Cây Bìm Bịp (cây xương khỉ) là vị thảo dược được ca ngợi là có tác dụng rất tốt với gan, mật, xương khớp… Nhiều người còn dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Cùng nhận biết cây này trong tự nhiên và tìm hiểu chi tiết về cách dùng, những bài thuốc quý liên quan sau đây.
Giới thiệu chung về cây bìm bịp
- Loại cây này còn có nhiều tên khác như cây mảnh cộng, bìm bịp, hay lá cầm. Có những nơi lại gọi đó là cây mộng cộng hay ưu độn thảo…
- Tại một số tài liệu Y học cổ Truyền của người Trung Hoa, cây bìm bịp được nhắc đến với cái tên “tiểu cốt”, tức là “cây liền xương cốt”. Tên gọi này được đặt theo công dụng đặc trưng của nó mà các danh y ca ngợi.
- Trong danh pháp khoa học, phương Tây dùng từ Clinacanthus Nutans để chỉ cây này. Theo đó, cây xương khỉ được xếp vào họ Ô rô (Acanthaceae).
Đặc điểm và hình ảnh
Chúng ta có thể nhìn thấy loại cây này ở một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Mã Lai… Gần đây, nhiều người cũng đã phát hiện ra sự xuất hiện của cây xương khỉ tại Việt Nam. Các nhà khoa học cho biết môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa rất thuận lợi cho loài này phát triển.
Theo đó, cây xương khỉ được mô tả là:
- Loại cây mọc theo bụi nhỏ.
- Chiều cao trung bình thường đạt từ 1 – 1.5m, cũng có trường hợp cao lên đến 3m.
- Thân cây màu xanh, có cành nhỏ với kích thước chỉ bằng đầu đũa.
- Lá xương khỉ có cuống ngắn. Phần phiến thuôn dài và mềm mại. Mặt trên hơi nhẵn và xanh thẫm màu, mặt dưới nổi nhiều gân.
- Cây xương khỉ phơi khô làm dược liệu cho mùi thơm đặc trưng giống như mùi cơm nếp. Vì vậy ngoài công dụng chữa bệnh, một số người còn dùng để ngâm gạo làm bánh.
- Hoa xương khỉ rất đặc biệt với 2 màu chính là hồng và đỏ. Nó thường nở cao khoảng 3 – 5cm. Tràng hoa có 2 môi, trong đó phần môi dưới chứa đến 3 răng. Phía trong bông hoa có bao phấn màu vàng xanh. Khi hoa già thì rũ ngọn xuống đất.
- Quả xương khỉ hình chùy dài khoảng 1.5 cm nhưng phần cuống ngắn, trong mỗi quả có chứa 4 hạt.
Đặc điểm phân bố của cây này là những nơi ẩm ướt, hàng rào. Cụ thể cây xương khỉ mọc ở đâu? Người ta thường thấy ở các tỉnh bắc Bộ như Hòa Bình, Phía Tây Hà Nội và khu vực phía Nam như Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai…
Phân loại và nhận biết
Bạn thắc mắc cây xương khỉ có mấy loại? Trong tự nhiên hiện nay người ta chỉ tìm thấy có duy nhất 1 loại cây xương khỉ. Tuy nhiên nhiều người lại nhầm lẫn, tưởng rằng có nhiều loại cây. Lý do là bởi vì dân gian nhiều nơi dùng tên gọi khác nhau để chỉ loại cây này. Thêm vào đó, hình dáng cây xương khỉ khá giống với cây hoàn ngọc nên nhiều người nhầm lẫn. Vậy phân biệt 2 loại cây này thế nào?
Cả cây xương khỉ và cây hoàn ngọc đều mọc thành bụi nhỏ. Thế nhưng so về lá thì hoàn ngọc to hơn. Về màu sắc hoa, nếu xương khỉ có màu hồng và đỏ thì bông ngọc hoàn mang sắc trắng pha tím.
Ban đầu người dân Việt Nam chỉ biết dùng lá xương khỉ để nấu canh hoặc làm bánh. Cho đến khi nhiều người từ các nước láng giềng sang tìm kiếm cây này để chữa bệnh ung thư thì việc nghiên cứu về dược tính của nó mới được bắt đầu. Không chỉ vậy, thấy được những giá trị tốt từ cây xương khỉ, người Việt đã đưa vào canh tác để làm thuốc chữa bệnh.
Tác dụng cây xương khỉ
Là một dược liệu quý, cây xương khỉ được nhiều người lặn lội tìm kiếm. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về công dụng chữa bệnh của thảo dược tự nhiên này.
Công dụng chung
Cây xương khỉ đã được Đông y và cả Tây y nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh. Họ cho rằng:
Theo Đông Y
Đông y cho rằng cây xương khỉ tính bình, có vị ngọt, phơi khô có hương thơm. Nên dùng thảo dược này vào việc thanh nhiệt, giải độc gan, trị nóng gan, lợi mật. Đồng thời đem lại tác dụng tốt trong điều trị huyết ứ, chỉ thống…
Theo dân gian
Trong dân gian, nhiều người truyền cho nhau kinh nghiệm dùng cây xương khỉ để cải thiện huyết áp, trị bệnh ở gan và xương khớp (như là đau vai gáy, gãy xương, thoát vị đĩa đệm cột sống, thoái hóa khớp…) Ngoài ra, ở nhiều nơi còn dùng để chữa trị viêm xoang và hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người bị ung thư.
Theo y học hiện đại
Thấy được những tác dụng đặc biệt mà dân gian, Y học cổ truyền ca ngợi, khoa học đã tiến hành phân tích thành phần của cây này để làm rõ tác dụng chữa bệnh. Theo đó, họ phát hiện:
Trong cây xương khỉ có chứa Flavonoid, tức là vitamin P. Dưỡng chất này có khả năng thẩm thấu nhanh vào thành mạch và giúp chống lại một số sinh vật gây bệnh.
- Bên cạnh đó là Tanin – – một hợp chất làm tăng liên kết bền với protein. Nó có tác dụng khử các gốc tự do gây bệnh ung thư, chống oxy hóa và các bệnh về tim.
- Glycosid trong cây xương khỉ có vai trò rất quan trọng trong việc kích hoạt hoạt động của enzyme thủy phân, phá vỡ các liên kết của độc tố với phân tử đường.
- Ngoài ra còn có rất nhiều loại vitamin, khoáng chất và cả chất xơ, đạm, chất béo có trong cây này.
Cây xương khỉ chữa bệnh gì phổ biến?
Nhờ những thành phần, tác dụng kể trên, chúng đem lại khả năng điều trị rất nhiều bệnh, cụ thể gồm:
- Chữa trị bệnh trĩ: Giúp giảm chảy máu, sưng đau và làm teo búi trĩ, ngừa táo bón cho người bệnh.
- Trị đau dạ dày: Xương rồng khỉ có tác dụng tốt trong việc khắc phục cơn đau dạ dày do viêm loét, nhiễm khuẩn HP… Nó đồng thời làm lành niêm mạc dạ dày, sát trùng, giải độc và hỗ trợ lưu thông máu.
- Chữa bệnh gan: Người ta dùng cây xương khỉ cho các trường hợp bị xơ gan, vàng da, giải độc gan, hạ men gan. Loại cây này còn được cho là có khả năng duy trì cấu trúc và chức năng cho gan rất tốt.
- Trị bệnh đường tiểu: Một số chứng bệnh như đi tiểu ra máu, tiểu buốt hoặc rắt cũng có thể chữa bằng cây này.
- Khắc phục bệnh đường hô hấp: Nhiều người sử dụng lá xương khỉ làm thuốc chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc làm giảm tình trạng sổ mũi, ngạt mũi… Đây cũng là vị thuốc có khả năng giảm ho và trị ngứa cổ do nhiễm virus hiệu quả.
- Trị bệnh xương khớp: Các vấn đề như bong gân, trật khớp, sưng viêm hay đau nhức xương, thoái hóa cột sống, gai đốt sống đều có thể chữa trị bằng cây này.
- Hỗ trợ trị ung thư: Các hoạt chất có trong dây xương khỉ giúp ức chế gốc tự do cho nên nó đem lại khả năng ngừa ung thư. Nhiều đơn vị đã nghiên cứu nhằm đưa dây xương khỉ vào trong hỗ trợ giảm tác dụng phụ cho người cần hóa trị, xạ trị ở gan và thận.
Ngoài ra, dây xương khỉ còn có tác dụng cầm máu nên có thể dùng cho những bệnh nhân bị tiểu tiện ra máu, ho ra máu hoặc xuất huyết dạ dày. Ngoài công dụng điều hòa huyết áp, dùng cây xương khỉ cũng là cách làm cải thiện tuần hoàn máu và giúp giảm cholesterol xấu. Bên cạnh đó, người ta còn dùng cây này như một dược phẩm chống viêm, ngừa sẹo lồi rất hiệu quả.
Với rất nhiều tác dụng tốt như vậy, người dân các địa phương đã nhanh chóng tìm hiểu và truyền cho nhau nghe những cách làm hay để trị bệnh với cây xương khỉ.
Những bài thuốc từ cây xương khỉ
Cây xương khỉ chữa bệnh gì đã được nêu rõ ở trên. Vậy dân gian dùng cách nào để điều trị bệnh bằng loại cây này? Dưới đây là những bài thuốc phổ biến mà nhiều người đã thực hiện thành công.
Bài thuốc khắc phục ung thư
Đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư được nghe nói đến tác dụng chữa bệnh của loại cây này. Theo đó, họ lặn lội đi nhiều nơi, đi cả nước ngoài để tìm kiếm, thử dùng. Vậy các bước sử dụng cây xương khỉ trị bệnh này áp dụng như thế nào?
Công dụng của cây xương khỉ trong hỗ trợ điều trị ung thư:
Ung thư giai đoạn đầu:
Với người bệnh mới bị ung thư, đồng bào các dân tộc thiểu số có cách chữa bằng cây xương khỉ như sau:
- Lấy 10 lá xương khỉ loại bánh tẻ đem ngâm với nước muối loãng một lát rồi rửa sạch.
- Để ráo nước rồi người bệnh nhai kỹ và ngậm trong miệng, nuốt dần.
- Mỗi ngày nhai như vậy 5 lượt lá thuốc, duy trì liên tục 3 tháng.
- Nếu không thấy hiệu quả tăng mạnh thì bạn có thể dùng đến 15 lá x 6 lần/ngày.
Hỗ trợ giai đoạn sau:
Với những trường hợp khác nặng hơn, bệnh nhân ung thư chỉ nên xem đây là cách hỗ trợ điều trị tại nhà đơn giản. Nên tiến hành bằng cách:
- Cách 1: Lấy 20g lá xương khỉ, kết hợp cùng với cây xạ đen 10g và lượng tương ứng bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên. Sau đó rửa sạch và sắc với 1.3 lít nước, đun sôi lên dưới lửa nhỏ 10 phút để lấy nước uống.
- Cách 2: Bạn cũng dùng các thảo dược như trên nhưng kết hợp thêm với 6 lá troinh nữ hoàng cung. Đem tất cả đi rửa sạch và sắc tương tự để lấy nước uống trong ngày.
- Cách 3: Để tiến hành cách này, bạn cần 30g cây xương khỉ cùng lượng tương ứng xạ đen. Thêm 20g hoa đu đủ đực rồi đem rửa sạch, sắc với 1,5 lít nước cho đến khi cạn còn ⅔ thì chắt ra uống dần trong ngày.
- Lưu ý: Áp dụng những cách này cho người bị ung thư ở gan, phổi, đại tràng, phần vòm họng và trong xương.
Bài thuốc trị bệnh ở xương từ cây xương khỉ
Đây là công dụng nổi bật của loại dược liệu quý này. Theo đó người ra dùng cây xương khỉ để làm liền xương và trị các bệnh lý liên quan khác.
Cách thực hiện:
- Chữa trật khớp: Bạn cũng hái 1 nắm lá xương khỉ tươi để rửa sạch và ráo nước. Sau đó cuộn lại rồi hơ trên lửa cho nóng và mềm lá ra. Đắp lá còn nóng vào vùng cơ khớp bị trật và cố định lại trong 1 ngày. Lặp lại quy trình này cho những ngày tiếp theo và quan sát sự biến chuyển.
- Trị sưng đau: Nhiều người bị bệnh ở khớp dẫn đến viêm nhiễm, sưng đau. Dân gian có cách dùng 30g cây xương khỉ kết hợp cùng 20g gối hạc (lấy rễ và thân), 20g dâu tằm và lượng tương ứng cây trâu cổ. Đem tất cả đi rửa và đun với 1.2 lít nước cho đến khi cạn còn 300ml. Sau đó chia ra uống trong các bữa ăn, lặp lại liên tục 15 ngày.
- Thuốc đắp trị thoái hóa cột sống thắt lưng: Đối với người bệnh thoái hóa ở cột sống thắt lưng có thể dùng 80g lá xương khỉ kết hợp cùng 50g ngải cứu và lượng tương ứng sâm đại hành. Đem tất cả đi giã nhuyễn rồi sao nóng cùng với giấm. Sau đó đắp lên vùng cột sống bị đau và để cố định qua đêm. Tiến hành liên tục khoảng 10 ngày để tinh chất trong lá xương khỉ phát huy tác dụng.
- Thuốc uống chữa đau cột sống: Ngoài cách đắp trực tiếp, người ta còn sắc lá xương khỉ với một số thảo dược để cải thiện cơn đau ở cột sống. Cụ thể dùng 30g xương khỉ khô kết hợp cùng 20g sâm đại hành và 30g lá ngải để sắc với 2 lít nước cho cô đặc lại. Chắt phần nước để uống trước bữa ăn, còn bã đem trộn thêm với gừng tươi đập dập để đắp ngoài da.
- Trị đau khớp: Những trường hợp bị đau mỏi vai gáy, đầu gối, cổ tay… do vấn đề ở khớp, có thể dùng: 12g cây xương khỉ khô kết hợp với 16g tang ký sinh và lượng tương ứng thục địa. Thêm vào 10g các loại củ ba kích, tần quy, dây trâu cổ, lông cu ly, đỗ trọng và đậu đen, hạt tơ hồng. Đem đi đun nhỏ lửa với 1,2 lít nước để cô đặc và uống sau ăn. Duy trì cách làm này trong 1 – 2 tuần để giảm biểu hiện bệnh.
- Trị phong thấp: Người bệnh nhiễm phong thấp gây đau ở xương thì dùng 30g lá xương khỉ, kết hợp cùng tầm gửi dâu, cây gối hạc và cổ trâu mỗi vị 20g. Đem rửa và sắc với 1.5 lít nước cho cạn dần còn 800ml rồi chia ra uống trong ngày.
Chữa bệnh ở gan bằng cây xương khỉ
Ngoài các bài thuốc trị bệnh xương khớp thì cây xương khỉ cũng xuất hiện trong khá nhiều công thức trị bệnh gan. Theo đó, người bị viêm gan, nhiễm độc ở gan, vàng da, men gan cao… có thể dùng:
- Bài thuốc 1: Lấy 30g xương khỉ khô kết hợp cùng 20g râu ngô và sâm đại hành (dùng 15g). Thêm vào đó 12g lá cây vọng cách cùng lượng tương ứng cây quao và 10g trần bì. Đem tất cả đi rửa và sắc với 1.5 lít nước cho đến khi cạn dần. Đem uống nhiều lần trong ngày và lặp lại cho thời gian tiếp theo.
- Bài thuốc 2: Ở bài thuốc này, bạn có thể dùng nguyên cây xương khỉ hoặc kết hợp với một số thuốc có công dụng thanh nhiệt, giải độc để sắc uống hàng ngày thay nước lọc.
Trị lở loét và cầm máu
Đối với những bệnh nhân lở loét ở miệng, ho ra máu hoặc chảy máu dạ dày… dân gian có các cách:
- Trị cảm cúm: Dùng 30g lá xương khỉ đem giã nát rồi chắt lấy nước để ngậm và nuốt dần. Hoặc bạn cũng có thể rửa sạch và nhai nuốt dần mà không cần giã.
- Trị lở loét: Người bệnh lở loét có thể dùng thêm một chút muối hạt cùng với lá xương khỉ trong quá trình nhai để tăng tính kháng khuẩn. Hoặc bạn giã với muối để đắp vào vùng sưng viêm nếu là lở loét trên da.
- Cầm máu: Với mẹo cầm máu bằng cây này, bạn dùng lá xương khỉ khô để sắc lấy nước uống trước các bữa ăn trong ngày. Chú ý dùng từ 1 – 2 tuần để hỗ trợ cải thiện thành mạch từ bên trong,
Trị huyết áp, thận, trĩ, xoang
Người bị huyết áp bất ổn hoặc gặp vấn đề về thận có thể dùng dây xương khỉ theo cách sau: Lấy lá và rễ của cây này đem phơi cho khô rồi sắc lấy nước uống. Hoặc bạn nhai 9 lá xương khỉ thật kỹ và tiến hành nuốt dần. Kiên trì dùng nhiều ngày để bồi bổ cho thận, giảm đau và làm lành vết thương ở dạ dày.
Cây xương khỉ trị trĩ
Theo kinh nghiệm dân gian, cha ông ta dùng cây xương khỉ trị bệnh trĩ như sau: Lấy nắm lá xương khỉ bánh tẻ rửa sạch, để róc nước rồi giã nhỏ. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi đắp lá này lên, để nguyên như vậy qua đêm một vài lần là khỏi.
Xương khỉ trị viêm xoang
Dân gian có khá nhiều các phối hợp cây xương khỉ để trị viêm xoang và các bệnh như viêm mũi dị ứng, sổ mũi… Dưới đây là một cách:
- Lấy 100g lá xương khỉ nhỏ đã phơi khô đem rửa sạch và để róc nước.
- Cho 2 lít nước vào nồi, đun sôi lên với lá xương khỉ rồi nấu nhỏ lửa tới khi còn khoảng 0.5 lít nước. Chắt nước này ra lấy một phần uống ấm, chỗ còn lại cũng uống hết trong ngày.
Sau một thời gian, nếu hợp thuốc, người bệnh sẽ cảm thấy búi trĩ co lại hoặc teo bớt. Khi đi đại tiện không còn cảm thấy đau nhiều, quan sát phân sẽ lẫn ít hoặc không còn dấu hiệu của máu.
Lưu ý khi dùng dây xương khỉ chữa trị bệnh
Mặc dù được ca ngợi về rất nhiều tác dụng điều trị bệnh và sự lành tính, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi dùng dây xương khỉ cần chú ý:
- Dùng đúng liều lượng được chuyên gia khuyên sử dụng. Nếu là dạng khô thì lấy không quá 40g/lần. Trường hợp đem pha trà chỉ nên sử dụng 10g khô.
- Dây xương khỉ mặc dù là dược liệu tự nhiên nhưng không nên dùng cho người bị huyết áp thấp, bị chứng chân tay lạnh hoặc đang có biểu hiện hàn khí xâm nhập. Chị em đang mang bầu hoặc nuôi con bú cũng cần cẩn trọng, không tự ý sử dụng dược phẩm từ cây này.
- Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc Tây, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng thuốc chữa bệnh từ cây xương khỉ. Thông thường bạn cần uống cách thời gian dùng tân dược ít nhất 1 tiếng.
Trong thời gian chữa bệnh bằng cây xương khỉ, bạn nên kiêng ăn măng. Nếu là dùng để trị bệnh ung thư thì còn cần tránh một số thực phẩm như thịt đỏ, sữa, tôm và một số chất kích thích, thức uống có cồn.
Cách trồng và chăm sóc cây Bìm Bịp
Cách trồng cây bìm bịp làm vị thuốc trong nhà tương đối dễ, việc chăm sóc cây trồng cũng rất đơn giản bởi vì cây vốn là loại cây dễ tính, dù môi trường có không thuận lợi thì cây cũng sinh sống và phát triển khá tốt.
Điều kiện thổ nhưỡng
Tuy nhiên, để đạt được năng suất cây trồng, lượng sản phẩm thu được dùng đủ cho bản thân hoặc thu được nguồn thuốc nam sạch đạt được giá trị kinh tế thì nên trồng theo kỹ thuật đã được nghiên cứu.
Thời gian phù hợp để gieo trồng cây bìm bịp là vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6, vì đây là thời gian phù hợp để hạt dễ nảy mầm và thích nghi nhất. Cây bìm bịp thích hợp trồng ở những nơi có nhiệt độ mát.
Đất trồng cây bìm bịp là loại đất mùn, cần xới lên và phơi dưới nắng để diệt những vi sinh vật gây bệnh còn sót lại trong quá trình sử dụng đất. Sau đó có thể bổ sung một số loại phân bón và cung cấp độ ẩm nhằm làm tăng chất lượng đất trồng.
Có hai cách trồng cây bìm bịp
+ Gieo hạt giống bìm bịp
Hiện nay, cây bìm bịp được trồng từ hạt giống của cây, hạt giống cây khá dày, vì vậy cần dùng dao rạch quanh hạt và ngâm một đêm là hạt thấm đủ lượng nước cần thiết đồng thời đánh thức trạng thái ngủ của hạt rồi mới tiến hành trồng.
Khi gieo, mỗi hố chỉ cần một hạt hoặc hai hạt để hạt có đủ diện tích phát triển, hứng đủ lượng ánh sáng cần thiết. Từ quá trình chuẩn bị đất, chuẩn bị hạt giống cho tới khi gieo hạt, phải xử lý tốt để tất cả hạt được gieo đều mọc lên đầy đủ.
Để tiện cho việc chăm sóc và nhu cầu sử dụng có thể đánh cây chuyển vào chậu khi cây từ 3-10 lá, nên kiểm tra dây leo, nhánh thô để cây phát triển tự nhiên, nên ngắt bỏ chồi ngọn ở nhánh non và yếu để giúp nhánh phát triển.
+ Ngoài ra, có thể trồng cây bìm bịp bằng phương pháp giâm cành
Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh, đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt. Sau đó, cắt cành đứng bằng kéo nghiêng một góc 45 độ, tránh để trầy xước cành.
Tiếp theo, cắt bớt lá già và cắm nghiêng xuống đất đã chuẩn bị ở trên nhằm tăng diện tích tiếp xúc với đất để lượng rễ cây mọc ra nhiều hơn. Cuối cùng bổ sung nước đầy đủ cho cây và che chắn giai đoạn đầu để cây dễ thích ứng với điều kiện sống mới.
Cách chăm sóc cây bìm bịp
Qua giai đoạn cây non, thì việc chăm sóc cây bìm bịp khá thuận lợi. Tuy nhiên, việc đảm bảo độ ẩm cho cây là điều luôn cần thiết. Ngoài ra, cũng nên trồng cây ở nơi cây có thể hấp thu ánh sáng để quá trình trao đổi chất cũng như quang hợp diễn ra bình thường.
Hơn nữa, bộ rễ của cây cũng vô cùng quan trọng, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể để rễ cây bị tổn thương. Dù cây có dễ sống thế nào đi chăng nữa, việc tổn thương càng cao thì khả năng sống sót của cây vẫn giảm và có thể chết.
Cách trồng cây bìm bịp làm vị thuốc trong nhà rất đơn giản phải không? Với kỹ thuật đơn giản, hãy trồng ngay cho mình một chậu cây bìm bịp để có thể dùng ngay khi gặp vấn đề về sức khỏe.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Bìm Bịp do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Bìm Bịp là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.