nước nông phải tiến hành che mát cho tôm trên mặt lồng bằng các vật liệu như lá dừa, cót,. hoặc dùng nắp lồng bằng lưới ruồi để tránh tôm hoạt động quá nhiều hay tôm bị đóng rong.
2. Kiểu lồng kín: (lồng di động)
- Loại lồng này thích hợp ở những vùng nhiều sóng gió, độ sâu cao.
- Kích thước lồng kín thường nhỏ hơn lồng hở để thuận tiện cho việc di chuyển.
- Kích thước lồng phù hợp theo: dài x rộng x cao tương ứng là: 3 x2x2 (m) hoặc 3 x3 x2 (m), được thiết kế giống như một hình hộp chữ nhật được tạo bỡi các khung sắt hình chữ nhật, trên phần nắp lồng được đặt một cái ống nhựa f = 10 -15 cm để thuận tiện trong việc cho ăn.
- Kích thước lồng phù hợp theo: dài x rộng x cao tương ứng là: 3 x2x2 (m) hoặc 3 x3 x2 (m), được thiết kế giống như một hình hộp chữ nhật được tạo bỡi các khung sắt hình chữ nhật, trên phần nắp lồng được đặt một cái ống nhựa f = 10 -15 cm để thuận tiện trong việc cho ăn.
- Loại lồng này không cố định bằng cọc, có thể di chuyển một cách dễ dàng từ nơi này đến nơi khác.
- Trong trường hợp tại nơi nhiều sóng gió loại lồng này phải được cố định bằng các dây neo.
- Dù là kiểu lồng kín hay lồng hở ta đều phải đặt lồng cách đáy ít nhất là 0,5m.
- Nhược điểm của loại lồng này là khó thao tác chăm sóc quản lí hơn kiểu lồng hở.
3. Lồng ương tôm giống: Lồng ương tôm giống chủ yếu thiết kế theo kiểu lồng kín, khung lồng được làm bằng sắt (f =16 – 20), kích thước lồng phổ biến là 2x2x2 m, lưới lồng được làm 2 lớp, với kích thươc mắt lưới 2a = 2 – 3 mm.
4. Bè nuôi
- Hiện nay, do hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng nên việc việc nuôi tôm hùm lồng bằng bè trở nên ưu thế hơn lồng cố định hay lồng chìm, tuy nhiên việc nuôi tôm hùm bằng bè cần lưu ý một số điểm sau:
- Vùng đặt bè phải kín gió, vật liệu làm bè như phao, gỗ, dây neo phải chắt chắn tránh bè bị chao đảo nhiều.
- Cần phải che mát lồng bằng các vật liệu như: Bạc, cót,..
Thả tôm giống
- Chọn giống thả nuôi
- Hiện nay, trong nước cũng như trên thế giới chưa sản xuất được giống tôm hùm, nguồn giống phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt tự nhiên. Kích cỡ giống thường không đồng đều, con giống được đánh bắt bằng nhiều phương tiện khác nhau kể cả việc sử dụng các loại thuốc gây mê, thuốc nổ,… thời gian lưu giữ dài ngày và kỹ thuật lưu giữ không tốt nên khi nuôi thường dẫn đến một hậu quả là tôm thường chết nhiều vào giai đoạn đầu thả nuôi, tỷ lệ sống thấp và tôm chậm lớn,….
- Ðể chọn được giống tốt ta cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Giống nuôi tốt nhất nên mua tại địa phương nhằm tránh sự khác biệt về điều kiện môi trường, thời gian vận chuyển xa làm yếu tôm và tránh con giống đã được lưu giữ dài ngày (một số điểm để nhận biết tôm giống đã lưu giữ dài ngày là : chạt đuôi bị phòng, bị tổn thương; các phụ bộ bị tổn thương đã chuyển sang màu đen, màu sắc của tôm trở nên đen sậm, vỏ không còn bóng láng và tôm hoạt động yếu ớt, chậm chạp).
+ Giống được đánh bắt một cách tự nhiên không qua việc sử dụng thuốc nổ hay bất kỳ một loại hóa chất gây mê nào khác (loại tôm này thường còn nguyên vẹn các phụ bộ nhưng màu sắc của tôm thường chuyển sang màu hồng nhợt nhạt, phần đầu ngực và phần thân dãn ra hơn bình thường trông giống như tôm bị bệnh lỏng đầu do nhiệt độ nước cao hay độ mặm hạ thấp, tôm hoạt động chậm chạp yếu ớt; việc đánh bắt tôm tại các vùng biển có độ mặn thấp do ảnh hưởng của mưa lũ gây ra cũng có hiện tượng tương tự). Khi mua phải loại tôm này tôm nuôi sẽ chết từ rải rác đến hàng loạt vào giai đoạn đầu thả nuôi.
+ Tôm giống phải có hình dáng cân đối, đầy đủ các phần phụ, không trầy sướt, thương tổn, có màu sắt tươi sáng tự nhiên, tôm khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh.
+ Chọn giống có kích cỡ đồng đều, cùng giới tính để nuôi trong cùng một lồng, kích cỡ giống nuôi có thể dao động từ 100 – 500g/con . Trong trường hợp sử dụng nguồn con giống có kích cỡ nhỏ như dạng tôm bò cạp ta phải tiến hành giai đoạn ương nuôi sau đó tuyển chọn lại và đưa và nuôi thương phẩm.
2. Cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi:
- Tôm hùm có phương thức hô hấp tương tự như các loài cua, ghẹ chúng có khả năng sử dụng được nguồn oxy trong không khí và có khả năng chịu được ngưỡng oxy thấp.
- Có 2 phương pháp vận chuyển giống là vận chuyển nước có sục khí và phương pháp vận chuyển khô:
+ Phương pháp vận chuyển nước: Là phương pháp vận chuyển sử dụng nước có sục khí để cung cấp oxy, nhiệt độ nước trong quá trình vận chuyển là 22 – 25 độ C bằng cách cho đá lạnh vào các bọc nhựa sau đó bỏ vào dụng cụ chứa, mật độ vận chuyển phụ thuộc vào kích cỡ tôm và thời gian vận chuyển. Phương pháp này thường áp dụng khi thời gian vận chuyển đường xa hơn 2 giờ.
+ Phương pháp vận chuyển khô: Cách tiến hành của phương pháp này là ta tiến hành sốc nhiệt ở nhiệt độ 20 – 22 độ C sau đó buộc tôm vào trong các khăn lông đã nhúng nước và sắp theo từng lớp vào thùng xốp đã chuẩn bị sẵn sao cho các lớp tôm không chồng lên nhau, chú ý giữa các lớp tôm ta rải thêm đá lạnh cũng bằng cách bỏ vào trong các túi nhựa sao cho vừa đủ bảm bảo giữ nhiệt độ ổn định từ 22 – 25 độ C , phương pháp này áp dụng cho thời gian vận chuyển gần, thời gian vận chuyển < 2 giờ.
3. Thả tôm
- Khi tôm vận chuyển đến lồng nuôi ta tiến hành nâng dần nhiệt độ lên cho đến khi gần bằng với nhiệt độ môi trường nuôi bằng cách cho dần dần nước từ môi trường nuôi vào dụng cụ chứa tôm sau đó thả tôm vào các giai đã đặt sẵn trong lồng sau 30 – 60 phút cho tôm hồi phục sức khỏe hoàn toàn ta mới thả tôm ra.
- Trong quá trình thả tôm ta phải thả tôm đực riêng, cái riêng và thả theo từng nhóm kích cỡ không nên thả chung. d) Mật độ nuôi Tôm hùm chủ yếu sống ở tầng đáy, nên mật độ nuôi được tính theo diện tích đáy lồng. Tùy vào kích cỡ tôm, mức độ đầu tư , điều kiện môi trường mà ta có thể nuôi với mật độ cao hay thấp. Ðối với tôm giống có kích cỡ từ 100g/con trở lên ta có thể thả nuôi với mật độ từ 8 – 10 con/m2.
Thời vụ thả nuôi
Trong tự nhiên tôm hùm được khai thác quanh năm nhưng tập trung lượng giống nhiều vào các tháng 8 – 12 hàng năm nên vào thời gian nay chúng ta nên tập thả giống nuôi.
Kỷ thuật chăm sóc và quản lý
- Chăm sóc quản lí là khâu đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của suốt quá trình nuôi
- Thức ăn và cách cho ăn: Tôm hùm là loại tạp ăn, thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai, .và các loại nhuyễn thể. Cho ăn chủ yếu là cho ăn tươi, tuỳ vào kích cở tôm, cở mồi mà ta có thể băm nhỏ thức ăn hay không. Có thể cho tôm hùm ăn 2 lần/ngày nhưng phải đặc biệt chú ý cho ăn nhiều vào các buổi sáng sớm và chiều tối. Lượng cho ăn hằng ngày từ 15 – 20% trong lượng đàn tôm. Trong những ngày trước lúc lột xác 4 – 5 ngày tôm ăn rất mạnh và đang trong thời kì lột xác nhiều tôm giảm ăn chính vì vậy ta cần chú ý vào các thời điểm này mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Quá trình lột xác của tôm phụ thuộc vào chu kì con nước, thường thì tôm sẽ lột xác nhiều vào cuối kì con nước lớn.
- Quản lí: Thường xuyên lặn kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để từ đó có hướng giải quyết kịp thời. Ðịnh kỳ 10 – 15 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần đảm bảo môi trường sạch sẽ thông thoáng.
Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị
- Bệnh đóng rong
- Nguyên nhân:
+ Ðộ trong của nước cao làm khả năng xuyên sâu ánh sáng lớn.
+ Tôm ít hoạt động, kém ăn chậm lớn, chu kỳ lột xác chậm
- Cách phòng bệnh:
+ Che mát làm giảm độ trong của nước mà đặc biệt chú ý là vào mùa nắng nóng.
+ Tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách sử dụng thức ăn đủ về chất lẫn về lượng.
+ Vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tạo môi trường thông thoáng, mật độ nuôi vừa phải.
- Cách trị bệnh: Bắt những con tôm bệnh tắm bằng formol với nồng độ 100 – 200ppm (1 -2 ml formol/10 lít nước), trong thời gian từ 5 – 10 phút. b) Bệnh đen mang, mòn đuôi, hoại tử các phần phụ
2. Bệnh đen mang, mòn đuôi, ngoại tử các phần phụ
- Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn mà nguyên nhân chủ yếu là do lồng nuôi bị dơ bẩn, môi trường nước bị ô nhiễm, tôm kém ăn sức khỏe yếu
- Phòng bệnh: Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tạo môi trường thông thoáng, tăng cường sức khỏe cho tôm bằng cách cho tôm ăn thức ăn đầy đủ cả về chất lẫn về lượng, ngoài ra còn có thể bổ sung thêm Vitamin C vào thành phần thức ăn của tôm với liều lượng từ 5 – 10g/kg thức ăn.
- Trị bệnh:
+ Có thể tắm tôm bằng formol với nồng độ 100 – 200 ppm hoặc tắm tôm bằng sunfat đồng (CuSO4) với nồng độ 1 – 2 ppm(0,01 – 0,02g CuSO4/10 lít nước) trong thời gian từ 5 – 10 phút.
+ Sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: N – 300, Daitrim,.. trộn vào thức ăn với liều lượng từ 3 – 5 g/1kg thức ăn cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
3. Bệnh lỏng đầu
- Nguyên nhân:
+ Chủ yếu là do độ mặn tại khu vực nuôi giảm thấp dưới 25‰ và kéo dài nhiều ngày.
+ Ngoài ra vào mùa nắng nóng , nhiệt độ nước quá cao > 31 độ C tôm nuôi cũng dễ xảy ra hiện tượng này.
- Phòng và trị bệnh:
+ Ðặt lồng nuôi tại vị trí có độ mặn cao và tương đối ổn định. Di chuyển lồng nuôi đến vị trí có độ mặn cao hơn.
+ Che mát cho tôm vào mùa nắng nóng, di chuyển đến vị trí có độ sâu cao.
Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Sau thời gian nuôi từ 12 – 15 tháng tùy vào cỡ giống, mật độ nuôi và mức độ đầu tư tôm có thể đạt khối lượng từ 1,2 kg/con trở lên ta tiến hành thu tỉa những con có khối lượng lớn, cứng vỏ, không mang trứng vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Phương pháp vận chuyển đến nơi tiêu thụ tương tự như cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi.
- Cây Tổ Phượng – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Hoa Lan Cẩm Cù – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan cẩm cù
- Cây Lan Ý Phong Thủy – Cách trồng cây lan ý tốt nhất
- Cây Thảo Linh Chi – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cây Gáo Vàng – Giống cây lấy gỗ đa công dụng, giàu tiềm năng