Cỏ Chân Vịt – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Cỏ Chân Vịt là loài thực vật mọc hoang trong tự nhiên. Ít người biết rằng đây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng lợi tiểu, giảm đau… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Giới thiệu chung về Cỏ Chân Vịt

  • Tên dược liệu: cỏ chân vịt
  • Tên thường gọi: cây thủy hảo, cây cỏ chửa, cỏ thia lịa,..
  • Danh pháp khoa học: Hygroryza aristata Nees, thuộc họ lúa (Poaceae).

Đặc điểm thực vật của cây cỏ chân vịt

Cỏ chân vịt là cây cỏ mọc hoang, thân thảo có lông, sống theo mùa trong năm. Nó thường sống xen kẽ với các loại cỏ dại khác nên khó nhận biết nếu không am hiểu, dưới đây là những đặc điểm nổi bật:

Đặc điểm thực vật của cây cỏ chân vịt
Đặc điểm thực vật của cây cỏ chân vịt
  • Thân cỏ có nhiều nhánh, cạnh, mỗi cạnh lại có răng cưa.
  • Lá cây có hình ngọn giáo hoặc xình xoan, nhọn ở đỉnh, thon ở gốc, không có cuống và lá ôm sát vào thân.
  • Lá thường mọc xen kẽ, ở mép có răng cưa nhỏ, thường rộng từ 6-20mm, chiều dài từ 2 đến 4cm.
  • Hoa thường mọc thành cụm, có hình cúc đầu kép, kích thước khoảng 1cm. Lá ôm cụm hoa xoắn ngược, hẹp, hình dải có lông nhung ở ngọn và dài khoảng 3 đến 4mm.

Giải đáp cỏ chân vịt có phải là cỏ mần trầu không

Dựa theo những đặc điểm thực vật và địa điểm phân bố thì cỏ chân vịt và có mần trầu khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên trên thực tế thì hai loại cây này là hoàn toàn khác nhau về cả đặc điểm và công dụng. Bạn cần phải hết sức lưu ý để nhận dạng và sử dụng cho chuẩn.

Giải đáp cỏ chân vịt có phải là cỏ mần trầu không
Giải đáp cỏ chân vịt có phải là cỏ mần trầu không

Cỏ mần trầu mọc hoang ở đồng bằng, thân phân nhiều nhánh, bò dài đến nửa ngọn trên vươn thẳng đứng thành từng bụi. Cụm hoa mần trầu xẻ ngón 5 đến 7 nhánh. Quả thon dài và có 3 cạnh.

Ngoài những đặc điểm thực vật thì công dụng của 2 loại cỏ này là hoàn toàn khác nhau. Trong khi cỏ chân vịt chữa trị những bệnh về da, gan, dạ dày tiểu đường thì cỏ mần trầu có công dụng điều trị huyết áp cao, lao phổi, viêm niệu đạo và dùng cho phụ nữ mang thai.

Cỏ chân vịt mọc ở đâu? Phân bố địa lý

Đây là loài cây nhiệt đới, thường mọc ở những vùng đất ẩm ướt, nhưng có sức sống mãnh liệt nên thời tiết có thay đổi, đất khô cằn hay hạn hán vẫn có thể sống sót và phát triển.

Loài có ngày có nguồn gốc xuất phát từ miền Đông Ấn Độ. Phân bố rộng khắp trên các đồng bằng của nhiều nước trên thế giới từ Châu Úc đến Châu Á như Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia.

Ở Việt Nam dược liệu này thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt đặc biệt là đồng bằng, đồng lúa Nam Bộ, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang.

Thu hoạch và sơ chế cỏ chân vịt

Cỏ chân vịt là loài cỏ mọc hoang có sức phát triển nhanh chóng chính vì vậy rất dễ thu hoạch và sơ chế thành dược liệu ở mọi mùa quanh năm. Thảo dược này thường mọc vào cuối mùa mưa, nên thường được thu hái vào mùa xuân hoặc hè.

Thu hoạch và sơ chế cỏ chân vịt
Thu hoạch và sơ chế cỏ chân vịt

Hầu hết các bộ phận của loại dược liệu này từ thân, lá, hoa, quả , rễ đều được sử dụng để làm thuốc phục vụ sức khỏe con người. Sau khi thu hái sẽ được nhặt sạch cỏ dại rửa sạch bằng nước rồi mang đi phơi khô, sấy khô hoặc sử dụng khi đang tươi. Thông thường cỏ chân vịt được sử dụng trong những bài thuốc Đông y đã dưới dạng tán thành bột mịn dễ bảo quản và sử dụng hơn.

Những tác dụng của cỏ chân vịt với sức khỏe con người

Cỏ chân vịt là loài cỏ mọc hoang nhưng lại có những công dụng vô cùng tuyệt vời với sức khỏe của con người. Chính vì vậy không chỉ trong nền Y học cổ truyền Đông y mà cả Y học hiện đại cũng khai thác sử dụng rất nhiều.

Theo Y học cổ truyền

Cỏ chân vịt có tính ấm, vị chát, đắng, cay nồng, mùi thơm thoang thoảng.

Loại dược liệu này có tác dụng bồi bổ, lợi tiểu khai thông, bồi bổ thần kinh, lọc máu tốt phù hợp với những người mới ốm dậy người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Ngoài ra theo một số nghi chép trong Đông y thì dược liệu còn có tác dụng kích thích ham muốn tình dục ở cả nam và nữ vô cùng hiệu quả.

Theo Y học hiện đại

Theo các công trình nghiên cứu khoa học các nhà khoa học nhận định trong cỏ chân vịt có thành phần Alcaloid Cepharanthin, tinh dầu vàng sẫm 0,01% có lợi cho sức khỏe con người.

  • Giảm đau đầu và đau nửa đầu cực tốt.
  • Có công dụng giảm đau, chống viêm, tiêu sưng.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa như khó tiêu, giun đường ruột.
  • Hỗ trợ điều trị ho mãn tính , hen suyễn rất hiệu quả
  • Có tác dụng bồi bổ thận kình, hỗ trợ trị chứng động kinh nguy hiểm.
  • Cỏ chân vịt có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng mẫn cảm.
  • Hạ sốt hiệu quả và an toàn
  • Hỗ trợ bảo vệ chức năng gan
  • Hỗ trợ giãn phế quản, chống co thắt phế quản cấp tính, giảm ho.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở thận như suy giảm chức năng thận, thận hư yếu,…

Cỏ chân vịt chữa bệnh gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Cỏ chân vịt là loại dược liệu được lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ xa xưa đến nay. Người ta thường dùng dược liệu này trong những bài thuốc trị bệnh khác nhau từ bệnh đường tiêu hóa, bệnh da, cho đến bồi bổ cơ thể. Dưới đây là đáp án cho câu hỏi cây cỏ chân vịt trị bệnh gì và những bài thuốc quý bạn có thể tham khảo.

Các bài thuốc từ cỏ chân vịt chữa bệnh lý ngoài da

Đây là một trong những vị thuốc trị bệnh ngoài da được áp dụng trong dân gian khá phổ biến bởi mức độ hiệu quả nhanh chóng và an toàn

Các bài thuốc từ cỏ chân vịt
Các bài thuốc từ cỏ chân vịt

Một số bài thuốc cụ thể bạn có thể tham khảo gồm:

Bài thuốc 1 – Cỏ chân vịt trị ghẻ lở, ngứa da

Ngứa da, ghẻ lở khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cả thẩm mỹ. Lá cây chính là biệt dược chữa trị hiệu quả tình trạng trên đã được nhiều người áp dụng.

  • Nguyên liệu: Lá cỏ chân vịt đã sơ chế sạch và phơi khô hoặc sấy khô.
  • Cách làm: Đem lá cây khô đi tán thành bột mịn, cho vào hũ thủy tinh bảo quản sử dụng dần. Tiếp đó cho bột dược liệu vào hòa cùng ít nước ấm thành dạng sệt sệt rồi thoa lên vùng da bị ghẻ lở và ngứa.

Với cách này để đạt được hiệu quả người bệnh cần thực sự kiên trì, mỗi ngày thoa 2-3 lần và tránh cọ xát quá nhiều ở vùng da được bôi để dưỡng chất thấm đều.

Bài thuốc 2 – Điều trị bệnh lở do giang mai

Muốn điều trị chứng lở do giang mai gây ra thì cỏ chân vịt là một vị thuốc đơn giản, an toàn và hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Cỏ chân vịt phơi khô
  • Cách làm: Nghiền nhỏ dược liệu khô thành dạng bột mịn càng tốt. Sau đó cho nước ấm vào trộn đều thành dạng sệt rồi bôi lên vùng da bị lở loét.

Mỗi ngày bôi hỗn hợp một lần, chỉ sau 1 tuần các vết lở loét sẽ bắt đầu khép miệng và không lây lan ra những vùng da khác nữa.

Bài thuốc 3 – Điều trị bệnh thủy đậu

Muốn trị bệnh thủy đậu hiệu quả và không để lại sẹo thì bạn nên tìm đến bài thuốc bằng cây thuốc này.

  • Nguyên liệu: 30g cỏ chân vịt khô, 400ml nước lọc
  • Cách làm: Cho dược liệu vào ấm sắc cùng nước nước lọc cho đến khi còn tầm 100ml thuốc bên trong thì cho người bệnh uống. Sau đó lại đem thêm 30g cỏ chân vịt đi đốt cháy thành than, tán nhỏ thành bột trộn với nước bôi lên những nốt thuỷ đậu.

Với bài thuốc này người bệnh cần cân đối giữa việc uống thuốc và bôi thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Chỉ sau khoảng 1 tuần các nốt thuỷ đậu sẽ lặn và không để lại sẹo trên da.

Bài thuốc 4 – Chữa bỏng da hiệu quả

  • Nguyên liệu: Cây cỏ chân vịt khô
  • Cách làm: Tán thảo dược khô thành dạng bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi thoa lên vùng da bị bỏng, cứ 2 đến 3 giờ lại thay lớp mới.

Bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa bằng cỏ chân vịt

Bài thuốc 5 – Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa

Cây thuốc này có những thành phần hóa học có lợi cho hệ tiêu hóa của con người, chính vì vậy nó có thể hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Bột cỏ chân vịt
  • Cách làm: Hòa tan ¼ muống cà phê bột  với nước ấm cho người bệnh uống

Liều dùng: Mỗi ngày uống khoảng 3 lần trước mỗi bữa ăn tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện đáng kể

Bài thuốc 6 – Trị giun sán

  • Nguyên liệu: Cỏ chân vịt dạng bột mịn.
  • Cách dùng: Hòa tan bột cỏ với nước ấm uống hằng ngày sẽ khiến giun chui ra khỏi ruột.

Những bài thuốc cải thiện chức năng sinh lý

Đây là loại dược liệu thiên nhiên phổ biến nhưng ít ai biết đến công dụng tăng cường chức năng sinh lý, cải thiện ham muốn tình dục.

bài thuốc cải thiện chức năng sinh lý
bài thuốc cải thiện chức năng sinh lý

Bài thuốc 7 – Tăng cường chức năng sinh lý

  • Nguyên liệu: bột cỏ chân vịt, sữa tươi
  • Cách dùng: Hòa tan bột dược liệu với sữa ấm uống vào mỗi bữa tối trước khi đi ngủ sẽ tăng cường ham muốn tình dục và cải thiện thời gian quan hệ ở cả nam và nữ.

Bài thuốc 8 –  Chữa chứng chảy máu kinh nhiều

Chứng chảy máu kinh nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của phụ nữ, hậu quả còn nặng nề hơn rất nhiều. Dưới đây là cách dùng dược liệu điều trị hiệu quả:

  • Nguyên liệu: Bột cỏ chân vịt, sữa bơ tươi.
  • Cách dùng: Pha sữa bơ tươi ấm với bột và uống 2 lần trên ngày.

Duy trì trong khoảng 1 tháng tình trạng chảy máu kinh nhiều sẽ được khắc phục.

Các bài thuốc khác từ cỏ chân vịt

Bài thuốc 9 -Trị chứng đau đầu, đau nửa đầu

Cây thuốc này có công dụng chữa trị chứng đau đầu, đau nửa đầu cực kỳ hiệu quả, đã được lưu truyền trong dân gian bằng bài thuốc dưới đây:

  • Nguyên liệu: cỏ chân vịt tươi
  • Cách làm: Rửa sạch dược liệu rồi đem đi giã lấy nước cốt.
  • Liều dùng: Cho người bệnh uống mỗi ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 10 đến 15ml nước cốt lá cỏ. Duy trì uống trong khoảng 15 ngày bệnh sẽ khởi sắc.

Bài thuốc 10 – Giả độc, thanh nhiệt cơ thể

  • Nguyên liệu: cỏ chân vịt khô
  • Cách làm: Tán dược liệu thành dạng bột mịn cho vào hộp kín bảo quản sử dụng dần.
  • Liều dùng: Hòa tan ¼ thìa cà phê bột với nước ấm rồi uống hằng ngày có thể giúp giải độc gan hiệu quả, thanh lọc cơ thể cực tốt.

Bài thuốc 11 – Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cỏ chân vịt có những thành phần giúp cân bằng lượng đường trong máu rất hiệu quả, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

  • Nguyên liệu: 200g cỏ chân vịt tươi, 1 quả cau tươi
  • Cách làm: Sơ chế rửa cách các loại nguyên liệu trên, cắt thành phần nhỏ. Ngâm cây thuốc và cau tươi trong nước ấm khoảng 5 phút. Tiếp theo vớt ra cho 7 bát nước lọc vào đun với lửa nhỏ chọn cạn khoảng 4 bát thì được.
  • Liều dùng: Cho người bệnh uống loại nước thuốc này thay thế cho nước lọc hàng ngày. Sử dụng kiên trì trong khoảng 1 tháng tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc 12 – Chữa bệnh trĩ bằng cỏ chân vịt

Cây thuốc giúp chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, đơn giản mà an toàn. Chỉ cần dùng rễ cây chân vịt pha với mật ong hoặc sữa uống 2 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu trong chữa trị bệnh

Cỏ chân vịt là loại dược liệu lành tính, có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người, tuy nhiên việc lạm dụng và sử dụng sai cách có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng dược liệu làm phương thuốc chữa trị bệnh mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc.

  • Không tự ý sử dụng khi chưa được sự cho phép và theo dõi của thầy thuốc hay bác sĩ có chuyên môn.
  • Khi sử dụng dược liệu chữa bệnh tiểu đường người bệnh tuyệt đối không được kết hợp các vị thuốc khác ngoài cau tươi, và uống các loại thuốc điều trị khác.
  • Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà hiệu quả của cây thuốc phát huy ra khác nhau. Chính vì vậy bạn cần kiên trì sử dụng và được sự cho phép theo dõi của bác sĩ.
  • Kết hợp sử dụng điều trị bệnh với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cỏ Chân Vịt do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cỏ Chân Vịt là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *