Bồ Hoàng – Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng

Bồ Hoàng là phấn hoa của cây Cỏ nến, được y học cổ truyền dùng để cầm máu và điều trị các chứng huyết ứ, đau bụng kinh. Hãy cùng tìm hiểu cách thu hái, chế biến và sử dụng dược liệu trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về Bồ Hoàng

  • Tên khác của bồ hoàng : Cây cỏ nến, bồ thảo, hương bồ thảo
  • Tên khoa học: Typha orientalis, thuộc họ Hương bồ: Typhaceae .
  • Tính vị: Vị ngọn, tính bình.
  • Công dụng chính: Lợi tiểu, cầm máu.

Bồ Hoàng - Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng 1

Trong y học cổ truyền có vị bồ hoàng, tức là phấn hoa (hoa đực) của cây bồn bồn, có màu vàng nâu, đã được tách ra rồi sấy hay phơi khô.

Theo cách gọi phổ thông, cây bồn bồn chính là cây cỏ nến vì hoa của nó có hình dạng như cây nến. Ngoài ra, cây còn có các tên khác như bông nến, hương bồ thảo, bồ thảo, thủy hương bồ, thủy hương..

Cây bồn bồn (cỏ nến) sinh trưởng tốt ở vùng đất ngập nước, có thân rễ ngầm và các tép lá dẹp mọc vượt theo nước (có thể dài đến 3 m). Cây có tên khoa học là Typha orientalis, thuộc họ Hương bồ: Typhaceae .

Công dụng của cây cỏ nến bồ hoàng (phấn hoa bồn bồn)

Bồ hoàng có vị ngọt, thông vào gan và tỳ. Dược liệu bồ hoàng trong các trạng thái sơ chế khác nhau sẽ có các tác dụng khác nhau. Cụ thể, nếu phơi khô và dùng sống thì bồ hoàng giúp:

  • Lợi tiểu, điều trị tiểu tiện khó khăn.
  • Hoạt huyết, hành ứ, điều trị đau bụng do bế kinh và đau ngực.

Nếu sau khi phơi khô lại đem bồ hoàng sao đen thì vị thuốc này sẽ có tác dụng:

  • Cầm máu, điều trị chảy máu cam, thổ huyết, băng huyết, có thai ra huyết.
  • Điều trị huyết trắng và ứ huyết do thương tổn.

Bồ Hoàng - Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng 2

Liều lượng: mỗi ngày dùng 5 – 8 g thuốc sắc hay thuốc bột, nếu dùng thuốc sắc thì lấy bồ hoàng gói vào miếng vải sạch rồi sắc uống cho tiện (2) (3).

Bên cạnh đó, bồ hoàng cũng có thể được dùng ngoài da trong trường hợp tai chảy mủ nhờ có tác dụng tiêu viêm (tán mịn rồi rắc vào chỗ bị chảy mủ trên tai) (2) hay đau bụng sau sinh do phụ nữ mới sinh con xong, máu hôi ra không hết (lấy bồ hoàng sao qua trên giấy rồi uống với nước, mỗi lần 4 g) (3).

Một số bài thuốc có dùng bồ hoàng

Thay vì dùng độc vị, bồ hoàng (cây cỏ nến) còn được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác trong các trường hợp như:

  • Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rong kinh: Gặp các trường hợp này, người bệnh có thể dùng bài thuốc viên hoàn gồm hai thành phần là bồ hoàng (sao lên) và lá lốt (tẩm nước muối rồi sao lên) với liều lượng bằng nhau, sau đó tán bột, trộn đều rồi cho thêm mật ong vào để luyện thành viên, mỗi viên bằng hạt đậu xanh (uống mỗi lần 30 viên và dùng nước cơm để uống) (3).
  • Đi ngoài ra máu: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu (như bệnh trĩ, táo bón, ung thư trực tràng…) cũng như có nhiều phương pháp từ truyền thống đến hiện đại để điều trị căn bệnh này. Nếu người bệnh muốn dùng thảo dược thì có thể tham khảo bài thuốc gồm các vị sau: bồ hoàng (sao), lá sen tươi (phơi khô, tán nhỏ) và vỏ củ cải khô (tán bột), liều lượng bằng nhau. Cách dùng: tán bột các vị trên rồi trộn đều và uống mỗi lần từ 4 – 8 g bột, uống bằng nước cơm (3).
  • Ngoài ra, theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, kết quả nghiên cứu (trên chuột và trong ống nghiệm) cho thấy chiết xuất từ bồ hoàng và 7 chiết xuất từ các thảo dược khác có thể được sử dụng kết hợp cùng nhau để điều trị bệnh Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ). Bảy thảo dược còn lại bao gồm: nhựa cây tô hạp hươnghạt nhục đậu khấu, thân rễ của cây Cnidium officinale, gỗ đàn hương trắng, quả tiêu lốt, nụ đinh hương và đan sâm .

Lưu ý: Mặc dù không có các báo cáo về độc tính của bồ hoàng nhưng vì vị thuốc này có tính hoạt huyết nên phụ nữ mang thai không nên dùng. Mặt khác, các bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bồ hoàng làm thuốc.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Bồ Hoàng do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Bồ Hoàng là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *