Cây Tùng Thơm – Loại cây có nhiều công dụng

Một loại cây để bàn xinh xắn có hình dáng sang trọng, màu sắc trẻ trung bắt mắt, cùng hương thơm dịu dàng không chỉ giúp tinh thần bạn thư thái, nhẹ nhàng mà còn xua đuổi những loại côn trùng đáng ghét: ruồi, muỗi,… Loại cây đa năng, nhất cử lưỡng tiện đó chính là cây tùng thơm. Vừa đem đến không gian thiên nhiên cho ngôi nhà của bạn, tùng thơm còn giúp bạn tiết kiệm chi phí và tăng cường sức khỏe khi phải mua thuốc diệt côn trùng và sáp thơm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!

Cây tùng thơm là gì?

Cây tùng thơm, hay tùng hương, tên khoa học là Cupressus macrocarpa, có nguồn gốc từ Nam Châu Mỹ. Ở Việt Nam, cây phân bố ở vùng núi cao mát ẩm. Cần biết kỹ thuật chăm sóc cây tùng thơm vì mùi hương của cây không chỉ giúp thư giãn, lấy lại tinh thần sau những phút giây làm việc căng thẳng, mệt mỏi mà còn xua đuổi được muỗi và các loài côn trùng khác.

Cây Tùng Thơm
Cây Tùng Thơm

Ý nghĩa phong thủy cây tùng thơm

Đứng đầu trong bộ tứ quý Tùng – Cúc – Trúc  – Mai, Cây tùng thơm trải qua nhiều khắc nghiệt, sương gió, bão tuyết vẫn vững vàng như đấng nam nhi đại trượng phu. Vì thế trong phong thủy cây tùng ngoài ý nghĩa trường thọ, đại diện cho khí tiết, tùng còn có tác dụng trừ tà, xua đi điềm xấu, đem đến sự an lành cho gia đình.

Ý nghĩa phong thủy cây tùng thơm
Ý nghĩa phong thủy cây tùng thơm

Đặc điểm nổi bật của cây tùng thơm

Thuộc loại tùng nhưng tùng thơm có hương thơm tự nhiên rất khác biệt. Tùng thơm thuộc cây thân gỗ, phân nhiều cành nhánh, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,3-3m. Rễ tùng thơm dạng chùm, bò ngang, bám mạnh và phát triển mạnh để chống chọi khi hạn hán. Tùng thơm hình tháp xinh xắn được tạo nên bởi những tán cây dày đặc, tỏa rộng. Lá kim, màu sắc vàng chanh tươi tắn, độc đáo, thu hút ánh nhìn. Lá tùng thơm mọc um tùm, ken dầy tạo thành những khối như đám mây. Tùng thơm cũng có hoa và quả.

Đặc điểm nổi bật của cây tùng thơm
Đặc điểm nổi bật của cây tùng thơm

Ứng dụng và trang trí cây tùng thơm

Với nhiều ưu điểm từ hình dáng, màu sắc đến hương thơm, công dụng, cây tùng thơm rất được ưa chuộng trong trang trí:

  • Trưng một chậu tùng thơm trên bàn làm việc, bàn học, hoặc cạnh cửa sổ, hương thơm dịu nhẹ của cây lan tỏa giúp tạo cảm giác thư thái, minh mẫn, tinh thần tập trung, hưng phấn hơn.
  • Người ta còn trưng chậu cây ở ban công, kệ tivi, bàn tiếp khách, phòng ăn, phòng ngủ…. hương thơm ấy còn giúp xua đuổi ruồi, muỗi đem đến không khí trong lành và phòng ngừa bệnh tật.
  • Tùng thơm còn được ưa chuộng trồng sân vườn, ngoại thất ở nhà phố, biệt thự, cơ quan, công sở, khu đô thị, chung cư, nhà máy… tạo cảnh quan sang trọng, tươi vui, đẹp mắt. Gỗ của cây được dùng trong xây dựng, làm đồ nội thất.
  • Tùng thơm còn được lựa chọn làm quà tặng người thân đặc biệt là các đấng mày râu hoặc những người đang phải trải qua những kỳ thi căng thẳng hoặc phấn đấu trong công việc.
  • Khi bạn làm việc căng thẳng, mệt mỏi việc ngắm nhìn hoặc ngửi hương thơm của cây cũng đủ giúp bạn xua đi áp lực, giảm stress, tăng cường tỉnh táo, phấn chấn hơn. Màu xanh tươi tắn của cây giúp bạn điều tiết mắt khi phải tập trung quá nhiều vào màn hình điện thoại, máy tính.
Ứng dụng và trang trí cây tùng thơm
Ứng dụng và trang trí cây tùng thơm

Cách trồng và chăm sóc cây tùng thơm

Thuộc loại cây thân gỗ nên chăm sóc tùng thơm cũng tốn ít thời gian và công sức:

  • Ánh sáng: Cây tùng thơm có thể chịu bóng nên bạn trồng trong nhà, tuy nhiên nên trưng ở nơi có ánh sáng tự nhiên tối thiểu 2-3h/ngày.Hàng tuần nên mang cây ra ngoài quang hợp 6-8h vào buổi sáng khi ánh nắng không quá gay gắt.

Nếu trồng ngoài trời thì nên trồng dưới bóng cây to, tránh nắng gắt mùa hè.

  • Nhiệt độ: tùng thơm ưa mát, chịu nóng kém hơn lạnh, sống tốt trong môi trường điều hòa. Khoảng nhiệt độ ưa thích của cây từ 28-27oC.Nóng quá khiến cành lá bị thối.
  • Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình, chịu hạn tốt, chịu úng kém.
  • Đất trồng: tùng thơm chịu úng kém nên cần sử dụng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, thoát nước tốt. Nên trộn thêm xỉ than hoặc sỏi nhẹ vào đất để đất thoáng khí, thoát nước. đáy chậu có mảnh sành tránh vít lỗ. Khi trồng cần bón lót bằng phân hữu cơ hoặc trùn quế để tăng sự thông thoáng.
  • Tưới nước: Cây tùng thơm thân gỗ, lá kim, trồng trong nhà thì nhu cầu nước ít, nếu tưới nhiều quá khiến cây bị úng, thối rễ, hư lá. Tùy vào điều kiện thời tiết, chỉ cần chú ý khi đất trên mặt chậu se khô thì tưới là được. Có thể phun nước vào lá cây tăng cường độ ẩm và làm sạch lá, tăng cường quang hợp.

Nên sử dụng những chậu cây có đĩa lót để giữ nước thừa tránh bẩn nền và dễ dàng di chuyển chậu cây hơn.

  • Bón phân: khi mới trồng có thể hòa NPK tưới vào gốc với nồng độ loãng trong tháng đầu tiên để cây phục hồi. Hàng tháng có thể bón các loại phân có sẵn bổ sung dinh dưỡng điều độ cho cây.

Cây Tùng Thơm - Loại cây có nhiều công dụng 1

Phòng trừ sâu bệnh cho cây tùng thơm

Cây tùng thơm là giống cây cảnh để bàn, nên khi ở trong nhà bạn tuyệt đối không được dùng thuốc sâu sẽ rất độc hại, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây sen đất. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *