Chắc hẳn ít nhất bạn cũng đã gặp cây cọ cảnh một lần bởi nó là một loại cây trồng phổ biến đối với người dân Việt. Khác với những cây cọ to lớn mà bạn từng biết, Cây Cọ Cảnh có kích thước nhỏ gọn và hình dáng đẹp. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về cây cọ cảnh như ý nghĩa phong thủy, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây.
Giới thiệu về cây Cọ Cảnh
Cây cọ tiếng anh có tên khoa học là Rhapis Excelsa, thuộc họ cau. Những loại cọ thông thường có kích thước lớn, tán cây rộng. Những loại cọ này thường được trồng tại sân vườn và công viên để lấy bóng mát.
Cây cọ cảnh lại có kích thước nhỏ, chỉ cao từ 0,5-2m. Cây cọ cảnh lớn chậm và thân cây khá nhỏ. Các tán lá cọ cảnh cũng rất rộng và đẹp mắt nên được trồng làm cảnh nhiều. Trên thị trường giá cây cọ cảnh dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng tùy loại.
Đặc điểm của cây cọ cảnh
Thân cây cọ cảnh thuộc loại thân gỗ nhỏ, dáng cột. Trên thân màu xám có các vết sẹo do cành già bị rụng để lại.
Lá cây cọ cảnh xanh hoặc xanh sẫm, xòe rộng gần tròn nhìn rất bắt mắt và mọc tập trung ở ngọn cây. Mép lá cọ cảnh có hình răng cưa, bề mặt xếp thành nếp và có gân hình chân vịt. Cuống lá thon dài và cứng chắc, có những gai nhọn mọc dọc.
Cây cọ kiểng khi còn nhỏ là thực vật ưa bóng râm nhưng khi trưởng thành cây lại ưa sáng. Cây sinh trưởng chậm, ưa ẩm và có nhu cầu nước khá cao. Cây có hoa đơn tính mọc cùng gốc. Hoa cọ đực nằm phía trên, hình trụ dài có màu nâu đỏ. Hoa cái nằm dưới, màu xanh và có hình cầu. Cây cọ cảnh ra quả màu xanh lục hình cầu.
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Cây cọ trong phong thủy là loại cây tốt mang điềm lành. Lá cây cọ cảnh to, xanh mượt và xòe giống như hình tròn thể hiện sự tròn trịa, đủ đầy. Các lá cọ ngửa ra ngoài như những bàn tay to hứng lộc. Vì thế nhiều người quan niệm rằng cây giúp mang lại tài lộc và của cải đến cho người trồng.
Màu sắc cây tươi sáng, dáng cây thẳng và cứng cỏi nên được coi như một loại cây trấn tà. Trồng cây cọ cảnh trong nhà có tác dụng xua đuổi tà ma và những khí xấu. Thế cọ đẹp, hướng ra xung quanh giúp thu hút vượng khí cho căn nhà. Một số nơi cây cọ cảnh được trồng như cây trấn nhà trong phong thủy.
Cây cọ cảnh là loại cây của sự may mắn, hy vọng và điềm mừng. Tán cọ rộng và lớn gợi cho người ta cảm giác khoáng đạt, giúp sự nghiệp và cuộc sống của người trồng có nhiều thăng tiến.
Tác dụng của cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh rất được ưa chuộng như là một loại cây cảnh trang trí. Cây dễ chăm sóc lại lớn chậm nên không chiếm quá nhiều diện tích trong phòng. Các tán cọ to, xòe ra xung quanh rất hợp thẩm mỹ với những ngôi nhà thiết kế hiện đại. Cây cọ cảnh đặc biệt phù hợp khi đặt trong phòng có tông màu trắng và sáng. Dáng cây đẹp nên có thể đặt tại nhiều vị trí khác nhau như phòng ăn, phòng khách hay sảnh chờ tại các công ty,… đều phù hợp.
Theo các nghiên cứu của nhà khoa học thuộc NASA, cây cọ cảnh đứng top 3 trong bảng xếp hạng những loại cây lọc không khí trong nhà. Các loại chất độc bay hơi, chất khí có hại như CO2, benzen và cả các tia phóng xạ từ các thiết bị điện tử đều được cây cọ cảnh thanh lọc một cách hiệu quả. Vì vậy đây là loại cây hàng đầu để trồng trong nhà, đặc biệt là trong các văn phòng làm việc ít cửa sổ.
Cây cọ cảnh còn được biết đến nhiều với khả năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng. Trồng cây gần các vị trí cửa sổ, cửa ra vào có thể tránh các loại côn trùng gây hại vào nhà bạn lại có tính thẩm mỹ cao.
Các loại cây cọ cảnh
Các loại cây cọ cảnh nhìn chung đều có dáng thấp, phù hợp để trồng trong nhà hoặc ngoài sân làm cảnh. Một số loại cọ cảnh phổ biến được kể tên dưới đây.
Cây cọ ta
Là loại cây cọ cảnh được trồng phổ biến nhất ở nước ta, cây cọ ta còn có tên gọi khác là cây cọ lùn. Trong tự nhiên, cây sống tốt tại các vùng gần sông, hồ ở khu vực nhiệt đới. Cây cọ ta có sức sống tốt, có thẻ trồng trong nhà hay ngoài trời đều phát triển khỏe mạnh.
Cây cọ ta được trồng nhiều làm cảnh và trang trí nội thất. Lá cọ ta xanh bóng nhìn rất giàu sức sống nên được nhiều người ưa chuộng. Nhiều người chơi cây cảnh miêu tả cây cọ ta có sự kết hợp hài hòa của dáng cây mang vẻ đẹp hoài cổ, đạm chất thôn quê lại có sức sống và sự sáng bóng rất hợp với kiến trúc hiện đại.
Cây cọ mỹ
Cây cọ mỹ trong tự nhiên có thể cao tới 30m. Là thực vật thân gỗ, cây có những gai sắc và nhỏ dọc thân cây. Lá cây hình quạt và mép lá có răng cưa mọc tập chung trên đỉnh cây.
Cây cọ mỹ không cần quá nhiều sự chăm sóc, dáng cây thẳng, đẹp tự nhiên mà không cần cắt tỉa. Người ta quan niệm cây có khả năng sinh tài và giữ lộc tốt nên được trồng như một loại cây phong thủy trong nhà.
Cây cọ lá tre
Cây cọ lá tre có kích thước khá nhỏ, chưa tới 30cm. Giống như tên gọi của nó, lá cây nhìn rất giống lá tre. Với hình dáng đẹp và nhỏ gọn, cây cọ lá tre đặt được tại nhiều vị trí khác nhau trong căn nhà.
Cây cọ lá tre hấp thụ các độc tố trong không khí khá tốt. Vì vậy nhiều người đặt cây gần các đồ nội thất sơn mài để xử lý các loại độ tố bay hơi từ các đồ vật này. Tốt nhất nên chọn những nơi có bóng râm để đặt cây và tưới nước thường xuyên.
Cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh
Thông thường cây cọ cảnh được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Sau khi hạt cọ cảnh nảy mầm thành cây con, có thể đem trồng trên đất hay thủy sinh đều được.
Cây cọ cảnh khỏe mạnh và có sức sống tốt nên không cần phải quá tốn công chăm sóc. Bạn chỉ cần làm theo những cách chăm sóc sau đây là đủ để cây phát triển tốt.
Ánh sáng
Cây cọ cảnh khi còn nhỏ ưa bóng râm nhưng khi đã trưởng thành thì lại là cây ưa sáng. Vì vậy tùy theo số năm trồng và kích thước của cây mà người trồng cần có những điều chỉnh phù hợp. Với cây cọ cảnh nhỏ, ta nên đặt cây trong nhà, tránh các vị trí có ánh nắng trực tiếp làm héo lá cây. Đối với những cây trưởng thành, nếu vẫn muốn trồng cây trong nhà thì cần chọn những nơi có nhiều ánh sáng như cạnh cửa sổ hay ban công, cửa ra vào.
Tưới nước
Cây cọ cảnh có nhu cầu nước trung bình. Nếu trồng cây trong nhà thì không cần tưới cho cây quá nhiều nước. Để cây tươi tốt và khỏe mạnh, bạn chỉ cần tưới cho cây khoảng 3 lần mỗi tuần với lượng vừa phải.
Đất trồng
Đất trồng cây cọ cảnh nên dùng loại đất thịt giàu các khoáng chất và dinh dưỡng. Nên trộn các loại mùn, trấu hoặc xơ dừa với đất để gia tăng thành phần dinh dưỡng và đảm bảo độ tơi xốp. Để cây xanh tốt và có màu đẹp, có thể sử dụng phân bón NPK cho cây. Tuy nhiên nên khống chế lượng phân vừa đủ để không ảnh hưởng đến chất lượng đất và làm chết cây.
Sâu bệnh
Cây cọ cảnh ít khi bị sâu bệnh. Tuy nhiên một số bệnh như héo lá, đốm vàng cũng có thể xuất hiện trên cây. Khi phát hiện cần tiến hành cắt bỏ cành bệnh để tránh lây bệnh cho các cành lá khỏe khác.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây Cọ Cảnh do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!
- Cây Tỳ Bà – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cây Cúc Vạn Thọ – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Cây Bìm Bìm – Đặc điểm và công dụng chữa bệnh của Cây Bìm Bìm
- Mèo Anh lông dài – Những thông tin cơ bản liên quan đến mèo anh lông dài
- Cây Nổ Gai – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng