Một loại cây có màu xanh ngọc không có lá, không có hoa mà chỉ có những thân cây nhấp nhô như chiếc sừng hươu rất độc đáo nên có tên gọi là cây sừng hươu.
Sừng hươu hiện nay rất được ưa thích với hình dáng ngộ nghĩnh, đỡ công chăm sóc, có tác dụng đối với sức khỏe, dễ trang trí ở nhiều không gian từ trong nhà ra ngoài trời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loại cây này qua bài viết dưới đay nhé!
Cây sừng hươu là gì?
Cây sừng hươu là một loài cây xương rồng mảnh mai, dựng đứng, cây bụi, cây xương rồng với những thân cây độc đáo và nhiều hoa cam. Cây phát triển nhiều nhánh và đạt chiều cao và lan rộng 30-60 cm. Cây sừng hươu là loại hoa đẹp độc đáo mang đến cái nhìn khác về hoa cây cảnh.
Ý nghĩa cây sừng hươu
Trong phong thủy, cây sừng hươu đem đến thành công, may mắn cho chủ nhân đặc biệt đối với những người mạng Mộc, Thủy, Hỏa.
Cây sừng hươu còn tượng trưng cho sự phấn đấu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống,rất thích hợp làm quà tặng không chỉ đem đến may mắn cho người tặng mà cả người nhận.
Đặc điểm nổi bật của cây sừng hươu
Cây sừng hươu hay còn gọi là xương rồng sừng hươu, cây lộc nhung có tên khoa học là hatiora – salicornioides.
Thuộc họ xương rồng nên sừng hươu có thân mọng nước, không phát triển lá mà thân chia thành các nhánh có độ lớn chênh lệch không nhiều trông như những chiếc sừng nai nhỏ nhắn, xinh xắn đáng yêu. Toàn thân cây có màu xanh ngọc bích đầy sức sống mặc dù không lá, không hoa. Cây quanh năm xanh tươi.
Ứng dụng và trang trí cây sừng hươu
Đối với dân văn phòng thường xuyên phải làm việc với máy tính thì cây sừng hươu chính là lựa chọn tuyệt vời. Chính bởi khả năng hấp thụ ánh sáng, bức xạ máy tính, các tia tử ngoại của loài cây này. Chỉ cần một chậu cây nhỏ đặt cạnh màn hình máy tính là bạn đã hạn chế được lượng ánh sáng rọi trực tiếp vào mắt và lượng bức xạ gây hại cho cơ thể.
Được xếp vào hàng cây cảnh quý hiếm kết hợp với chậu thủy tinh làm nổi bật hình dáng sang trọng, sinh trưởng tốt trong bóng râm cây sừng hươu rất thích hợp trồng cây nội thất trang trí bàn làm việc, phòng ăn, phòng họp, hành lang, cửa sổ, kệ ti vi, giá sách….
Ngoài ra lộc nhung có thể trồng phối hợp với nhiều loại cây khác tạo nên chậu hoa sống động, thu hút.
Cách trồng chăm sóc cây sừng hươu
Thuộc họ xương rồng nên cây sừng hươu rất dễ trồng, dễ sống và chăm sóc
– Ánh sáng:với khả năng thích nghi tốt cây sừng hươu có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời, nơi ánh sáng bán phần hoặc hoàn toàn.
– Nhiệt độ: cây chịu được biên độ nhiệt lớn, tuy nhiên thích nhất thời tiết mát, cây sống tốt trong môi trường điều hòa. Nhiệt độ thích hợp 15-35oC.
– Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình, nên trưng cây nơi khô thoáng, tránh ẩm. Nếu không cây sinh trưởng kém với màu sắc không đẹp.
Tưới nước: nhu cầu nước của cây rất ít, tránh tưới quá nhiều làm cây bị thối rễ, nấm bệnh.
Nếu trồng trong nhà hàng tuần nên mang cây ra ngoài trời tối thiểu 30p/tuần để cây quang hợp, phục hồi màu xa
Bón phân:
Cây sừng hươu không thích quá nhiều dinh dưỡng , chỉ cần bón phân 2 tháng/ lần.
Một số chú ý khi trồng trang trí cây sừng hươu
Cây rất dễ úng, thối thân rễ nên cần chú ý lượng nước tưới và vị trí ẩm thấp.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây sừng hươu. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!