Cây Cối Xay là loại thảo dược mọc hoang ở nhiều nơi và được xem là cây thuốc quý với sức khỏe con người. Loại dược liệu này có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, long đờm, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như: đau nhức xương khớp, trĩ,…. Bài viết dưới đây, chuyên trang xin gửi tới bạn đọc những thông tin và tác dụng của cây thuốc này.
Những thông tin về cây cối xay
Cây cối xay là loại dược liệu phân bổ ở nhiều nơi trên nước ta. Là loại cây mọc hoang nhưng tác dụng của cây cối xay rất tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không ít người chưa thể phân biệt được cây thuốc này.
Dưới đây là những thông tin và đặc điểm của chúng:
- Tên dược liệu: Cây cối xay
- Tên gọi khác: Cây dằng xay, kim hoa thảo, quỳnh ma, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo
- Tên gọi theo khoa học: Abutilon indicum
- Thuộc họ: Cẩm quỳ hay còn gọi là Bông (danh pháp: Malvaceae)
Đặc điểm thực vật của cây thuốc
Đây là một loại thảo dược quý và chúng mang những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Cây nhỏ và thường mọc thành bụi, có thể sống được khá lâu năm. Khi cây trưởng thành sẽ phát triển có độ cao từ 1 đến 1.5 mét. Phần thân có lông măng và mọc trên tất cả các bộ phận của cây.
- Lá cây mọc so le, màu xanh lục, tựa hình trái tim. Quan sát kỹ có thể thấy phần rìa lá có những khía răng mỏng. Cuống lá khá dài, khi trưởng thành có thể dài từ 3-5 cm.
- Hoa cối xay có màu vàng nhạt, các bông thường mọc đơn đọc và xen kẽ qua những tán lá. Hoa sẽ nở khoảng từ tháng 2 và tới tháng 4 thì hoa tàn.
- Quả cây cối xay có màu xanh, đặc điểm nổi bật là mỗi quả có khoảng 20 lá noãn dính vào nhau, trông tựa cối xay. Mỗi noãn lá chứa 3 hạt nhẵn, có màu đen nhạt. Thông thường, khoảng tháng 4 đến tháng 6, cây sẽ ra quả.
Cây cối xay mọc ở đâu, phân bổ như thế nào?
Cây cối xay là loại thực vật phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Châu Á. Tại Việt Nam, thảo dược này mọc hoang ở nhiều nơi như các cánh đồng, bãi cỏ hoặc bãi hoang lớn. Chúng được xem là dược liệu đặc trưng lại vùng đất Hòa Bình, có thể dễ dàng tìm thấy tại sườn đồi, ven đường, ven bờ rào và cánh đồng hoang.
Trên thế giới, cây cối xay xuất hiện ở một số quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia,…
Hiện nay, tại nước ta, với công dụng của cây cối xay, chúng đã được nhân giống bằng hạt và nuôi trồng tại nhiều cơ sở, trung tâm dược liệu trên toàn quốc.
Thu hoạch và bào chế
Với thảo dược này, các bộ phận như lá, thân, vỏ thân, rễ và quả đều có thể được sử dụng để chữa bệnh. Thông thường, tháng 5 sẽ là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch quả cây cối xay. Các bộ phận khác đều có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, từ tháng 2 đến tháng 4 là lúc tốt nhất để thu hái lá, thân và rễ. Đây cũng là thời điểm cây ra hoa và là giai đoạn các bộ phận của cây có đầy đủ dưỡng chất nhất.
Về cách sử dụng cây cối xay, sau khi thu hoạch xong, việc bào chế sẽ được thực hiện theo các cách dưới đây:
- Rửa sạch tất cả các bộ phận của cây, để ráo nước và dùng tươi.
- Thu hái xong, rửa sạch đất cát trên các bộ phận, cắt thành từng khúc ngắn, sấy khô hoặc phơi khô trong bóng râm và sử dụng. Với cách bào chế này, dược liệu có thể giữ được lâu hơn mà không mất đi dưỡng chất.
- Xay nhỏ tất cả các bộ phận rồi tán thành bột để sử dụng.
Để cây cối xay có thể đảm bảo được dược tính, sau khi bào chế, dược liệu khô cần được bảo quản trong túi kín, tránh ẩm mốc, mối mọt và đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát.
Cây cối xay có tác dụng gì với sức khỏe?
Không hề ngẫu nhiên khi dược liệu này lại được nhiều người sử dụng là bài thuốc chữa bệnh và có nhiều phản hồi tích cực như vậy. Tác dụng chữa bệnh của cây cối xay đã được kiểm chứng trong y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học hiện đại.
Tác dụng trong y học cổ truyền
Theo Đông y, cây cối xay có vị ngọt, tính mát, tác dụng tốt trong việc giải độc, lọc máu, thanh nhiệt, hoạt huyết và khai khiếu. Vỏ cây có hiệu quả trong việc lợi tiểu, chất nhầy ở lá làm dịu kích thích, rễ cây giúp kháng viêm, giảm sốt.
Chính bởi vậy, dân gian thường sử dụng cây cối xay để điều trị một số bệnh lý:
- Đái buốt, đái rắt và tiểu tiện có ra máu.
- Điều trị những bệnh trĩ đơn giản, trĩ nội, trĩ ngoại.
- Hỗ trợ điều trị những bệnh lý về xương khớp như đau nhức xương khớp, co cứng và thoái hóa khớp.
- Thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan và chữa các bệnh về thận.
- Giúp ngăn ngừa, điều trị tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm da.
Tác dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại
Tác dụng của cây cối xay đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu khoa học hiện đại. Các thành phần có trong cây thuốc có tính dược lý sinh học rất tốt đối với sức khỏe con người, cụ thể như:
- Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này có các dưỡng chất: cineol, geraniol, feranyl aceta, alemen,b-pinene, borneol, caryophyllene oxide…
- Hạt của cây chứa raffinose 1,6% và 4,21% dầu nửa khô, hầu hết là glycerid của acid linoleic, oleic, panmitic stearic.
- Lá cây có chất nhầy và hoạt chất asparagin.
- Rễ cây giàu chất béo.
Với các thành phần đó, cây thuốc được sử dụng trong các loại thuốc chữa sỏi thận, ù tai, phù thũng, các bệnh lý về gan, thận….
Cây cối xay chữa bệnh gì? Các bài thuốc từ dược liệu
Trong Đông y, thảo dược cối xay thật sự là một loại dược liệu quý, có khả năng điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cối xay.
Chữa mụn nhọt
Cơ thể xuất hiện mụn nhọt, bị mề đay, mẩn ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Với bệnh lý này, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 150gr lá cối xay tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cối xay, để ráo nước và giã nát.
- Lấy phần lá đã giã cho vào một miếng vải mỏng, đắp lên vùng da có mụn nhọt hoặc bị mề đay, mẩn ngứa.
- Đắp trong khoảng 15-20 phút rồi rửa lại sạch với nước ấm.
- Người bệnh cần phải kiên trì sử dụng từ 7 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả bài thuốc mang lại.
Bài thuốc cây cối xay chữa sỏi thận
Những bệnh nhân mắc sỏi thận có thể điều trị bệnh với bài thuốc từ hoa, quả, lá của cây cối xay.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bộ phận hoa, lá và quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các dược liệu bằng nước rồi đem phơi khô hoặc sao vàng.
- Sau khi hoàn thành, lấy khoảng lượng vừa đủ (khoảng 2 nắm thuốc) và sắc cùng với 1.5 lít nước.
- Đun nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, chờ khoảng 20 phút, khi chỉ còn 700ml nước thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc đã sắc trong ngày, dùng ngay khi còn nóng sẽ dễ uống hơn.
- Dùng thuốc trong khoảng 2 tháng, những triệu chứng, dấu hiệu của sỏi thận sẽ được cải thiện đáng kể.
Dùng cây cối xay điều trị bệnh trĩ
Rễ cây có tác dụng điều trị bệnh trĩ đơn giản, trĩ nội, trĩ ngoại, giúp giảm đau hiệu quả và co nhỏ búi trĩ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200gr rễ cây cối xay.
Với bài thuốc này, người bệnh có thể sử dụng theo hai cách sau đây:
- Sắc thuốc: Đun 1 lít nước cùng với 200gr rễ cây cối xay. Đun khoảng 15- 20 phút để các dưỡng chất ngấm ra thuốc rồi tắt bếp. Sử dụng thuốc khi còn nóng sẽ dễ uống hơn.
- Xông hơi: Đun rễ cây với nước, khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Gạn nước thuốc và bắt đầu xông hơi hậu môn. Khi xông hơi cần chú ý tới nhiệt độ nước. Không nên quá nóng sẽ gây bỏng rát vùng hậu môn.
Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu rắt
Dù không quá nguy hiểm nhưng chứng bệnh tiểu rắt, tiểu buốt ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài thuốc dưới đây sẽ cải thiện được triệu chứng này hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30gr thân cây cối xay (đã được bào chế khô)
- 20gr bông mã đề
- 20gr rễ tranh
- 8gr cỏ mần trầu
- 12gr râu ngô
- 12gr rau má
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả dược liệu đã chuẩn bị rồi để ráo nước.
- Cho vào đun cùng 650ml nước. Đun sôi và vặn nhỏ lửa, đun cho tới khi nước thuốc chỉ còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc đã sắc trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần và nên dùng trước bữa ăn 15 – 20 phút.
- Kiên trì uống liên tục trong 15 ngày sẽ thấy được kết quả.
Bài thuốc cây cối xay hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Bệnh lý về xương khớp ngày càng phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Sử dụng cây thuốc cối xay chữa xương khớp là biện pháp tối ưu được thời gian cũng như chi phí và mang lại hiệu quả cao.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 5gr lá cối xay
- 5gr rễ cây xấu hổ
- 3gr rau muống biển
- 3gr lá lốt
- 3gr lá lạc tiên
- 3gr rễ cỏ xước
Cách thực hiện:
- Tất cả các dược liệu rửa sạch, để ráo nước.
- Thái nhỏ nguyên liệu thành từng khúc ngắn, đem sao vàng hoặc phơi khô.
- Đun tất cả các dược liệu cùng với 1 lít nước. Nước sôi thì vặn nhỏ lửa rồi để khoảng 15 phút, khi chỉ còn 500ml nước thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc trong ngày và dùng trong khoảng 1 tháng để thấy tác dụng chúng mang lại.
Ngoài những công thức trên, các bài thuốc về cây cối xay chữa ù tai và cây cối xay chữa phạm phòng cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Không những vậy, đây còn là liều thuốc bổ nhằm giải độc, mát gan, thanh nhiệt cơ thể và chữa bệnh lý về thận rất hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng cây cối xay chữa bệnh
Là một cây thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều triệu chứng khác nhau nhưng người bệnh khi sử dụng cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:
- Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh, các bài thuốc từ cây cối xay sẽ có hiệu quả khác nhau.
- Không nên sử 2 lít nước thuốc từ cây cối xay trong một ngày, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người bệnh.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ không nên sử dụng cây cối xay và bất kì bài thuốc nào từ thảo dược này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dược tính của dược liệu này tác động không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Người bị tiêu chảy, mất nước tuyệt đối không sử dụng.
- Khi điều trị, cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp và sinh hoạt khoa học.
- Trước khi áp dụng bài thuốc từ cây thuốc cối xay, cần phải có tham khảo lời khuyên từ những người có chuyên môn về y học cổ truyền.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, cần phải nắm rõ những món ăn, thực phẩm phải kiêng kỵ, tránh tình trạng bị ngộ độc khi có sự kết hợp của dược liệu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Cối Xay do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Cối Xay là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.
- Cá Thát Lát Cườm – Thông tin về đặc điểm và kinh nghiệm nuôi cá Thát Lát Cườm
- Hoa Lan Trầm Tím – Những thông tin liên quan đến hoa lan trầm tím có thể bạn chưa biết?
- Cá da báo mỏ vịt – Thông tin chung về cá da báo mỏ vịt
- Chó Chihuahua – Những thông tin thú vị về chú chó chihuahua có thể bạn chưa biết!
- Cá Lông Gà – Loài cá có khả năng phát điện từ để kiếm mồi