Cá hồng cam hay còn gọi là cá hoa hồng, cá hồng mai quế, cá duy chuyển lanh lẹ và bơi theo bầy đàn. Cá hoa hồng khỏe mạnh và là loài cá dễ nuôi thích hợp cho người mới tập nuôi cá cảnh. Dưới đây là những thông tin liên quan đến cá hồng cam.
Giới thiệu thông tin chung về loài Cá Hồng cam, Hoa hồng – Rosy barb, Red barb
– Tên khoa học: Puntius conchonius (Hamilton, 1822
– Chi tiết phân loại:
+ Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
+ Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
+ Tên đồng danh: Cyprinus conchonius Hamilton, 1822; Barbus conchonius (Hamilton, 1822); Systomus conchonius (Hamilton, 1822)
+ Tên tiếng Việt khác: Râu hồng; Mai quế; Đòng đong đỏ.
+ Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 80, đã sản xuất giống phổ biến trong nước
– Tên Tiếng Anh: Rosy barb; Red barb
– Tên Tiếng Việt: Hồng cam; Hoa hồng, cá đòng đong vàng, cá hồng mai quế, cá mai quế, Râu hồng; Mai quế; Đòng đong đỏ.
– Nguồn cá: Sản xuất nội địa
Đặc điểm sinh học Cá Hồng cam, Hoa hồng – Rosy barb, Red barb
– Phân bố: Một số nước Nam Á và Myanmar …
– Chiều dài cá: ( trung bình 3-4cm )
– Nhiệt độ nước (C): 22 – 28
– Độ cứng nước (dH): 2 – 10
– Độ pH: 6,5 – 7,0
– Tính ăn: Ăn tạp
– Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
– Chi tiết đặc điểm sinh học:
+ Phân bố: Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Afghanistan, Pakistan, Myanmar.
+ Tầng nước ở: mọi tầng nước.
+ Sinh sản: Cá mắn đẻ và dễ sinh sản, thành thục ở cỡ 6 cm, đẻ trứng dính, khi đẻ cần giữ mức nước thấp (10 – 15 cm).
Kỹ thuật nuôi Cá Hồng cam, Hoa hồng – Rosy barb, Red barb
– Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)
– Hình thức nuôi: Ghép
– Nuôi trong hồ rong: Có
– Yêu cầu ánh sáng: Vừa
– Yêu cầu lọc nước: Trung bình
– Yêu cầu sục khí: Trung bình
– Loại thức ăn: Từ giáp xác, trùn, côn trùng thủy sinh cho đến thực vật thủy sinh. Cá cũng ăn thức ăn viên, thỉnh thoảng bổ sung thức ăn lên màu cho cá
– Chi tiết kỹ thuật nuôi: Chiều dài bể: 80 – 100 cm
+ Thiết kế bể:Bể trồng nhiều cây thủy sinh, đáy cát mềm, có nắp đậy. Bể cần không gian rộng vì cá ưa hoạt động và di chuyển liên tục. Cá đi thành đàn, thả ít nhất 4 – 6 con. Cá thích hợp trong bể nuôi chung, tránh nuôi với các loài cá có vây dài vì cá có tập tính rỉa vây cá khác.
+ Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.
+ Thức ăn: Cá ăn tạp từ giáp xác, trùn, côn trùng thủy sinh cho đến thực vật thủy sinh. Cá cũng ăn thức ăn viên, thỉnh thoảng bổ sung thức ăn lên màu cho cá.
Thị trường mua bán, giá cả của Cá Hồng cam, Hoa hồng – Rosy barb, Red barb
– Giá trung bình (VND/con): 5000
– Giá bán min – max (VND/con): 4000 – 6000
– Mức độ ưa chuộng: Ít
– Mức độ phổ biến: Trung bình
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến loại cá hồng cam do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá Hồng Cam là một loài cá quý hiếm với nhiều giá trị về kinh tế, thẩm mỹ và sinh thái. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về loại cá này nhé!