Cá Ngựa – Tìm hiểu về nguồn gốc và môi trường sống của cá Ngựa

Cá Ngựa hay còn gọi là hải mã. Những sinh vật nhỏ bé này sinh sống chủ yếu ở các đại dương và các vùng biển nhiệt đới. Đối với một vài quốc gia ở khu vực Đông Á, Trung Quốc và Việt Nam, cá Mgựa được xem là một trong những loài thuốc quý dùng để chữa bệnh. Vậy để hiểu rỏ hơn về loài cá này, BaoKhuyenNong mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của cá Ngựa

Nguồn gốc của cá Ngựa
Nguồn gốc của cá Ngựa

Cá Ngựa có tên tiếng anh là seahorse và là một dòng cá thuộc chi Hippocampus cùng họ với dòng cá chìa vôi . Chúng sinh sống và sinh sản rộng rãi ở hầu hết các vùng biển trên thế giới. Mặc dù, các ngựa vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết toàn bộ những đặc tính của chúng.

Theo như một vài nghiên cứu của một số nhà khoa học, những chú cá Ngựa đầu tiên xuất hiện trên trái đất vào khoảng 13 triệu năm trước. Loài cá Ngựa đầu tiên được tìm thấy là dòng cá Ngựa pipefish và dòng H.slovenicus. Hai dòng cá Ngựa này hiện nay đã bị tuyệt chủng và chỉ còn lại những bộ xương hóa thạch.

Sau đó dòng cá Ngựa H.guttulatus được cho là những hậu duệ tiếp theo của loài cá Ngựa cổ đại xuất hiện khoảng 3 triệu năm trước với cấu tạo và hình dáng gần như loài cá Ngựa hiện đại.

Năm 2004, do những cá thể cá Ngựa bị sụt giảm nghiêm trọng, tổ chức CITES đã can thiệp vào việc hạn chế xuất nhập khẩu cá Ngựa, mục đích bảo tồn giống nòi.

Đặc điểm sinh học của cá Ngựa

Đặc điểm hình thái

Cá Ngựa là một dòng sinh vật sống ở dưới nước có kích thước nhỏ, thân hình của chúng hoàn toàn không giống với những loài cá thông thường. Thế nhưng, vẫn được xếp vào lớp cá. Bởi chúng cũng có xương và phần vây ở trên lưng gần giống với các loài cá.

Đặc điểm sinh học của cá Ngựa
Đặc điểm sinh học của cá Ngựa

Một con cá Ngựa khi trưởng thành có kích thước từ 1,5 – 35,5cm. Thân hình của chúng gần giống với phần đầu của một chú Ngựa (chính đặc điểm này chúng mới có tên là cá Ngựa). Phần đầu nhỏ, đầu mõm dài và nhọn, phần cổ cong nối liền cùng với phần thân. Phần đuôi của chúng rất đặc biệt – cong cuộn tròn vào trong.

Mặc dù, những chú cá Ngựa được xếp vào lớp cá nhưng chúng hoàn toàn không có vảy. Thay vào đó, là một lớp da mỏng phủ trên các tấm xương tạo thành những vòng tròn khấc trên cơ thể của chúng. Tùy từng loài mà số lượng vòng trên cơ thể cũng khác nhau.

Phần xương bao bọc bên ngoài cơ thể của chúng chính là vũ khí bảo vệ chúng chống lại kẻ thù và các tác động của môi trường sống.

Đối với những chú cá Ngựa đực sẽ có cấu tạo một chiếc túi ở trước bụng. Đặc điểm này để phục vụ mục đích sinh sản của cá Ngựa.

Cá Ngựa là loài cá duy nhất di chuyển theo chiều dọc và thân hình của chúng cũng nằm dọc không ngang như những loài cá khác. Để bơi được chúng dùng những chiếc vây lưng rẽ nước để đẩy thân hình.

Ở phần ngực của chúng có 2 chiếc vây rất to và mở rộng, phần khấc đuôi đầu tiên của chúng có thể mở ra khi vào điều kiện khắc nghiệt.

Cá Ngựa là loài cá có tốc độ bơi rất chậm, theo nghiên cứu dòng bơi chậm nhất là dòng cá Ngựa lùn. Chúng chỉ có thể bơi được khoảng 1,5m/giờ, vì khả năng bơi lội kém nên chúng thường ẩn nấp vào trong những bụi rậm để trốn kẻ thù và để nghỉ ngơi.

Cá Ngựa rất đa dạng về chủng loại, theo thống kê có khoảng gần 100 loài cá Ngựa sinh sống ở khắp các vùng biển ở trên thế giới.

Cá Ngựa - Tìm hiểu về nguồn gốc và môi trường sống của cá Ngựa 1

Đặc điểm môi trường sống

Cá Ngựa được tìm thấy ở hầu hết các vùng biển, nhưng số lượng nhiều nhất là ở các vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới nóng. Môi trường sống thích hợp của chúng là ở những nơi có độ che phủ cao như ở trong san hô hoặc các khu rừng ngập mặn.

Vùng biển Thái Bình Dương là nơi có nhiều loài cá Ngựa sinh sống nhất, cụ thể là 4 loài. Vùng Đại Tây Dương có 2 loài cá Ngựa, trong đó có loài cá Ngựa lùn vô cùng nổi tiếng về tốc độ di chuyển cực chậm. Ở khu vực Địa Trung Hải thì tìm thấy 3 loài cá Ngựa sinh sống. Các khu vực khác trên trái đất thì chỉ có rải rác 1 đến 2 loài cá Ngựa phổ biến sinh sống.

Đặc điểm sinh sản

Cá Ngựa là một loài sinh vật có phương thức sinh sản vô cùng lạ – con đực mang thai. Chính điều này nhiều người tưởng rằng cá Ngựa là dòng lưỡng tính.

Cá Ngựa - Tìm hiểu về nguồn gốc và môi trường sống của cá Ngựa 2

Theo như đặc tính sinh sản của cá Ngựa, những con cá Ngựa cái sẽ đưa trứng vào chiếc túi ở trước bụng của cá Ngựa đực. Phần túi trước bụng của cá Ngựa đực là nơi chứa chất dinh dưỡng và cũng là nơi bảo vệ sự an toàn của trứng đến khi nở thành con. Để nở thành những chú cá Ngựa con thì mất khoảng 2 – 3 tuần.

Giống như hầu hết các loài cá khác, cá Ngựa sẽ không nuôi con sau khi cá con nở ra. Chính vì đặc tính này, số lượng cá Ngựa con còn sống sót có tỷ lệ rất thấp (do nhiệt độ môi trường và những loài cá lớn hơn ăn thịt).

Ngoài ra, sau khi cá Ngựa con được nở ra, cá Ngựa bố sẽ tự ăn một vài những đứa con của mình. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm suy giảm tỷ lệ cá Ngựa con.

Cá Ngựa thường sinh sống thành từng cặp bao gồm 1 đực và 1 cái. Tuy nhiên, một số dòng cá Ngựa sống thành bầy đàn. Thông thường, những chú cá Ngựa đến thời kỳ sinh sản thường giao phối vào buổi sáng sớm. Thời gian còn lại trong ngày chúng dùng để tìm kiếm thức ăn và nghỉ ngơi.

Tập tính ăn

Cá Ngựa là một trong những loài cá có kích thước nhỏ. Chính vì vậy thức ăn của chúng là một số loài động vật nhỏ thuộc lớp giáp xác sống ở gần mặt nước.

Các loài tôm nhỏ thậm chí là cả các loài động vật không xương sống (ấu trùng) sinh sống ở những vùng nước tù. Cách bắt con mồi của cá Ngựa cũng gần giống với các loài cá khác.  Khi nhìn thấy và xác định được con mồi cần bắt, cá Ngựa sẽ ẩn nấp và chờ đợi cơ hội dùng lực ở đôi vây và đuôi để đẩy cơ thể của chúng đến và bắt gọn con mồi.

Phân loại các dòng cá Ngựa

Cá Ngựa gai

Cá Ngựa gai được xem là loài có giá trị cao về mặt thẩm mỹ, khoa học, được nuôi để phục vụ rất nhiều mục đích khác nhau. Chúng phân bố nhiều ở các nước thuộc châu Á như: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc,….

Về đặc điểm, loài này có phần thân rộng và thu hẹp dần cho tới đuôi. Điểm nổi bật nhất của chúng chính là phần gai lớn ở đỉnh đầu, trên một chiếc đế cao. Toàn thân của cá có màu nâu nhạt, đỉnh của phần gai có những nốt đen.

Hiện tại, tình trạng săn bắt cá ngựa gai đang diễn ra ngày một nhiều, khiến số lượng loài này bị suy giảm ngày 1 nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải có những biện pháp cấp thiết để bảo tồn loài cá này trước nguy cơ tuyệt chủng.

Cá Ngựa Indonesia

Cá Ngựa Indonesia hay còn được biết đến với cái tên cá Ngựa chúa. Chúng là loài phân bổ chủ yếu tại khu vực ven biển và vùng vịnh thuộc đất nước Indonesia. Loài này thường có kích thước khá lớn, chiều dài thân thể của chúng có thể đạt đến 30cm.

Về ngoại hình, cá Ngựa chúa thường có 3 màu sắc chủ đạo là trắng, vàng nhạt và hơi đen. Toàn thân cá có những đốt xương vòng, phần đuôi hình xoắn ốc, giúp chúng có thể đứng thẳng trong môi trường biển sâu.

Trong Đông Y, cá Ngựa Indonesia được đánh giá là loài có công dụng bổ thận, tráng dương, hỗ trợ đắc lực cho việc tăng cường sinh lí ở nam giới.

Cá Ngựa xương

Cá Ngựa xương là loài cá Ngựa sống trong môi trường nước ngọt, phân bổ chủ yếu tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và 1 số quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản,….

Sở dĩ, loài cá này có tên là cá Ngựa xương bởi toàn bộ phần thân kéo dài tới đuôi của chúng có được bao phủ bởi rất nhiều đốt xương có cạnh sắc bén. Ngoài ra, các tia vi của loài cá này cũng khá ngắn hơn và không phân nhanh như các loài cá Ngựa khác.

Cũng như cá Ngựa Indonesia, cá Ngựa xương cũng đang được sử dụng rất nhiều trong đông y với mục đích tăng cường sinh lý cho nam giới.

Cá Ngựa đen

Cá Ngựa đen là một trong những phân nhánh của dòng cá Ngựa gai, loài này được tìm thấy rất nhiều ở khu vực biển Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bạn cũng có thể bắt gặp chúng ở 1 số tỉnh thành thuộc vịnh Bắc Bộ hoặc Nam Trung Bộ.

Về đặc điểm, ngoài việc sở hữu thân hình lớn hơn, cùng với màu đen đặc trưng thì gần như chúng không có nhiều sự khác biệt so với cá Ngựa gai.

Hiện tại, cá Ngựa đen đang được nuôi với rất nhiều mục đích khác nhau như: Làm cảnh, thuốc đông y,… Tuy nhiên, việc đánh bắt quá mức cũng đang khiến loài này đang đứng trước nguy cơ của sự tuyệt chủng.

Cá Ngựa trắng

Cá Ngựa trắng là 1 trong 3 loài cá Ngựa lớn nhất trên thế giới trong thời điểm hiện nay, chiều dài thân thể của chúng có thể đạt từ 30 đến 35cm. Ngoài ra, toàn bộ thân thể của loài cá này được bao phủ bởi một màu trắng sữa tuyệt đẹp với những đường vi lấp lánh.

Cá Ngựa trắng thường phân bổ tại các vùng biển có độ sâu từ 15 đến 20m tại 1 số quốc gia như: Úc, Ấn Độ, Việt Nam,…Chúng là loài có giá trị rất cao về rất nhiều mặt như: Đông y, kinh tế và được đánh giá là cực kỳ quý hiếm.

Cá Ngựa - Tìm hiểu về nguồn gốc và môi trường sống của cá Ngựa 3

Công dụng của cá Ngựa trong y học

Trong mỗi cá thể cá Ngựa có rất nhiều các hợp chất. Theo một số nghiên cứu hầu hết các hợp chất ở trong cá Ngựa đều tốt cho cơ thể của con người, có tác dụng điều trị và chống lại với một số loại bệnh dưới đây.

Bệnh suy nhược thần kinh và cá ngựa trị hen suyễn

Cá Ngựa là một trong số những loài động vật có hợp chất prostaglandin. Loại hợp chất giúp điều hòa hệ thần kinh, hệ miễn dịch và điều khiển hoạt động của tuyến yên ở bộ phận não của người rất tốt.

Chính vì vậy, cá Ngựa được coi là thần dược điều trị bệnh suy nhược thần kinh. Không chỉ có vậy, trong cơ thể của một chú cá Ngựa có có hợp chất rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.

Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tế bào

Trong cá Ngựa có chứa chất peptid, hoạt chất này có tác dụng chống lại một số các vi sinh vật và có khả năng tiêu diệt các tế bào ngoại có thể xuất hiện ở trong cơ thể con người. Chính vì vậy, sử dụng cá Ngựa có thể giúp chống lại và tiêu diệt một số khối u trong cơ thể người bệnh.

Cách ngâm rượu cá Ngựa chữa liệt dương

Công dụng tăng cường sinh lực, điều trị liệt dương ở nam giới của cá Ngựa có lẽ đã quá nổi tiếng. Đây còn được xem là một trong những bài thuốc cứu cánh tuyệt vời, giúp nhiều quý ông lấy lại được phong độ như thời còn trai trẻ. Không còn lo các vấn đề về sinh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tự tin của bản thân.

Để chữa liệt dương hiệu quả bằng cá Ngựa, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: Cá Ngựa, Cốt toái bồ, long nhãn, rượu trắng, bình sứ hoặc thủy tinh. Cách dùng cá Ngựa chữa liệt dương:

  • Đem tất cả nguyên liệu trên cắt nhỏ, sau đó cho vào bình sứ hoặc thủy tinh rồi đóng chặt nắp.
  • Để bình ở nơi khô ráo, tránh xa ánh nắng mặt trời, thi thoảng bạn có thể lắc đều để rượu có thể ngấm vào tất cả các nguyên liệu.
  • Thông thường, bạn nên để tầm 1 tháng để thuốc bắt đầu phát huy được công dụng tối đa.
  • Tuy nhiên, nếu không thể chờ đợi quá lâu, bạn có thể dùng ngay sau 5 đến 7 ngày kể từ khi ngâm.
  • Hàng ngày, bạn chỉ nên sử dụng từ 25 đến 30ml và chia đều ra làm 3 lần uống.

Dùng cá Ngựa Chữa bệnh vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới

Không chỉ đem lại công dụng điều trị liệt dương cho phái mạnh, mà ở nữ giới, cá Ngựa cũng được biết tới là bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn tuyệt vời. Đem tới niềm vui được làm mẹ cho rất nhiều chị em.

Để điều trị vô sinh ở nữ giới bằng hải mã, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Sơ chế, vệ sinh sạch sẽ cá Ngựa, sau đó phơi khô và tán thành bột mịn.
  • Dùng khoảng 2g bột cá Ngựa hòa cùng nước lọc uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối

Cách sử dụng hải mã chữa bệnh u bướu

Ngoài việc chữa các bệnh liên quan đến sinh lý ở cả nam lẫn nữ giới. Hải mã còn được biết đến là bài thuốc giúp điều trị các bệnh liên quan đến u bướu, đặc biệt là ở khu vực ổ bụng vô cùng hiệu quả.

Để giúp cá Ngựa phát huy được hết công dụng điều trị u bướu của mình, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: Cá Ngựa, gạo trắng. Quy trình nấu cháo cá Ngựa điều trị u bướu.

  • Trước tiên, bạn sơ chế, rửa sạch cá Ngựa rồi chặt thành khúc nhỏ
  • Sau đó, đun cá Ngựa với gạo trắng rồi nấu như cháo thông thường..
  • Cho các loại gia vị cần thiết như nước mắm, hạt nêm, muối và sử dụng ngay khi còn nóng.

Cá Ngựa - Tìm hiểu về nguồn gốc và môi trường sống của cá Ngựa 4

Kỹ thuật ương giống và nuôi cá Ngựa nhân tạo

 

Đầu tiên, chọn cá Ngựa bố mẹ có độ tuổi từ 1 đến 2 năm, cơ thể to, vóc dáng khỏe mạnh, không bị bệnh tật. Cá ngựa mẹ có phần bụng phình to, khoang bụng rộng. Cá Ngựa bố cơ thể dài, to, túi trước bụng phát triển hoàn chỉnh.

Thông thường, thả nuôi riêng rẽ cá Ngựa bố mẹ với mật độ 20 con/m3. Hằng ngày, tiến hành cho cá ăn thức ăn tươi sống, giŕu chất dinh dưỡng từ 3 đến 4 lần. Sau một thời gian vỗ béo, khi cá Ngựa bố mẹ đă thành thục, người ta duy trì nhiệt độ nước ổn định trong khoảng >20 độ C, tiến hành phối giống với tỷ lệ là 1 con đực, 1-2 con cái.

Cá Ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc chập tối. Vào thời kỳ này, cá bố mẹ ăn ít, cơ thể nhạt màu hơn trước. Ban đầu cá đực và cá cái đuổi nhau, chúng tiến lại gần và áp bụng vào nhau, cá đực sẽ mở rộng miệng túi đón lấy trứng từ lỗ sinh dục của cá cái, đồng thời phóng tinh dịch để thụ tinh cho toŕn bộ số trứng đó. Trứng đă thụ tinh sẽ phát triển trong túi của cá đực. Ngay sau khi giao phối, túi của Ná ngựa đực nhỏ, trong vŕ rất mềm. Càng về sau, do các hợp tử phát triển, túi ngày một to lên, màu sắc sẫm lại, túi có trạng thái một khối rắn chắc. Trong suốt thời gian ấp trứng, cá Ngựa đực rất ít vận động, chúng có xu hướng lặn sâu xuống đáy bể, ăn ít. ở thời kỳ này, cá Ngựa bố hoàn toàn tập trung vào công việc bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai.

Thời gian phát triển từ hợp tử thành cá Ngựa con lâu hay chóng phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ môi trường nước. Nếu nhiệt độ dao động trong khoảng 20-22oC, thời gian này sẽ là 16 đến 18 ngày, ở nhiệt độ 28-30oC, thời gian này chỉ còn 10-12 ngày.

Rất dễ nhận thấy biểu hiện “sắp sinh” của cá Ngựa đực: Màu sắc của túi sinh dục chuyển từ màu nâu vàng (hoặc màu nâu nhạt) sang màu nâu sẫm, túi không còn cứng và chắc nữa mà trở nên mềm và lỏng hơn, miệng túi mở rộng.

Thời gian “chuyển dạ” chỉ khoảng mấy phút đến mười mấy phút, nhưng nếu bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân nào đó thì thời gian “chuyển dạ” thậm chí kéo dài từ một đến ba này.

Cá bố sinh xong phải được tách khỏi bể, để lại cá con và tiến hành nuôi dưỡng. Nếu việc tách cá bố không được tiến hành kịp thời, chúng sẽ ăn thịt chính các con của mình.

Điều cần chú ý là: Trong điều kiện nuôi nhân tạo, có rất nhiều cá Ngựa bố mẹ không phát dục. Tỉ lệ cá Ngựa chấm và cá Ngựa đen có khả năng sinh sản thường là 20-80%.

Cá Ngựa con mới sinh đă có thể ăn các loại ấu trùng nhỏ như trùng bánh xe. Khi chiều dài cơ thể của cá Ngựa con đạt 5-6cm, tiến hành cho ăn tôm nhỏ. Với chiều dài 10cm, ngoài việc ăn tôm nhỏ, cá Ngựa cần được bổ sung thêm cá tươi (dưới dạng các mẩu vụn).

Cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc: Cho cá ăn ít nhưng nhiều lần, để tránh việc cá bị đói hoặc ngược lại bị chết do bội thực.

Trong quá trình nuôi dưỡng, phải thường xuyên làm vệ sinh bể nuôi, loại bỏ thức ăn thừa và các chất thải, đảm bảo chất nước luôn trong sạch, duy trì độ nhìn thấu của nước ở mức 35-40cm, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Nếu nhiệt độ môi trường tăng, phải chú ý lượng dưỡng khí hoà tan trong nước để đảm bảo cá vẫn đủ ôxy để thở. Định kỳ tiến hành thay nước. Mùa hè, một đến hai ngày thay nước một lần.

Khi chuyển cá sang bể khác, động tác phải hết sức nhẹ nhŕng, không được gây thương tổn cho cá, dù là nhỏ nhất, vì khi đó cá rất dễ nhiễm bệnh.

Phòng trừ dịch bệnh

Cá Ngựa là loài có khả năng đề kháng kém, rất dễ nhiễm bệnh. Với bất cứ một sự thay đổi nŕo của môi trường sống, chúng đều khó thích nghi và trở nên yếu hơn.

Các bệnh thường gặp ở cá Ngựa do chuyên gia Trung Quốc đúc rút được trong quá trình nuôi là: Bệnh đầy hơi trướng bụng, bệnh phồng bong bóng, viêm ruột, mù mắt do thiếu ánh sáng…

Trong công tác phòng trừ bệnh tật phải coi trọng việc phòng ngừa, tránh để phát sinh thành bệnh vì việc chữa trị vừa tốn kém vừa ít hiệu quả.

Việc phòng ngừa bệnh tật được thực hiện bằng một số công việc cụ thể như: Theo dõi thường xuyên nhiệt độ nước trong bể, ánh áng, độ mặn, lượng dưỡng khí hòa tan, độ pH, mật độ thả nuôi. Ngoài ra, tiến hành vệ sinh bể bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Khi cá đă bị mắc bệnh thì phải dùng thuốc kháng sinh hoặc CuSO4 để chữa bệnh.

Các mối đe dọa đến cá Ngựa

Cá Ngựa là một dòng cá có kích thước nhỏ chính vì vậy chúng thường là thức ăn của những loài cá lớn hơn. Cùng với đó, tình hình biến đổi về môi trường biển cũng khiến nhiều cá thể cá Ngựa chết với số lượng lớn hàng năm.

Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất đối với loài cá Ngựa đó chính là con người. Con người đánh bắt cá Ngựa với mục đích ướp khô, ngâm rượu để dùng chữa bệnh.

Việc đánh bắt, khai thác và sử dụng cá Ngựa không cấm. Nhưng nên giảm thiểu và hạn chế sử dụng cá Ngựa để có thể cân bằng hệ sinh thái và tránh dẫn đến hiện tượng tuyệt chủng loài cá Ngựa.

Mua cá Ngựa ở đâu và giá bao nhiêu 1kg

Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều có những nơi bán cá Ngựa tươi sống và cá Ngựa khô. Mức giá bán cá Ngựa khá đa dạng và chất lượng từ bình dân đến xịn sò đều có. Để có thể mua được cá Ngựa chất lượng bạn nên mua ở Trường Chinh – Hà Nội, Phú Yên, Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang. Bạn cũng có thể đặt hàng online trên các Website bán cá Ngựa nhé.

Theo mức giá chung của thị trường cá Ngựa Việt Nam thì có mức giá tương đối cao và được chia bán theo cặp hoặc theo gam và kg. Dưới đây là bảng giá cá Ngựa:

  • 1 cặp cá Ngựa có giá 320.000 đồng (cặp cá ngựa này có kích cỡ tương ứng từ 13 – 15cm).
  • Cá Ngựa đại dương sẽ được bán theo gam và kg và mức giá cũng được chia theo kích cỡ của những chú cá Ngựa.
  • Cá Ngựa đại dương có kích cỡ từ 14 – 17cm thì có mức giá khoảng 1.6 triệu đồng/100g.
  • Kích cỡ lớn hơn từ 18 – 22cm có mức giá khoảng 2 triệu đồng/100g.

Trên đây là những thông tin về cá Ngựa mà BaoKhuyenNong đã tổng lại nhằm chia sẻ kiến thức đến các bạn đọc. Hy vọng bài viết này thật sự bổ ích cho các bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *