Nếu bạn muốn trồng một loại cây cảnh trong nhà cực kỳ khỏe mạnh với thân buông rủ mềm mại, sắc lá hình trái tim xanh mượt, dễ trang trí ở bất kỳ đâu thì trầu bà là loại cây đáng để bạn lựa chọn. Không những thế, cây trầu bà còn rất giàu ý nghĩa, mang đến niềm vui, may mắn, xua tan những điều bất lành cho gia chủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại cây này nhé!
Cây trầu bà là gì?
Cây trầu bà thuộc loại cây leo rủ, sống lâu năm, lá xanh quanh năm, có tên khoa học là Scindapsus aureus, có nguồn gốc từ đảo Salomon bên bờ Thái Bình Dương.
Đặc điểm cây trầu bà
Thân cây trầu bà chậu treo tròn mập, trên thân có rễ móc, chiều dài khoảng 0,5-4m. Trầu bà có lá hình tim rất đẹp mắt, hơi nhọn ở đầu, lá màu xanh bóng hoặc pha những tia trắng, vàng đẹp mắt. Lá trầu bà dầy, bóng, mặt dưới thường nhạt hơn mặt trên. Cây trầu bà có thân lá mềm mại nên rất thích hợp trồng chậu treo, buông rủ những thân lá mềm mại. Cây trầu bà không chỉ là loại cây lá màu đẹp mà có cả hoa. Hoa trầu bà mọc thành chùm có màu xanh hòa lẫn sắc lá.
Lợi ích và ứng dụng cây trầu bà
Trong phong thủy, cây trầu bà có tác dụng lớn để giải tỏa sát khí, thúc đẩy sao thi cử, mang đến nhiều niềm vui, tài lộc cho gia đình. Vì thế trầu bà chậu treo thường được dùng làm quà tặng sỹ tử với lời chúc đỗ đạt, chống lại những tiểu xảo, gian lận trong thi cử của đối thủ.
Trầu bà dành tặng gia đình, bạn bè, đối tác vào dịp tân gia, lễ tết, khai trương… với mong muốn đem đến cho người nhận sự sung túc, hôn nhân viên mãn, sống lâu trăm tuổi.
Theo Nasa, cây trầu bà được đánh giá là là một trong số ít cây cảnh nội thất có thể hấp thu đặc biệt hiệu quả khí độc Fomaldehyde lên đến 75%. Ngoài ra trầu bà còn có thể hấp thụ các khí độc gây bởi hiệu ứng nhà kính, các khí sinh ra do dùng điều hòa lâu ngày, mang đến không gian trong lành, tránh nhiễm bệnh cho các thành viên.
Sắc xanh mát mắt và hình dáng đáng yêu của lá trầu bà còn là điểm dừng hiệu quả, liều thuốc tinh thần đem đến cảm giác thoải mái, thư thái, tăng hiệu quả công việc, điều hòa mắt.
Tán lá mềm mại, dáng cây thanh mảnh của chậu treo trầu bà làm mềm những không gian thô cứng, góc cạnh:
– Trầu bà chậu treo thường được trang trí trong nhà nơi cửa kính, cửa sổ, giá sách, kệ tủ, giá để hồ sơ, quầy thu ngân,giếng trời…ở nhà phố, trường học, cơ quan, văn phòng, công mang đến vẻ đẹp sinh động và màu xanh tươi tắn, mềm mại.
– Trầu bà chậu treo còn được treo ở hiên nhà, trên ban công tạo vẻ đẹp đầy sức sống cho ngôi nhà. Trầu bà còn được trồng ở bồn các cây to, leo bám lên cây tạo vẻ đẹp tự nhiên, duyên dáng.
– Trầu bà còn phối hợp với những cây hoa để tạo thành một chậu treo có hình khối, chiều sâu và rực rỡ.
Mùa đông trầu bà không rụng lá nên chúng ta có thể vô tư trang trí khỏi lo quét dọn.
Cách trồng chăm sóc cây trầu bà chậu treo
Cây trầu bà trồng chậu treo dễ chăm sóc, trưng trong nhà rất bền vững, vì thế chúng ta chỉ cần lưu ý một số điểm sau:
Cây trầu bà ưa thích ánh sáng khuếch tán, chịu bóng bán phần nên không chịu được nắng nóng gay gắt hay quá tối. Quá sáng, nắng to làm lá cây bị héo, rễ héo lâu ngày làm chết cây. Nếu ít sáng lá trầu bà bị vàng, héo rồi rụng, lâu ngày cũng khiến cây bị chết.
Vì thế Trầu bà chậu treo nên trưng ở ban công, cửa sổ, cửa kính, sảnh rộng, thoáng.
Cây trầu bà ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ vừa phải 17-29oC, cây sống bền trong môi trường điều hòa.
Trầu bà trồng chậu treo nên cần đất nhẹ, thoáng khí, và thoát nước tốt. Thành phần đất cho chậu treo càng nhẹ càng tốt vừa đảm bảo độ an toàn, vừa giữ cho chậu treo được lâu bền. Đất trồng trầu bà chậu treo nên sử dụng 30% đất thịt sạch + 30% xỉ than/ sỏi nhẹ + 30% trấu hun, xơ dừa đã xử lý + 10% phân hữu cơ , trùn quế hoặc NPK.
Lá trầu bà rất to, nhiều nên lượng nước cần nhiều, tuy nhiên nếu bạn trưng cây trong nhà thì nên tưới lượng vừa phải vì nước bay hơi ít. Nếu trên lá trầu bà thấy có các đốm nâu là do cây bị thiếu nước. Nên tưới chậm và đều khắp gốc cây để nước ngấm từ từ, hàng tuần nên tưới khoảng 2-3 lần, mỗi lần 500-1000ml dựa vào kích thước chậu.
Để trầu bà chậu treo luôn có màu xanh mướt mắt, lá sum xuê bóng mượt thì cần tưới phân điều độ hàng tháng. Khi cây con đến trưởng thành bón đạm để cây lớn nhanh, muốn cây giữ dáng thì hạn chế bón đạm.
Các loại phân đa lượng cần bón để thay đổi kết cấu cho đất. Thay chậu 3-4 năm/lần và thay 1/3 lượng đất trong chậu.
Nên lau lá để cây quang hợp tốt.
Chú ý cây trầu bà có độc nhẹ ở nhựa nên cần tránh xa trẻ em và vật nuôi, nếu dính vào mắt hoặc da sẽ gây bỏng rát.
Kết.
- Cá còm da báo – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá còm da báo
- Cây Đa Lông – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cây Ba Chẽ – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc
- Hoa hồng Henri Matisse – Giống hóa hồng bụi Pháp đặc sắc
- Cây tùng cối – Cây bonsai đẹp, cách trồng và chăm sóc, tạo dáng tùng cối