Cây nghệ là loại thực vật được trồng rộng rãi ở một số nước châu Á. Đây là cây thảo, thân rễ to, có ngấn, phân nhánh thành nhiều củ, màu vàng sẫm đến vàng đỏ, rất thơm. Củ nghệ được biết đến như là thứ thuốc cách đây trên 5.000 năm. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta biết về những công dụng tuyệt vời của cây nghệ. Cung theo dõi nhé!
Công dụng của cây nghệ với sức khỏe
Làm đẹp
Tại Ấn Độ, củ nghệ được dùng như loại thuốc dân gian để bôi lên vết thương cho chóng lên da non. Để giữ cho làn da mịn màng, không có nếp nhăn, phụ nữ Ấn Độ thường pha bột nghệ với sữa đắp lên mặt vào các buổi tối.
Nghệ bao gồm những chất có tác dụng làm nổi bật làn da của bạn. Nó làm cho làn da thêm sức sống và phòng chống các vết đỏ cũng như mụn trên mặt. Các chuyên gia khẳng định rằng nếu bạn đói, nên ăn một chút nghệ. Nó có tác dụng thanh lọc máu và làm thông thoáng cơ thể. Và từ đó, bạn có thể có được một làn da tốt và mềm mại hơn.
Chống ung thư
Hoạt chất curcumin từ củ nghệ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư da và kiềm chế quá trình di căn của ung thư vú sang phổi
Tiến sĩ Bharat Aggarwal cùng các cộng sự thuộc Đại học Texas đã tiến hành thí nghiệm bằng cách tiêm vào chuột tế bào ung thư vú của người được nuôi cấy từ bệnh nhân ung thư vú đã bị di căn tới phổi, sau đó chia ra làm 4 nhóm để điều trị bằng hoạt chất curcumin chiết xuất từ củ nghệ và loại thuốc tân dược có tên gọi là Taxol. Qua theo dõi thấy rằng, chỉ có 30% số chuột được điều trị bằng curcumin có dấu hiệu di căn tới phổi còn 75% được điều trị bằng Taxol và 98% không được điều trị có dấu hiệu di căn tới phổi. Các nghiên cứu trên chuột được tiến hành tại University of Texas còn chỉ ra rằng hoạt chất curcumin còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển ung thư da.
Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nước trên thế giới đã khẳng định từ lâu rằng hoạt chất Curcumin có tác dụng huỷ diệt tế bào ung thư vào loại mạnh. Tại Mỹ, Đài Loan, người ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng Curcumin điều trị ung thư và kết luận: Curcumin có thể kìm hãm sự phát tác dụng tế bào ung thư da, dạ dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang. Curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn có hiệu lực.
Từ năm 1993, các nhà khoa học thuộc ĐH Harvard (Mỹ) đã công bố 3 chất có tác dụng kìm hãm tế bào HIV-1, HIV-1-RT và 1 trong 3 chất đó là Curcumin.
Chống Alzheimer
Hoạt chất curcumin chứa trong củ nghệ có tác dụng trong chữa trị bệnh Alzheimer.
Các nghiên cứu được tiến hành trên chuột của UCLA Alzheimer’s Disease Center và của các nhà khoa học Veterans Affairs đã chỉ ra rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng làm chậm quá trình hình thành loại protein có tên “beta amyloids” trong não – đây là một chất gây bế tắc trong não của bệnh nhân Alzheimer và giết chết những tế bào của não. “Hoạt chất curcumin có tác dụng mạnh hơn bất cứ loại thuốc nào hiện có trong trường hợp bệnh Alzheimer” – ông Cole, người chỉ đạo nhóm nghiên cứu thuộc UCLA.
Ông nói thêm: “Chúng tôi chỉ tiếp tục xác định những tác dụng của curcumin trong bệnh Alzheimer. Vì qua khảo cứu trước đây của chúng tôi thấy rằng, những người dân Ấn Độ ăn nhiều ca-ri thì tỉ lệ mắc ung thư và bệnh Alzheimer rất thấp. Trong số dân Ấn Độ, chỉ có 1% những người cao niên mới mắc bệnh mất trí nhớ, chỉ bằng 1/6 ở Mỹ”.
Tiến sĩ y học Anshu Rohagti thuộc bệnh viện Sir Gangaram cho rằng, việc khám phá tác dụng chữa bệnh Alzheimer của củ nghệ có một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang già đi, vì trên thế giới hiện nay có khoảng trên 30 triệu người đang bị căn bệnh này hành hạ và đến năm 2050 số người mắc căn bệnh này có nguy cơ tăng lên 4 lần.
Khử trùng, sát khuẩn
Ngoài ra, nghệ còn được tin rằng có tác dụng khử trùng. Trong hàng thế kỉ, nghệ được sử dụng để chữa lành vết thương và các vết dãn da. Thực tế, nhiều băng dán được dùng để chữa lành vết thương ngày nay cũng có nghệ. Dùng các loại băng dán này có thể làm da bạn trở nên dễ chịu hơn và lành nhanh hơn.
Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp tính và viêm mạn tính trong các mô hình gây phù bàn chân và gây u hạt thực nghiệm trên chuột cống trắng, đồng thời có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non. Đó là những tác dụng điển hình của thuốc chống viêm. Tinh dầu nghệ có hoạt tính chống viêm khớp thực nghiệm. Curcumin và các dẫn chất là những hoạt chất của nghệ.
Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày và chống rối loạn tiêu hóa. Cao chiết từ nghệ cho thỏ uống làm giảm tiết dịch vị, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng, chống thương tổn loét. Nghệ kích thích sản sinh chất nhầy ở thành dạ dày. Curcumin ức chế sự tạo khí trong ruột.
Tinh dầu và một số thành hóa học của nghệ có tác dụng ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans. Cao chiết từ nghệ có tác dụng ức chế lỵ amip. Dịch chiết từ lá nghệ diệt ấu trùng muỗi.
Cách sử dụng nghệ
Theo tài liệu cổ: Nghệ vị cay, đấng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ, nghệ có tác dụng phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ (lên da) chỉ huyết. Nhưng nếu âm hư mà không ứ trệ cấm dùng; các bệnh sản hậu (sau khi đẻ) mà không phải nhiệt kết ứ cũng không nên dùng; đàn bà có thai không nên dùng. Nghệ thường được dùng trong bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ sinh nở xong đau bụng.
Liều dùng hàng ngày 1-6g dưới hình thức bột hoặc thuốc sắc chìa làm 2, 3 lần uống trong ngày.
Ngoài công dụng trên, nhân dân còn dùng nghệ bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo, nhuộm vàng bột cary, nhuộm len, nhuộm tơ, nhuộm da.
Đơn thuốc có nghệ
Chữa thổ huyết máu cam: Nghệ tán nhỏ, ngày uống 4-6g chiêu bằng nước.
Bài thuốc kinh nghiệm chữa điên cuồng (kinh nghiệm phương-Bản thảo cương mục): Nghệ 250g, phèn chua 100g, tán nhỏ, hòa nước cháo viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 50 viên.
Uống hết hai đơn như trên thì khỏi.
Đã chữa khói một người phụ nữ do lo sợ quá độ phát điên đã 10 năm.
Đơn thuốc cao dán nhọt (kinh nghiệm của Ngô Tất Tố). Củ ráy 80g (một cú), Nghệ 60g (một củ), Nhựa thông 40g, Sáp ong 40g, Dầu vừng 80g.
Củ ráy gọt sạch vở cùng giã với nghệ cho thật nhỏ, cho vào nấu nhừ với nhựa thông dầu vừng và sáp ong. Lọc để nguội, phết lên giấy bản dán vào mụn nhọt.
Giới thiệu về cây nghệ
Đăc điểm của cây nghệ
Nghệ là một loại thực vật thân thảo lâu năm, mà có thể đạt đến chiều cao 1 mét. Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm. Các lá mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng. Chúng được chia thành bẹ lá, cuống lá và phiến lá. Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành. Cuống lá dài từ 50 – 115 cm. Các phiến lá đơn thường có chiều dài từ 76 – 115 cm và hiếm khi lên đến 230 cm. Chúng có chiều rộng từ 38 – 45 cm và có dạng hình thuôn hoặc elip và thu hẹp ở chóp.
Cây nghệ,nghệ nhà,nghệ trồng,khương hoàng,Curcuma longa,họ gừng,Zingiberaceae,cây thuốc,tác dụng của củ nghệ,củ nghệ làm thuốc,củ nghệ trong ẩm thực
Hoa Nghệ
Ở Trung Quốc, thời gian mà nghệ ra hoa thường là vào tháng tám. Ở phần cuối trên thân giả có một cụm hoa với thân dài từ 12 – 20 cm với nhiều bông hoa. Các lá bắc màu xanh nhạt, hình trứng với chiều dài từ 3 – 5 cm hay hình thuôn với chóp lá dạng tù.
Ở phía chóp của cụm hoa mà lá bắc hiện diện ở đó thì không có hoa. Những lá này có màu trắng hay xanh và đôi khi nhuốm màu đỏ – tím và phần chóp có dạng thon.
Những bông hoa lưỡng tính, mọc đối xứng hai bên và lớn gấp ba lần. Ba đài hoa dài từ 0.8 – 1.2 cm kết hợp với nhau và màu trắng, cùng với lông mịn và ba mấu đài không cân xứng. Ba cánh hoa màu vàng nhạt kết hợp thành một ống tràng hoa dài đến khoảng 3 cm. Ba thùy của tràng hoa có chiều dài từ 1 – 1.5 cm, hình tam giác với đầu trên có gai mềm. Trong khi thùy của tràng hoa ở giữa là lớn hơn so với hai bên. Thì chỉ có nhị hoa ở vòng tròn bên trong là sinh sản được. Túi phấn hoa được gắn tại đáy của nó. Tất cả các nhị hoa khác đều chuyển thành nhị lép (staminode). Các nhị lép bên ngoài thì ngắn hơn so với môi của hoa. Môi hoa có màu vàng, với một dải màu vàng ở giữa và nó là dạng trứng ngược, với chiều dài từ 1.2 – 2 cm. Ba lá noãn nằm dưới một bầu nhụy gồm ba thùy dính và không đổi, với lông thưa thớt.
Phân bố của cây nghệ
Nghệ vàng được trồng khá phổ biến tại Việt Nam để làm gia vị và làm thuốc. Ngoài ra nghệ vàng còn được trồng nhiều Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và các nước nhiệt đới lân cận.
Thành phần của cây nghệ
Các thành phần hóa học quan trọng nhất của nghệ là một nhóm các hợp chất được gọi là curcuminoid, trong đó bao gồm curcumin (diferuloylmethane), demethoxycurcumin, và bisdemethoxycurcumin. Hợp chất được nghiên cứu nhiều nhất là curcumin, tạo thành 3.14% (theo lượng trung bình) bột nghệ. Ngoài ra còn có các loại tinh dầu quan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Một số thành phần khác là các loại đường, protein và nhựa.
Củ nghệ chứa khoảng 5% tinh dầu và đến 5% curcumin, một dạng polyphenol. Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, với kí hiệu C.I. 75300, hay Natural Yellow 3. Tên hóa học của nó là(1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6-heptadien-3,5-dion.
Cách trồng, chăm sóc cây nghệ
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà để trồng nghệ. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước.
Đất trồng
Cũng giống như gừng, nghệ ưa đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá, phân trùn quế…
Chọn nghệ giống
Củ nghệ làm giống phải là củ to, không có sâu bệnh, không bị dập nát. Với những củ có nhiều nhánh thì phải tách nhỏ ra. Củ nghệ giống bạn có thể mua ở chợ hoặc siêu thị.
Cây nghệ trồng tương đối đơn giản.
Cây nghệ trồng tương đối đơn giản.
Trồng nghệ
Đào hốc sâu 20-25cm, mỗi hốc đặt một khúc nghệ giống. Khoảng cách cây cách cây là 20-25cm, hàng cách hàng khoảng 30-35cm.
Sau khi đặt nghệ thì phủ lên một lớp đất mỏng rồi lấy rơm rạ phủ lên trên. Chú ý tưới nước cho đủ ấm để củ nghệ nhanh nảy mầm. Sau khoảng một tuần mầm nghệ bắt đầu nhú lên. Chúng ta có thể để nguyên lớp rơm rạ vì mầm nghệ mọc khá khỏe. Khi nghệ bắt đầu nhú ra khỏi mặt đất thì nên kiểm tra thường xuyên để xử lý các mầm hỏng. Nếu có cây thối thì phải kịp thời thay cây mới.
Chăm sóc
Cần giữ ẩm cho đất sau trồng, đặc biệt là tháng đầu tiên. Tuy nhiên không để nghệ bị úng ngập sẽ gây thối củ, tỷ lệ chết cao.
Để củ có thể phát triển tốt, sau khi cây nghệ mọc khoảng 20-25 ngày (nghệ đã có khoảng 6 lá) thì bón lọt đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… cho nghệ. Sau đó tiến hành vun gốc để tạo độ xốp cho đất, kích thích cây phát triển nhanh. Cứ khoảng 1 tháng lại tiến hành bón thúc cho nghệ 1 lần.
Nếu lá nghệ phát triển quá nhanh thì nên cắt bỏ một số lá, giảm bớt nước tưới để làm hạn chế sự ra lá. Sau khi cây phát triển chậm lại thì tiếp tục tưới ẩm, vun gốc để đất tơi xốp.
Thu hoạch
Nếu nghệ không thấy lá non mọc ra, các lá già bắt đầu khô lại, ngả màu vàng nhạt, khi đào lên thấy vỏ củ nghệ ngả màu vàng sẫm, da đã bắt đầu bóng là lúc có thể thu hoạch được. Khi đào phải nhẹ tay để tránh làm trầy củ tạo vết thương và sâu bệnh dễ xâm nhập.
Những lưu ý khi sử dụng củ nghệ
Những ai không được sự dụng nghệ ?
Mặc dù nghệ vàng là dược liệu lành tính, nhưng để an toàn hơn đối với sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau đây không nên sử dụng nghệ vàng:
- Phụ nữ mang thai
- Bệnh nhân trào ngược dạ dày
- Người bị thiếu máu
- Người bị huyết áp hoặc tiểu đường
- Bệnh nhân sỏi thận
- Người chuẩn bị phẫu thuật
Tương tác thuốc
Nghệ vàng có khả năng gây ra một số tương tác bất lợi đối với các nhóm thuốc sau:
- Thuốc chống đông máu: Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng chống huyết khối nên nó sẽ trở nên “nguy hiểm” hơn khi kết hợp với thuốc chống đông máu. Khi quá trình tương tác thuốc xảy ra, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị chảy máu bên trong. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng nghệ hoặc các chế phẩm từ nghệ.
- Thuốc kháng histamin: Nghệ vàng có khả năng gây ra một số rắc rối khi kết hợp với nghệ vàng. Sự kết hợp này có thể dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, phát ban hoặc sốc phản vệ.
- Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường: Những bệnh nhân đang trong thời kỳ sử dụng thuốc trị đái tháo đường thì cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng nghệ. Bởi nó có thể làm cho lượng đường trong máu giảm mạnh và dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng.
- Thuốc kháng acid dạ dày: Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Hoa Kỳ cho biết, việc kết hợp nghệ vàng với thuốc kháng acid như cimetidin, famotidine, ranitidine và omeprazole sẽ khiến cho lượng acid trong dạ dày tăng mạnh. Đồng thời gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, tổn thương niêm mạc,…
Một vài lưu ý khi sử dụng nghệ vàng
- Tuyệt đối không nên sử dụng nghệ vàng khi gặp các vấn đề về túi mật.
- Nam giới đang muốn có con thì nên thận trọng khi dùng nghệ, bởi nó có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất sắt. Do đó, những người đang thiếu sắt hoặc đang bổ sung sắt thì cũng nên chú ý đến vấn đề này.
- Nên sử dụng nghệ vàng đủ liều, đúng lượng và không nên lạm dụng.
- Có thể kết hợp nghệ vàng với mật ong để làm tăng tác dụng điều trị bệnh.
- Với những thông tin về cây nghệ vàng trên đây, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu và tham khảo. Mọi thông tin chi tiết, hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Xem thêm: Cây Rau Dền – Một loại rau phổ biến trong cải thiện vấn đề về máu
Kết
Trên đây là bài viết do baokhuyennong.com tổng hợp dành cho các bạn. Với những công dụng và hiệu quả tốt từ cây nghệ thật sự điều này sẽ mang lại cho chúng ta một sức khỏe thật tốt. Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin về cây nghệ hơn.