Cây Nàng Nàng có tên khoa học là Callicarpa candicans Hochr. Cây còn có tên khác là Trứng ếch, Bọt ếch, Tử châu. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây có vị đắng, tính bình, có tác dụng hành huyết, trục ứ, phá khí thông trệ, trừ đờm tích, lợi đại tiểu tiện.
Giới thiệu chung về Cây Nàng Nàng
- Tên gọi khác: Cây trứng ếch, cây nổ trắng, cây bọt ếch. Người Thái gọi là Co phá mặc lăm . Ở Lai Châu cây nàng nàng có tên là Pha tốp.
- Tên gọi khoa học: Callicarpa cana L.
- Họ: Verbenaceae – Cỏ roi ngựa
+ Đặc điểm của cây thuốc
Nàng nàng là cây thân gỗ nhỏ, phân nhiều nhánh. Cành vuông, bên ngoài vỏ phủ nhiều lông màu trắng nhạt hoặc màu xám.
Lá cây mọc đối cứng, có hình mũi mác. Hai đầu lá nhọn, mép xẻ răng cưa. Các lá có chiều dài dao động từ 7 – 20cm và chiều rộng lá khoảng 2,5 – 11cm. Cả hai mặt lá đều phủ lông nhưng mặt dưới có nhiều hơn nên nhìn rõ có màu trắng bạc.
Hoa và quả cây nàng nàng thường ra từ tháng 5 đến tháng 9. Hoa phát triển ở các kẽ lá, kích thước nhỏ li ti mọc thành sim, có màu hồng. Quả nàng nàng dạng hình cầu, vỏ ngoài nhẵn có sắc tía. Đường kính mỗi quả cỡ 2-3 mm mọc san sát với nhau.
+ Phân bố
Cây nàng nàng chủ yếu mọc hoang. Loại cây này thường phát triển ven rừng hoặc các vùng đồi núi khu vực trung du của Việt Nam như Yên Bái, Ninh Bình hay Hà Tĩnh…
Ngoài nước ta, một số nước nhiệt đới nằm trong khu vực Châu Á và Philipin cũng tìm thấy cây nàng nàng.
+ Bộ phận dùng
Các bộ phận gồm thân, rễ, lá của cây nàng nàng được sử dụng làm dược liệu trong y học cổ truyền.
+ Thu hái – Sơ chế nàng nàng
Dược liệu được thu hoạch vào bất kì thời điểm nào trong năm cũng được. Sau khi đem về phân loại riêng từng bộ phận, đem rửa sạch, phơi khô. Riêng rễ và thân được thái mỏng trước khi phơi sấy.
+ Thành phần hóa học
- Lá và thân cây nàng nàng chứa nhiều tinh dầu
- Toàn thân cây: Thành phần chính là cumarin
Vị thuốc nàng nàng
+ Tính vị:
- Vị đắng
- Tính bình
+ Quy kinh
Nàng nàng có khả năng quy vào 3 kinh gồm:
- Kinh Can
- Kinh Tỳ
- Kinh Thận
+ Tác dụng của nàng nàng
Vị thuốc này có tác dụng hành huyết, tán ứ, tiêu đờm, giải độc, giảm sưng đau, mạnh gân xương, lợi tiểu, thông đại tiện, kiện kinh khí, làm giãn nở trường vị.
+ Chủ trị:
- Bồi bổ sức khỏe
- Kém ăn sau sinh
- Vàng da
- Nóng gan
- Bế kinh
- Tắc kinh nguyệt
- Mụn nhọt
- Lở loét ngoài da
+ Liều dùng:
Theo khuyến cáo của các thầy thuốc Đông y, mỗi ngày người bệnh có thể dùng 6-12g nàng nàng tùy theo mục đích điều trị.
+ Cách sử dụng nàng nàng:
- Thuốc sắc
- Ngâm rượu
- Tán bột uống
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng nàng nàng
1. Trị mụn nhọt, vết loét ngoài da
Lấy một lượng lá nàng nàng vừa đủ đem sao tồn tính, tán bột. Rắc lên khu vực cần điều trị mỗi ngày 2 – 3 lần.
2. Giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
Lấy lá và thân cây dạng khô sắc lấy nước đặc uống hàng ngày cho đến khi sức khỏe được cải thiện. Liều lượng là 10 – 12g/ngày.
3. Bài thuốc kiện tinh, làm mạnh gân xương
Dùng thân và lá phơi khô. Tán thành bột mịn uống theo liều lượng được khuyến cáo ở trên. Có thể phối hợp nàng nàng với các dược liệu khác như vỏ cây ngũ gia bì, dây đau xương và vỏ gòn để đạt được hiệu quả tốt hơn.
4. Nàng nàng ngâm rượu giúp làm mạnh gân xương
Chuẩn bị 1kg thân và rễ cây nàng nàng ở dạng khô và 2 lít rượu nồng độ 40 – 45 độ. Dược liệu đem sao vàng, hạ thổ cho nguội rồi bỏ vào bình thủy tinh ngâm với rượu. Sau khoảng 30 ngày có thể dùng được. Mỗi ngày uống 2 – 3 ly nhỏ.
5. Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Dùng 20g lá nàng nàng khô sắc với 400ml nước trong 15 phút. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Nàng Nàng do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Nàng Nàng là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.