Trong thế giới cây nội thất, cây cảnh trồng trong nhà thì cây bạch mã hoàng tử là loài cây rất được yêu thích. Từ vẻ đẹp sang trọng, quý phái mang dáng dấp của chàng trai phong độ, mạnh mẽ, uy phong đến ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Cây bạch mã thể hiện sự tiến nhanh, phi nước đại, thuận buồm xuôi gió trong sự nghiệp và cuộc sống, mang lại may mắn, điềm lành cho gia chủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây quý này bạn nhé!
Cây bạch mã hoàng tử là gì?
Cây bạch mã hoàng tử hay còn gọi là cây bạch mã có quê hương từ Châu Á nhiệt đới với tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, thuộc họ Araceae – ráy.
Đặc điểm cây bạch mã hoàng tử
Bạch mã hoàng tử thuộc loại cây thân thảo, lâu dần hóa gỗ, dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,4-1m. Thân cây rất độc đáo , thân ngắn nhưng bẹ lá dài ôm gọn có màu trắng muốt, vươn thẳng mạnh mẽ nên có tên là bạch mã. Lá bạch mã màu xanh đậm ở trên, nhạt hơn phía dưới, hình bầu dục hơi tròn, nhọn ở đầu với các gân lá màu trắng mọc trên cuống lá dài cũng trắng muốt. Lá có vẻ đẹp mềm mại, mọng nước. Trông cây bạch mã có vẻ đẹp hài hòa, sang trọng , khỏe khoắn và thanh khiết. Bạch mã có hoa dạng mo cũng màu trắng nốt tuy nhiên hiếm thấy hoa. Đúng là tông xuyệt tông.
Bạch mã cũng có bộ rễ trắng đẹp, không rối rắm cũng rất đáng yêu.
Lợi ích và ứng dụng cây bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử tự bản thân nó đã toát lên khí chất , phong thái của người quân tử, người đàn ông mạnh mẽ, phong độ nên rất được ưa chuộng lựa chọn làm quà tặng cho nam giới , đem lại sự quyết đoán, thư thái, thăng tiến trong công việc. Bạch mã hoàng tử đặc biệt phù hợp với những người mệnh Mộc và mệnh Hỏa, các mệnh khác không kiêng kỵ hay xung đột gì. Cây bạch mã hoàng tử là loại cây nội thất có nhiều lợi ích cho người trồng.
Bạch mã hoàng tử là cây chơi lá lâu bền , ít rụng lá, chậm lớn, sống được trong nhà lâu ngày, không sợ bị mất dáng, nên rất được ưa chuộng trồng trong nội thất. Người ta thường lựa chọn những chậu cây có chiều cao vừa phải hoặc trồng vào những bình thủy tinh xinh xắn làm cây thủy sinh trưng ở bệ cửa sổ, bàn ăn, bàn làm việc, bàn tiếp khách…. Những bình thủy tinh cây bạch mã sẽ lột tả hết được vẻ đẹp từ chi tiết đến tổng thể qua rễ, thân, lá. Hơn nữa cây thủy sinh cũng đỡ công chăm vì không phải tưới nước quá nhiều, và bộ lá lại rất bền.
Bạch mã hoàng tử còn có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, tăng độ ẩm đặc biệt trong môi trường văn phòng thường xuyên sử dụng máy điều hòa. Việc ngắm nhìn màu xanh, trắng mát mắt của cây không chỉ giúp cho tinh thần thư giãn, thoải mái mà còn có tác dụng điều tiết, chống mỏi mắt rất tốt.
Những chậu bạch mã có kích thước to hơn một chút có thể kê đôn trưng ở không gian rộng hơn như góc phòng làm việc, phòng khách, hành lang, cầu thang, lối ra vào, phòng họp… vừa đem lại màu xanh vừa cải thiện sức khỏe chủ nhân.
Như vậy, với mong muốn đem lại thịnh vượng, may mắn và bản lĩnh của đấng trượng phu thì cây bạch mã hoàng tử hội tụ đầy đủ các yếu tố đó.
Ý nghĩa cây Bạch mã hoàng tử
Theo phong thủy thì giống cây Bạch mã này mang đến rất nhiều may mắn, tài lộc và vượng khí cho người trồng và cho cả không gian xung quanh.
Ngoài ra cây Bạch mã còn có ý nghĩa mang đến nhiều vượng khí về mặt công việc, tượng trưng cho sự thăng tiến vững chắc và thuận buồm xuôi gió trong sự nghiệp. Đặc biệt là với phái mạnh thì cây Bạch mã còn mang hàm ý đem đến sự quyết đoán dứt khoát trong công việc. Vì vậy giống cây này rất được ưa chuộng trang trí trong các văn phòng làm việc, các công ty doanh nghiệp.
Theo Ngũ hành loại cây này rất hợp với người mang mệnh Hỏa, mệnh Mộc nhưng các mạng khác thì không hề tương khắc hay xung đột gì cả. Loại cây này cũng thường được lựa chọn để tặng cho phái mạnh với hàm ý mang đến sự thư thái và quyết đoán trong công việc, giúp công việc luôn thuận lợi hơn.
Cách trồng chăm sóc cây bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử sống bền bỉ trong nhà gọi chung là cây nội thất, giữ dáng tốt, dễ trồng, dễ chăm. Khi trưng cây trong nhà bạn chỉ cần lưu ý một số đặc điểm sau:
– Ánh sáng: Cây bạch mã hoàng tử ưa bóng, không chịu được ánh sáng trực tiếp nên trồng được trong nhà. Tuy nhiên hàng tuần nên đưa cây ra ngoài trời buổi sáng khoáng 2h để cây quang hợp và ánh nắng diệt vi khuẩn nấm bệnh cho cây.
– Nhiệt độ: Bạch mã hoàng tử cũng ưa mát mẻ, sống tốt trong môi trường điều hòa. Nhiệt độ phù hợp với cây là 18-26oC. Nhiệt độ quá cao hoặc hơn 13oC thì có thể khiến cây bị xấu yếu, xơ xác, kém phát triển.
– Độ ẩm: Cây bạch mã ưa độ ẩm trung bình, quá ẩm làm rễ cây dễ thối.
– Đất trồng: Khi trồng bạch mã trong chậu trưng trong nhà nên lựa chọn đất xốp, giàu mùn, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt để bộ rễ được thông thoáng, cây bền.
– Tưới nước: Nhu cầu nước tưới của cây trồng trong nhà ít hơn so với ngoài trời nên chỉ tưới lượng nước vừa phải, tránh tưới quá nhiều làm cây bị úng, thối rễ. Trung bình mỗi tuần nên tưới 2-3 lần tùy điều kiện thời tiết, mỗi lần lượng 500-1000 ml nước tùy theo kích thước chậu. Khi trồng cây trong phòng điều hòa chú ý không tưới lên lá để tránh lá cây bị héo úa.
Với lá chỉ nên lấy khăn ẩm lau sạch bụi để lá dễ trao đổi chất.
Nước: tưới nước cho cây thường xuyên, luôn giữ cho đất ẩm ướt nhưng không được ngập úng Hạn chế tưới nước trực tiếp lên lá cây nếu đặt cây trong phòng máy lạnh để hạn chế lá cây bị héo úa.
– Bón phân: Nên bón phân điều độ bằng NPK hoặc phân trùn quế, phân hữu cơ luân phiên để cung cấp đầu đủ các chất trung , vi lượng cho cây 1 tháng/lần . Nếu trồng bình thủy sinh thì thay nước bằng dung dịch dinh dưỡng 7 ngày/lần.
– Sâu bệnh thường gặp: Lá bạch mã rất bóng, nên ít bị bệnh, chủ yếu là do nấm gây ra do đất và nước tưới. Cần dùng đất sạch và nước sạch, hạn chế làm trầy xước thân lá nhiễm bệnh cho cây và tỉa bỏ lá già, úa.
Nhân giống bạch mã hoàng tở đơn giản bằng cách giâm cành.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!