Ngoài việc mang thú cưng ra các tiệm cắt tỉa lông chó thì bạn cũng có thể tự học cách cạo lông chó tại nhà. Vậy việc này mang lại điều gì cho chú của bạn? Cần chuẩn bị những dụng cụ gì? Cách thực hiện và lưu ý ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Cạo lông chó đem lại những lợi ích gì?
- Giúp chú chó thoải mái, dễ chịu hơn: Đặc biệt là vào mùa hè, nắng nóng gay gắt cộng với lớp lông quá dày sẽ khiến chúng trở nên khó chịu, bí bách.
- Giúp việc vệ sinh lông hàng ngày dễ dàng hơn: Khi chú chó mang một lớp lông quá dày sẽ khiến việc tắm, sấy khô cũng như chải lông hàng ngày vất vả hơn, tốn nhiều thời gian hơn.
- Phát hiện các bệnh về da ở chó như ghẻ, rận, ve chó, viêm da, bệnh xà mâu… Đây là những bệnh ngoài da nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ khiến mảng da bị tổn thương của chó trụi hết lông.
- Hạn chế các tác nhân gây bệnh cho chó: Lông chó quá dài, dày sẽ là môi trường hoàn hảo cho virus, vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và nảy nở.
>>> Xem thêm: #3 Cách trị nấm cho chó tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất
2. Cạo lông cho chó cần chuẩn bị những gì?
- Tông đơ: Đây là vật dụng bắt buộc phải có để quá trình cạo lông trở nên dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn tông đơ không dây, không vướng víu khi cạo và có thể sử dụng bất kỳ lúc nào, miễn là có đủ pin.
- Kéo cắt tỉa: Dùng để cắt những phần lông ở mặt hoặc những bộ phận mà tông đơ không thể làm được như bàn chân, đuôi…
- Lược: Sử dụng để chải, gỡ rối lông và dùng trong quá trình cắt tỉa, làm đẹp cho bộ lông sau khi cạo.
3. Cách cạo lông chó tại nhà chỉ với #4 bước đơn giản
Bước 1 – Vệ sinh bộ lông cho chó
Việc này sẽ giúp bộ lông chó mềm mại hơn. Lưu ý sau khi tắm xong cho chó thì cần sấy khô và chải chuốt để gỡ rối.
Bước 2 – Cạo lông phần thân cho chó
Bạn cần phải xác định được chiều mọc của lông chó và đẩy tông đơ theo đúng hướng đó. Lưu ý nên cạo dứt khoát trong 1 – 2 lần, tránh việc đẩy đi đẩy lại một khu vực quá nhiều, khiến lông bị lởm chởm, nham nhở.
Bước 3 – Cách cạo lông chó ở các vùng nhạy cảm
- Xung quanh chân và phần đệm dưới chân chó: Nên giữ chó đứng thẳng hoặc nằm nghiêng rồi cạo dứt khoát phần lông ở xung quanh chân cũng như phần đệm thịt dưới bàn chân.
- Giữa các ngón chân chó: Nên sử dụng kéo để cắt gọn những phần lông thừa, dài ở giữa khe của các ngón chân.
- Nách và háng của chó: Đây lần lượt là phần tiếp xúc giữa 2 chân trước và 2 chân sau của chó với với phần thân. Cách cạo dễ nhất là bạn hãy đặt chú chó nằm xuống rồi giơ từng chân một lên một góc rồi cạo.
- Tai chó, phần lông trong tai và đuôi: Chỉ sử dụng kéo để cắt bớt phần lông thừa.
Bước 4 – Cạo lông phần mặt cho chó
Một lưu ý phải nhớ đó là tuyệt đối không cạo lông khu vực mặt cho chó bằng tông đơ và phải giữ chúng đứng yên. Sau đó bạn hãy dùng kéo để cắt bớt phần lông trên mặt và hướng kéo phải luôn hướng ra ngoài, để chó không có cảm giác nguy hiểm.
Sau khi cắt tỉa xong thì bạn hãy rũ sạch phần lông thừa còn bám trên thân chó, rồi đem đi tắm rửa sạch sẽ là hoàn thành.
Trong quá trình cạo lông chó, nếu bé hiếu động, nghịch ngợm thì bạn hãy dùng vòng cổ để cố định chó lại hoặc nhờ một người khác để giữ.
Nếu cách này vẫn không hiệu quả, bạn đã cố gắng hết sức nhưng chú chó vẫn không hợp tác thì bạn nên đưa bé đến các tiệm spa cho chó để họ giúp bạn.
⇒ Chi tiết tại Dịch vụ cắt tỉa lông chó tại nhà TPHCM của Kimi Pet
Đến đây thì các nhân viên sẽ kiểm tra kỹ càng tình trạng lông và da cho chú chó của bạn. Nếu xuất hiện các vấn đề về lông như ve chó, rận chó, viêm da… thì Kimi Pet sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất. Việc phát hiện muộn sẽ khiến vùng da bị tổn thương bị rụng lông, thậm chí trụi lông phần đó vĩnh viễn.
Với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, yêu thích thú cưng thì Kimi Pet sẽ luôn đảm bảo mang tới dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
4. Khi cạo lông tại nhà cho chó cần lưu ý điều gì?
- Độ dài lông tiêu chuẩn cho chó sau khi cạo là trên 2,5 cm. Việc cạo lông quá sát sẽ khiến chó chú của bạn mất đi một lớp áo bảo vệ bên ngoài, tăng khả năng mắc bệnh.
- Vào những thời điểm chuyển giao thời tiết ví dụ từ xuân sang hạ, thu sang đông… thì không nên cạo lông chó. Đây là thời gian mà chú chó cần lớp lông để bảo vệ, hạn chế bệnh tật.
- Trong quá trình cạo, nếu bạn thấy tông đơ ngày càng nóng thì phải dừng lại ngay, tắt máy và chờ cho máy nguội rồi mới tiếp tục. Việc cố chấp cạo cho xong dù tông đơ đang nóng có thể khiến chú chó bị bỏng.
- Để bộ lông mới mọc lên nhanh hơn, có độ mềm mại thì bạn nên tắm cho chó 2 – 3 lần/tuần bằng sữa tắm chuyên dụng. Tránh việc sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm của người cho chó, do thành phần không phù hợp với làn da của chó.
- Chế độ dinh dưỡng cho chó nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein giúp lông óng mượt như trứng, ức gà, thịt bò, cá ngừ…
Trên đây là bài viết hướng dẫn cho bạn cách cạo lông chó chi tiết từ A – Z. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn tự tin để thực hành, cạo lông cún cưng của mình tại nhà.
- Điểm mặt 5 loại xương rồng có hoa siêu đẹp các bạn nên biết
- Cá Trắm Cỏ – Thông tin cần biết về đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá Trắm Cỏ hiệu quả
- Cây lưỡi hổ đỏ – Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đỏ
- Lan Sóc Lào – Cách trồng và chăm sóc lan sóc lào
- Cây Nho – Cây ăn quả leo giàn, quả chùm nhiều dinh dưỡng