Cá Nana còn gọi là cá đuôi đèn, chúng có màu sắc đơn giản ánh vàng, thích hợp nuôi trong bể thủy sinh, chúng bới theo đàn và rất lanh lẹn, tạo nên 1 tập thể sinh động và hấp dẫn. Dưới đây là những thông tin liên quan đến cá đuôi đèn tetra.
Giới thiệu về cá đuôi đèn, cá nana
– Tên khoa học:Hasemania nana (Lütken, 1875)
– Chi tiết phân loại:
Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)
Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)
– Tên tiếng Anh: Silvertip tetra, Copper tetra
– Tên tiếng Việt: Cá Đuôi đèn; cá Na na
– Nguồn cá: Ngoại nhập, Cá nhập nội sau năm 2000
Đặc điểm sinh học cá đuôi đèn
– Phân bố:Nam Mỹ: Braxin
– Chiều dài cá (cm): 3 – 5cm
– Nhiệt độ nước (C): 24 – 28
– Độ cứng nước (dH): 5 – 20
– Độ pH: 6,0 – 8,0
– Tính ăn: Ăn cực tạp
– Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
– Chi tiết đặc điểm sinh học:
– Tầng nước ở: Giữa
– Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng phân tán, trứng dính vào giá thể như cây thủy sinh. Cần tách trứng ra khỏi cá bố mẹ sớm để tránh cá bố mẹ ăn trứng.
Kỹ thuật nuôi cá đuôi đèn
– Thể tích bể nuôi (L): 70 (L)
– Hình thức nuôi: 18
– Nuôi trong hồ rong: Có
– Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 60 cm
Thiết kế bể: Cá lên màu đẹp ở bể trồng nhiều cây thủy sinh với ánh sáng vừa phải. Nên thả nhóm từ 6 – 10 con trở lên. Cá cũng thích hợp trong bể nuôi chung với các loài khác.
Chăm sóc: Cá dễ nuôi, thích ứng khá rộng các điều kiện chất lượng nước.
Thức ăn: Cá ăn tạp từ thức ăn viên đến mồi sống. Cho ăn thức ăn sống như trùng chỉ, bo bo … để cá lên màu đẹp
Xem thêm: Cá da báo mỏ vịt – Thông tin chung về cá da báo mỏ vịt
Thị trường mua bán, giá bán cá đuôi đèn
– Giá trung bình (VND/con):5.000
– Mức độ ưa chuộng:Trung bình
– Mức độ phổ biến: khá phố biến
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến loại cá đuối đèn do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá đuôi đèn tetra là một lựa chọn tuyệt vời để tô điểm cho bể thủy sinh của bạn với màu sắc rực rỡ và tính cách hiền hòa. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về loại cá này nhé!