Trong những năm 90 (thế kỷ 20), người ta truyền Cây Xuân Hoa là thần dược, có thể trị nhiều bệnh như tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch, ung thư, … Vậy thực hư tác dụng của loại cây này như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giới thiệu chung về Cây Xuân Hoa
- Tên khác: cây con khỉ, cây hoàn ngọc, cây đít khỉ, cây xuân hoa đỏ, hoàn ngọc âm, nhật nguyệt, nội đồng, lay gàm, nhần nhéng…
- Tên khoa học: Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk
- Họ: Ô rô (Acanthaceae)
Đặc điểm của cây xuân hoa
Cây xuân hoàn là cây bụi có chiều cao trung bình từ 1 đến 3m sống nhiều năm. Thân non thường có màu xanh lục còn thân già có màu nâu, có nhiều cành mảnh. Phần lá thường mọc đối với cuống lá dài từ 1.5 cm đến 2.5 cm hình mũi mác và phiến lá mềm. Hoa có chiều dài từ 10 đến 16 cm ở đầu cành, nhiều hoa có màu trắng.
Phân bố
Cây có nhiều ở Khánh Hòa, ngoài ra còn được trồng làm cảnh ở Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh
Bộ phận dùng
Lá của cây thường được dùng để chữa bệnh
Thu hái sơ chế
Có thể thu hoạch quanh năm sau đó đem phơi khô, bảo quản để dùng dần.
Bảo quản
Chú ý để ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Thông thường lá xuân hoa thường được làm khô, bảo quản ở nơi kín gió, dễ
Thành phần hóa học
Trong thành phần của cây xuân hoa sẽ có các thành phần sau: flavonoid, Acid hữu cơ, đường tự do, sterol, chất béo, saponin, carotenoid.
Vị thuốc xuân hoa
Tính vị
Không mùi vị, hơi nhớt
Tác dụng dược lý và chủ trị của xuân hoa
Có thể chữa được khá nhiều bệnh, chẳng hạn như ung bướu, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa cũng như dạ dày, cầm máu. Ngoài ra còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp…
Cách dùng và liều lượng
Cây xuân hoa có thể dùng được cả dạng tươi và dạng khô theo các cách như sau:
- Dùng lá tươi để ăn trước bữa ăn khi bụng còn đói, tốt nhất là nên dùng vào buổi sáng.
- Dùng lá khô sắc nước và uống thay nước hàng ngày, có thể dùng kèm với các nguyên liệu khác để tăng công dụng điều trị.
Thông thường không nên sử dụng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 60g là vừa đủ.
Độc tính
Hầu như không có độc tính. Nhưng tùy theo cơ địa của từng người có thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường khi sử dụng.
Bài thuốc sử dụng xuân hoa
Bạn có thể dùng cây xuân hoa trong các bài thuốc sau:
Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa
Cụ thể chuyên điều trị rối loạn tiêu hóa, đau bụng táo bón… Người bệnh chỉ cần ăn từ 7 đến 9 lá và mỗi ngày khoảng 4 lần. Kiên trì sau khoảng 3 ngày các triệu chứng bệnh sẽ giảm
Điều trị các triệu chứng bệnh có chảy máu
Chẳng hạn như phân có máu, chảy máu dạ dày, chảy máu đường ruột, đi tiểu ra máu. Người bệnh có thể áp dụng các bước như sau:
- Lấy 1 nắm lá tươi rửa thật sạch.
- Đổ vào nấu chung với 2 chén nước cho đến khi còn 1 chén nước thì tắt bếp.
- Dùng để uống khi còn đói.
Điều trị ung thư giai đoạn đầu
Người bệnh nên nhai chậm khoảng 10 lá, mỗi ngày 5 lần. Sau 3 tháng sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
Điều trị u xơ phổi, tiền liệt tuyến
- Dùng 1 nắm lá cây xuân hoa xay cùng 1 chén nước
- Uống trước bữa ăn
- Kiên trì mỗi ngày 3 lần, sau khoảng 1 tháng các dấu hiệu sẽ giảm.
Điều trị các bệnh về gan
- Dùng lá khô xay thành bột rồi hòa với tam thất theo tỉ lệ 1:1
- Pha với nước và uống trước bữa ăn mỗi ngày 3 lần, sau 2 tháng sẽ thấy có tiến triển.
Điều trị các bệnh về thận
Cụ thể các chứng bệnh như suy thận, viêm thận cấp và mãn tính, đái ra máu… Người bệnh nên nhai 9 lá xuân hoa mỗi lần và mỗi ngày nên dùng khoảng 3 lần. Dần dần sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.
Điều trị viêm loét dạ dày
Mỗi ngày dùng 7 lá, bao gồm 3 lá cho buổi sáng và 4 lá cho buổi chiều. Dùng khi còn đói khoảng 2 tuần sẽ thấy có cải thiện. Chú ý tuyệt đối không được dùng rượu có thể làm cho bệnh càng trầm trọng hơn.
Điều trị bệnh về huyết áp và ổn định thần kinh
Nhai chậm 9 lá rồi nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút là cơ thể sẽ được ổn định
Chữa vết thương
Dùng một nắm lá nhai nát rồi đắp lên vết thương. Nhớ thay băng sau 2-3 giờ để hạn chế nhiễm trùng.
Điều trị cảm cúm
Mỗi lần ăn khoảng 8 lần, cứ cách 1 giờ lại dùng 1 lần thì triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện.
Ngoài ra cây xuân hoa còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác. Bạn có thể tham khảo để sử dụng khi cần thiết.
Kiêng kị khi sử dụng xuân hoa
Hầu như không có độc tính nhưng không nên dùng cây xuân hoa cho các trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ thì cần có sự đồng ý của bác sĩ.
- Người có cơ địa dị ứng với thảo dược hoặc bất cứ thành phần nào của cây xuân hoa.
- Đang sử dụng thuốc thì nên hỏi bác sĩ trước khi dùng. Kể cả đó là thuốc không kê toa, thuốc đông y hoặc thực phẩm chức năng.
Một số nghiên cứu khác về cây Xuân hoa
Trên mô hình chuột bị đái tháo đường, chiết xuất toàn phần lá cây Xuân hoa hoặc riêng thành phần stigmasterol và sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside từ nó đều thể hiện tác dụng. Nó giúp hạ đường huyết, cải thiện chuyển hóa đường trong chuột. Có thể sử dụng phối hợp trong điều trị đái tháo đường.
Nghiên cứu trên mức độ tế bào, người ta thấy chiết xuất lá Xuân hoa có thể ức chế sự phát triển tế bào ung thư đại tràng. Tác dụng tương tự còn thấy trên tế bào Ung thư phổi. Chiết xuất nước của lá Xuân hoa ức chế khả năng sống của tế bào ung thư, và kích thích quá trình chết tế bào theo chương trình của nó.
Đánh giá tác dụng kháng viêm của lá Xuân hoa, người ta tiến hành trên mô hình chuột bị viêm cấp và mạn tính. Kết quả cho thấy lá Xuân hoa có tác dụng trên cả viêm cấp và viêm mạn tính. Tác dụng này tăng theo liều dùng và gần bằng tác dụng của Diclofenac, là một loại thuốc kháng viêm thường dùng trong bệnh khớp. Tác dụng chống viêm này được lý giải là thông qua hoạt tính chống oxy hóa của nó.
Ngoài ra, thành phần polyphenolic-polysaccharide trong lá Xuân hoa thể hiện tác dụng chống đông máu ở mức độ nhẹ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Xuân Hoa do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Xuân Hoa là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.
- 6 cách cắm hoa hồng đẹp mê mẩn làm bừng lên cả góc nhà
- Cây Tùng La Hán Bonsai – Vạn niên tùng mang lại sự thịnh vượng may mắn phồn vinh
- Cây Bèo Đất – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Ích Trí Nhân – Vị thuốc quý cho người tiểu tiện nhiều lần
- Cây Tuyết Sơn Phi Hồ – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc