Cây kè bạc là một loại cây được du nhập vào nước ta một vài năm gần đây nhưng nhờ ngoại hình lạ mắt của chúng nên được ưa chuộng trồng trong sân vườn và nơi công cộng khá nhiều. Ở nước ngoài loại cây này được xem là cây quý và thường được trồng để cho bóng mát mà còn tạo điểm nhấn cho các khu vườn thêm bắt mắt và sinh động hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại cây này nhé!
Cây kè bạc là gì ?
Cây kè bạc có tên khoa học: . Tên tiếng anh: the Bismarck Palm, thuộc họ Cau. Nguồn gốc từ: Madagasca, phân bố ở miền Nam Việt Nam.
Cây kè bạc là cây bụi, cây thân gỗ. Cây thường được trồng ngoài trời làm cây cảnh lá hoặc bóng mát với khả năng chịu hạn tốt.
Đặc điểm của cây kè bạc
Cây kè bạc có thân hình trụ dài và có tán lá xòe to hình quạt màu trắng bạc khá lạ. Theo như tìm hiểu thì đây là loại cây có tuổi thọ cao thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Một điểm thú vị của loại cây này đó chính là cây có một vài loại bạc ít và loại bạc nhiều. Tùy từng loại cây trên mỗi tàu lá sẽ có những sợi giống như tơ chỉ kéo dài tạo thành hình trứng khá đặc biệt.
Cây kè bạc cũng có hoa khá đẹp, Hoa của chúng thuộc dạng hoa đơn tính có hoa đực nằm trên bông hình trụ và có màu nâu đỏ. Hoa cái có hình cầu màu xanh và quả nhỏ có hình cầu. Khi còn non màu xanh và sẽ chuyển sang nâu đen khi đã già.
Ứng dụng của cây kè bạc
Cây kè bạc có thể trồng để làm bóng mát vì cây trưởng thành thường có chiều cao khoảng hơn 2m và có hệ tán lá to đẹp xòe tỏa tròn. Còn giúp cảnh quan trở nên thoáng mát và tạo cảm giác xanh mát mẻ cho không gian sống của bạn.
Ngoài công dụng làm cảnh thì cây kè bạc còn giúp bạn thanh lọc không khí và bụi bẩn đồng thời đem lại bầu không khí trong lành và mát mẻ trong sạch hơn.
Trồng và chăm sóc cây kè bạc
Cây kè bạch được đánh giá là loại cây có sức sống mạnh mẽ. cây phát triển trung bình và có tuổi thọ khá cao. Cây lại có khả năng sống ở mọi loại đất trồng và có khả năng chịu được hạn cực kì tốt.
Tiêu chuẩn chọn đất và mật độ trồng
Đất trồng cây kè bạc là loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được tốt.
Nếu trồng với mật độ nhiều thì bạn nên trồng với mật độ cây cách cây từ 5m vì sau khi trưởng thành cây kè bạc sẽ cho tán khá to và rộng.
Kĩ thuật trồng cây
Cây kè bạch dễ mất sức nên sau khi bứng cây con giống bạn cần phải trồng ngay lập tức để bộ rễ nhanh tiếp xúc với đất. Nhằm bảo vệ bộ rễ của cây không bị dập hay hư hỏng, trong quá trình bứng cây giống ra ngoài trồng các bạn cần sử dụng những dụng cụ chuyên dùng như kéo để cắt những bộ rễ kè liền mặt của cây.
Chế độ tưới nước cho cây
Để cây phát triển tốt trong thời gian đầu bạn cần cung cấp đủ nước cho cây. Định kì hàng tuần bạn tiến hành tưới nước cho cây từ 3-4 lần mỗi lần một lượng nước tưới đẫm đất. Nếu trồng cây kè bạc trong chậu thì cần phải trộn đất với một phần chất khoáng, than bùn và đất chậu để cây có đầy đủ dinh dưỡng. Chú ý không nên tưới nước vào buổi trưa, thời điểm tưới nước lý tưởng nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà.
Chế độ bón phân cho cây
Sau khoảng 2-3 tháng trồng cây sẽ có chiều cao khoảng 50cm lúc này bạn cần bón thêm phân bón cho cây để giúp cây phát triển tốt hơn. Loại phân bón tốt nhất nên là phân chuồng hoai mục, phân xanh và một số loại phân trùng quế hay rác mục.
Phòng ngừa sâu bệnh cho cây kè bạc
Tuy là loại cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt những cũng giống các loại cây khác thường bị những loại sâu bệnh gây ảnh hưởng. Có thể là sâu cuốn lá, rầy, bọ lẹt hoặc có thể là những loại nhện tấn công làm ảnh hưởng đến sức sống của cây. Để loại trừ những loại sâu bệnh hại này bạn cần sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật phun trực tiếp lên cây nếu như phát hiện ra chúng đang phá hoại cây của bạn.
Kết.
- Cá Sủ Vàng – Đặc điểm, Cách phân biệt cá sủ vàng
- Cá Kim Long – Những điều cần biết về loài cá phong thủy đặc biệt này
- Cỏ Bạc Đầu – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cá Bò – Những thông tin cơ bản liên quan đến cá bò có thể bạn chưa biết?
- Cá Hắc Bạc (cá bút chì) – Thông tin về cá hắc bạc