Cây Chàm là một loại cây sống ở vùng núi, được dùng để tạo thuốc nhuộm. Chàm còn được dùng để chế Thanh đại, một vị thuốc y học cổ truyền. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến quý độc giả cây Chàm, công dụng của nó cũng như vị thuốc Thanh đại, đồng thời giới thiệu về cách người ta chế Thanh đại từ cây Chàm.
Giới thiệu chung về dược liệu Chàm
- Tên gọi khác: Chàm đậu, Đại chàm, Chàm bụi
- Tên khoa học: Indigofera tinctoria L
- Họ: Đậu – Fabaceae
Đặc điểm sinh thái
Cây Chàm là cây bụi nhỏ, sống hàng năm, cao khoảng 0.5 – 0.6 m, phân nhiều nhánh, cành nhánh có phủ một lớp lông mịn. Lá cây mọc kép, so le, dìa lẻ, có hình trái xoăn, thắt lại ở gốc, tròn và có mũi nhọn ở đỉnh chóp, mỗi lá thường bao gồm 7 – 15 chét lá. Cả lá thường dài khoảng 3 – 5 cm, lá chét dài khoảng 1.5 – 1.8 cm. Lá có màu xanh đậm, khi khô có màu xanh lam.
Cụm hoa cây Chàm mọc ở các kẽ lá thành chùm. Cánh hoa hình bướm, màu đỏ vàng hoặc tím hồng. Quả cây mọc thẳng ra bên ngoài, có hình lưỡi liềm, có nhiều lông đốm, ít mở, dài khoảng 2.5 cm. Bên trong quả chứa khoảng 5 – 12 hạt, hạt có hình hơi lập phương, màu hạt dẻ.
Bộ phận sử dụng dược liệu
Rễ và toàn thân cây Chàm được ứng dụng để làm dược liệu với tên khoa học là Radix et Herba Indigoferae.
Ngoài ra, việc phối hợp các sắc tố cây thuốc Chi Chàm có thể thu được bột sấy cây Chàm, có màu xanh lam, y học gọi là vụ thuốc Thanh đại.
Phân bố
Cây Chàm là cây nhiệt đới, thường mọc dọc theo đường đi, các khu đất hoang, dựa vào các con rạch ở độ cao khoảng 2000. Cây thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia, một số nước châu Mỹ và châu Phi.
Tại Việt Nam, Chàm được tìm thấy ở các vùng núi cao. Hiện tại, cây Chàm cũng được di thực về trồng ở các vùng dược liệu để làm thuốc.
Thu hái – Sơ chế
Cành lá Chàm có thể thu vào màu đông, trước thời gian cây ra hoa. Rễ thu hái quanh năm. Dược liệu có thể dùng tươi hoặc khô đều được.
Lá Chàm thu hái về ngâm qua nước vôi sẽ thu được bột cây Chàm màu xanh lam, Đông y gọi là Thanh đại. Rễ cây sau khi thu hái có thể rửa sạch, sấy hoặc phơi khô, bảo quản dùng dần.
Bảo quản dược liệu
Dược liệu Chàm cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao. Bên cạnh đó, dược liệu Thanh đại cần được bảo quản trong lọ kín, tránh gió và cát bụi.
Thành phần hóa học
Toàn thân cây Chàm chứa các thành phần hóa học như:
- Indican bị thủy phân sẽ tạo ra Glucose Và Indoxyl.
- Chất Indoxyl sau khi bị oxy hóa trong không khí có thể biến đổi thành chất Indigo màu lam đậm, rất đẹp.
Rễ chứa Indirubin.
Vị thuốc cây Chàm
Tính vị
Toàn cây Chàm có tính mát, vị đắng.
Dược liệu Thanh đại, vị mặn, tính hàn.
Quy kinh
Dược liệu quy về kinh Vị và Phế.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:
Theo y học Trung Quốc, Thanh đại được phân loại thành 2 hoạt chất chính là Điện Lam và Điện Ngọc Hồng. Trong đó:
- Điện Ngọc Hồng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.
- Điện Lam có thể bảo vệ chức năng gan.
- Nước sắc cây Chàm có thể kháng khuẩn tụ cầu vàng, khuẩn tả, trực khuẩn lị Shigella.
Theo y học cổ truyền:
- Thanh nhiệt
- Làm mát máu
- Giảm sưng tấy
- Lương huyết độc
- Lợi tiểu
- Giải độc, tiêu viêm
Công dụng và chỉ định của cây Chàm:
- Lá thường dùng chữa viêm họng, phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân hoặc ép lấy nước dịch trộn với mật ong chữa bệnh tưa lưỡi, viêm lợi chảy máu và bệnh lở miệng.
- Nước hãm toàn cây Chàm có tác dụng điều trị rối loạn thần kinh, động kinh, chữa ho gà và dùng làm thuốc thoa ngoài chữa trĩ, lở loét, vết thương ngoài da.
- Rễ có thể điều trị các bệnh viêm gan và trị độc do bọ cạp đốt.
Cách dùng – Liều lượng
Cây Chàm thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, tán thành bột mịn (Thanh đại) hoặc giã nát, ép lấy dịch dùng bôi bên ngoài, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.
Liều lượng khuyến cáo sử dụng mỗi ngày:
- Cây Chàm: 2 – 6 g
- Bột cây Chàm (Thanh đại): 1.5 – 3 g
Bài thuốc sử dụng cây Chàm
1. Bài thuốc chữa cam tẩu mã, viêm miệng hoại tử, viêm lợi chảy mủ lan nhanh ra má
Sử dụng Hoàng bá 12 g, Hoàng liên 16 g, Đinh hương 12 g, Đại hổi 4 g, tán thành bột mịn. Sau đó gia thêm Nhân trung bạch 20 g, Phèn chua (Bạch phàn) 12 g, Thanh đại 20 g, trộn đều. Trường hợp bệnh nặng có thể cho thêm 1 g Xạ hương.
Trước khi sử dụng thuốc, lấy bông gòn thấm nước muối vệ sinh vùng da bệnh, rửa sạch mủ máu ở răng lợi, miệng. Sau đó sử dụng bột thuốc đắp vào vị trí răng lợi thủng, đau.
Người lớn mỗi ngày đắp 3 – 4 lần, cách 3 giờ thay thuốc 1 lần. Trẻ em, trước khi ngủ đắp thuốc 1 lần, nửa đêm khi thức giấc lại đắp thêm một lần.
2. Bài thuốc chữa chảy máu răng, viêm lợi
Sử dụng Thanh đại 80 g, Bạch phàn (Phèn chua) 40 g, Hồng hoàng (asen sunfua As2S3) 2 g, Mai hoa băng phiến (bocneol) 2g, tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín.
Trước khi dùng thuốc, cần vệ sinh sạch miệng bằng nước muối. Dùng thuốc bôi vào khu vực sưng đau, ngậm yên trong miệng khoảng 15 phút, sau đó nhổ bỏ nước bọt, súc miệng thật sạch. Mỗi ngày bôi thuốc 2 – 3 lần, sau bữa ăn chính. Thông thường sau 5 – 7 ngày sẽ thấy kết quả điều trị.
3. Chữa viêm hạch hạnh nhân, yếu hầu viêm sưng đau
Sử dụng Thanh đại 5 g, Băng phiến 0.5 g, Tây ngưu hoàng 1 g, mang đi tán thành bột. Sau khi súc miệng sạch thì bôi thuốc vào vị trí sưng đau.
4. Chữa ung nhọt ngoài da, sưng nóng, đau ngứa, chảy dịch ngoài vết thương
Sử dụng Thanh đại 8 g, Thạch cao 16 g, Hoàng bá 8 g, Hoạt thạch 16 g, nghiền nhỏ, trộn đều. Sau đó thêm một lượng Vaselin vừa đủ, đánh kỹ, dùng bôi vào chỗ sưng đau.
5. Trị nhiễm hàn gây ban đỏ
Dùng 8 g cây Chàm, sắc thành nước, dùng uống.
6. Trị ho ra máu, ho nhiều đờm do giãn phế quản
Sử dụng cây Chàm 12 g, Cáp phấn 12 g, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 2 – 4 g với nước, mỗi ngày 2 lần.
7. Chữa huyết nhiệt, nóng trong gây thổ huyết, ói máu
Sử dụng cây Chàm, Hoàng cầm, Bồ Hoàng, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng uống với nước.
8. Điều trị quai bị, viêm tuyến mang tai cấp tính ở trẻ em
Sử dụng Thanh đại và Băng phiến, mỗi vị phân lượng bằng nhau, pha với nước ấm, thoa vào chỗ đau.
9. Chữa viêm gan cấp tính và mạn tính
Bài thuốc thứ nhất: Dùng bột cây Chàm 12 g, Bạch phàn 24 g, nghiền thành bột mịn, dùng uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 g.
Bài thuốc thứ hai: Sử dụng Thanh đại 1 phần, Bạch phàn 6 phần, trộn đều. Mỗi lần dùng 2 g với nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần.
10. Chữa cảm nắng, tiểu tiện ít nước tiểu đỏ
Dùng cây Chàm, Hoạt thạch, Cam thảo, mỗi vị đều 63 g, nghiền thành bột mịn, dùng uống. Mỗi lần uống 12 – 30 g, pha với nước ấm hoặc sắc thành thuốc.
11. Chữa viêm quanh chân răng, hầu họng đau
Sử dụng Thanh đại 80 g, Ngũ bội tử, Bạch phàn, mỗi vị đều 20 g, Băng phiến 2 g, tán nhuyễn, dùng thoa vào chỗ đau.
12. Trị bệnh vẩy nến
Sử dụng Điện Hồng Ngọc mỗi ngày 25 – 50 mg, liên tục trong 8 tuần.
Kiêng kỵ khi sử dụng cây Chàm
Người tỳ vị hư hàn không sử cây Chàm.
Cách trồng và chăm sóc cây chàm
Kỹ thuật giống :
Tràm ra hoa quanh năm ở Đồng Bằng Sông cửu Long và vùng bán ngập nước ở vùng núi đá vôi Ninh Bình, tuy nhiên khi vẫn có 1 mùa nở hoa chính là vào tháng 7 – 8 và thu quả tháng 4-6 năm sau. Thu hái quả khi vỏ quả chuyển màu từ xanh sang hơi vàng hoặc màu mốc sẫm, nhìn đầu quả thấy bắt đầu có hiện tượng nứt nhẹ. Khi tách quả nhìn thấy hạt và mày có màu vàng nhạt, nhìn bằng mắt thường khó phân biệt được mày và hạt.
Quả sau khi thu hái ủ thành đống 2-3 ngày cho quả chín đều, sau đó rải đều ra phơi dưới nắng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày bằng cách sàng để loại bỏ vỏ quả. cứ 6- 7 kg quả được 1 kg hạt, tỉ lệ nẩy mầm ban đầu cao trên 90%..
Hạt được bảo quản trong kho lạnh 5 -10oc, thời hạn bảo quản có thể gữi được trên 5 năm
Khi gieo ngâm hạt trong nước ấm (35 – 40oc) để nguội dần 6-10 giờ, hạt nẩy mầm nhanh trong khoảng 3-7 ngày. Không nên gieo hạt quá mau vì cây con rất dễ bị nấm. Luống gieo hạt được xử lý nấm cẩn thận, sau khi gieo hạt cần phun thuốc trừ nấm định kỳ tuần 1-2 lần
Kỹ thuật trồng:
- Thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình 26 – 27 0 C, lượng mưa 1.500 – 1.800mm
- Đất ngập phèn, pH: 2,5 – 3,0, thành phần cơ giới nặng, ngập trung bình 4-5 tháng trong năm.
- Mọc được ở đất ngập vùng núi đá vôi, đất xám, đồi núi ít chua, pH: 5-6.
- Hạt giống phong phú, thu hái ở rừng giống chuyển hoá và các xuất xứ đã được công nhận.
- Trồng theo tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật trồng bằng cây con có bầu, cây con rễ trần hoặc gieo hạt thẳng, mật độ dày 10.000 – 20.000 cây/ha.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Chàm do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Chàm là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.
- Cây ngải cứu – Công dụng chữa bệnh của ngải cứu có thể bạn chưa biết?
- Hoa Vô Ưu – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa vô ưu
- Cây nho thân gỗ – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc nho thân gỗ
- Cây nghệ – Loại cây phổ biến với công dụng chữa bệnh tuyệt vời
- Rau má – Những công dụng tuyệt vời của rau má với sức khỏe có thể bạn chưa biết