Cây Cẩm Thạch – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc

Nói đến những loại cây có thể thu hút tiền bạc và tài lộc về cho gia chủ thì không thể thiếu Cây Cẩm Thạch được. Chúng được trồng rộng rãi nhiều nơi và đặc biệt thường để trang trí trước cửa nhà, khách sạn, nhà hàng… nhằm thu tài hút lộc, đưa đến nhiều may mắn hơn đến cho người sở hữu. Có nhiều người cho rằng màu lá của cây giống màu của viên đá quý cũng có tên là cẩm thạch, tượng trưng cho ngọc ước nên chúng được đánh giá cao trong việc trang trí. Dưới đây là một số thông tin về Cây Cẩm Thạch mời bạn tham khảo.

Giới thiệu về cây Cẩm Thạch

  • Tên thường gọi: Cây cẩm thạch
  • Tên khoa học: Alternanthera tenella
  • Họ thực vật: Thuộc họ Amaranthaceae (họ dền)
  • Tên tiếng anh: Joyweed, Sanguinaria
  • Nguồn gốc xuất xứ: Có nguồn gốc từ Brazil và phân bố rộng khắp Việt Nam.
  • Màu sắc của hoa: Hoa có màu hồng hoặc tím nhạt
  • Thời gian nở hoa: Hoa nở từ tháng 10 hàng năm kéo dài đến tháng 4\
Giới thiệu về cây Cẩm Thạch
Giới thiệu về cây Cẩm Thạch

Đặc điểm của cây Cẩm Thạch

Hình dáng bên ngoài: Chúng là cây thân cỏ, bụi nhỏ sống lâu năm phân cành nhiều

Kích thước: Cây có chiều cao từ 15 – 30 cm.

Lá: Lá cẩm thạch sáng dày và thô, có hình trứng tròn bầu tại đỉnh lá. Lá cẩm thạch nhún trên mặt lá, sờ vào có cảm giác sần. Chúng có màu xanh bóng với các viền mép loan lổ màu trắng.

Hoa: Cây cẩm thạch cho cụm hoa nhỏ, hình đầu màu trắng.Hoa cẩm thạch hình chuông màu tím nhạt cánh mỏng manh trông giống hoa dạ yến thảo.

Quả: Quả cây cẩm thạch là quả bế một hạt.

Cây Cẩm Thạch - Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc 1

Phân biệt cây cẩm thạch thân cỏ và cẩm thạch lá tim

Trước đây ở Sa Đéc cũng có loại cây được gọi với tên Cẩm Thạch, nhưng đây là loại cây bụi thấp, thân thảo thuộc họ Dền. Cây cẩm thạch thân thảo này có tên khoa học là: Alternanthera tenella. Họ thực vật là: Amaranthaceae (họ dền). Tên nước anh: Joyweed, Sanguinaria.

Còn cây cẩm thạch lá tim thuộc cây thân gỗ có tên khoa học: Ficus deltoidea Jack f. Variegata

Đặc điểm cây cẩm thạch lá tim
Đặc điểm cây cẩm thạch lá tim

Thuộc loại cây thân gỗ sống lâu năm bán thường xanh. Vỏ cây màu nâu xám. Giống được phát triển từ các loài ban đầu có nguồn gốc ở miền nam Thái Lan. Dáng cây cẩm thạch thường có hình trụ, lá đơn xếp xen kẽ, đầu tròn, mép nhẵn, lá dày.

Lá của giống cẩm thạch này có hình dáng bầu tròn, tương tự như chiếc quạt, với 2 màu sắc trắng và xanh lá cây. Phần rìa lá có màu trắng bên trong là màu xanh lá cây, màu sáng, nhìn xa trông như hình 1 trái tim.

Đây là một loại cây bụi khá cao lớn với những chiếc lá nhỏ đáng yêu 3-5 cm. Màu trắng ở phần rìa những chiếc lá hình tam giác làm cho những chiếc lá màu xanh lá cây trông giống như hình trái tim.

Cẩm thạch là loại cây thân gỗ, có thể đạt chiều cao trên 1,6m. Thân chính cứng cáp, các cành nhánh mềm dẽo. Kiểu dáng thân tương tự như cây gừa, cây sanh.

Ý nghĩa và tác dụng của cây Cẩm Thạch

Ý nghĩa phong thủy

Cây cẩm thạch ngoài trồng làm cảnh còn mang ý nghĩa thu hút tiền tài và đem đến may mắn, tài lộc cho người trồng. Màu xanh trắng ngộ nghĩnh tạo cảm giác bình yên, thư giãn, tô điểm cho không gian sống thêm sinh động.

Cây Cẩm Thạch - Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc 2

Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây cẩm thạch có lá đẹp, mọc thấp, dễ trồng và chăm sóc nên được ưa chuộng trồng thành thảm nền trong công trình cảnh quan từ công viên, đô thị, trường học, đường phố đên tiểu cảnh, hiên nhà … Với những công trình có bản thiết kế sân vườn thì việc lựa chọn của các kỹ sư chắc chắn sẽ có cây cẩm thạch, vì cẩm thạch mang đến một màu sắc lạ độc đáo, tạo cảm giác yên bình trên nền rực rỡ của các loại hoa cây cảnh khác

Cây cẩm thạch còn được chị em nhà phố trồng chậu treo, trồng bồn hay kết hợp với các loại hoa khác làm thành vườn nhỏ xinh trong chậu rất sinh động, bắt mắt.

Cẩm thạch có thể chịu bóng nên còn được lựa chọn trồng làm cây nội thất, cây cảnh văn phòng, trang trí nội thất, hành lang, bệ cửa sổ, …

Vẻ đẹp sinh động của cây cẩm thạch làm say bất kỳ ánh mắt ai ngắm nhìn lần đầu tiên. Hãy thêm cây cẩm thạch vào bộ sưu tập hoa cây cảnh trong vườn nhà bạn để tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đầy mê hoặc bạn nhé!

Cách trồng và chăm sóc cây Cẩm Thạch

Đất trồng cây cẩm thạch

Nên chọn các đất tốt, giàu mùn, có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng. Không nên trồng trên đất sét vì đất này không thoáng khí, thấm rất ít nước nên mặc dù vẫn ra lá, cành nhưng cây sinh trưởng và phát triển chậm hơn những cây được trồng trên đất khác. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng. Nếu quên đi yếu tố này thì cây rất dễ héo và chết dần.

Cây Cẩm Thạch - Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc 3

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cẩm thạch

Cây cẩm thạch phát triển nhanh, lá xanh mỡ màng quanh năm nếu áp dụng đúng các bước kỹ thuật trồng cây cơ bản bằng cách giâm cành, tách bụi hoặc gieo hạt. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt không phổ biến mà chủ yếu người dân trồng bằng phương pháp giâm cành vì đơn giản, nhanh lớn lại ít sâu bệnh.

Để sinh trưởng, phát triển nhanh thì cây cũng cần được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết. Song chúng chịu được ngập úng trong thời gian dài và chịu được cả khô hạn. Tuy vậy, cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân, trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Khi thấy hiện tượng này cần can thiệp ngay bằng cách tách, tỉa để không bị lan sang cả cây.

Ngoài ra, sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên, cắt bỏ các cành nhánh không đẹp hoặc bị sâu, bấm ngọn…có thể bón thêm ít phân khi thấy đất thiếu dinh dưỡng.

Ứng dụng trang trí cây cẩm thạch

Cây cẩm thạch có lá đẹp, mọc thấp, dễ trồng và chăm sóc nên được ưa chuộng trồng thành thảm nền trong công trình cảnh quan từ công viên, đô thị, trường học, đường phố đên tiểu cảnh, hiên nhà … Với những công trình có bản thiết kế sân vườn thì việc lựa chọn của các kỹ sư chắc chắn sẽ có cây cẩm thạch, vì cẩm thạch mang đến một màu sắc lạ độc đáo, tạo cảm giác yên bình trên nền rực rỡ của các loại hoa cây cảnh khác

Cây cẩm thạch còn được chị em nhà phố trồng chậu treo, trồng bồn hay kết hợp với các loại hoa khác làm thành vườn nhỏ xinh trong chậu rất sinh động, bắt mắt.

Cẩm thạch có thể chịu bóng nên còn được lựa chọn trồng làm cây nội thất, cây cảnh văn phòng, trang trí nội thất, hành lang, bệ cửa sổ, …

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Cẩm Thạch do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *