Cà Na là một loài trái cây của xứ miền Tây có vị chua chát và được khá nhiều người yêu thích. Tuy có giá trị nhỏ về kinh tế nhưng cà na lại mang đến khá nhiều công dụng bất ngờ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về lợi ích và những bài thuốc quý của cà na nhé!
Giới thiệu chung về Cà Na
- Tên gọi khác: Côm háo ẩm, Cảm lãnh, Bạch lãm, Trám trắng
- Tên khoa học: Elaeocarpus hygrophilus Kurz (E. madopetalus Pierre)
- Họ: Côm – Elaeocarpaceae
Đặc điểm sinh thái
Cà na là cây thân gỗ cao khoảng 10 – 25 m, cành cây nhỏ màu nâu nhạt, trên phủ nhiều lông mềm. Lá cây kép lông chim, phiến lá có hình trái xoan ngược, mọc so le, thót lại ở trên cuống, tù ở đầu, dài khoảng 35 – 40 cm. Lá gồm 7 – 11 chét lá, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới có nhiều lông ánh bạc. Các lá ở gần gốc có đầu ngắn, lá ở giữa dài hơn, đầu thuôn dài, lá trong cùng có hình bầu dục, gân lá nổi hơi rõ ràng. Các lá kép thường có lông mềm, màu nâu bạc.
Cụm hoa Cà na thường mọc ở ngọn cành thành một chùm kép, dài khoảng 8 – 10 cm. Cụm hoa có các lá bắc hình vảy, hoa mọc thưa, thường mọc tụ thành 2 – 3 cái ở một mấu. Đài hoa có lông, tràng hoa hình bầu dục, canh hoa hơi dài hơn các lá đài, mặt ngoài có phủ một lớp lông ngắn. Hoa có 6 nhị, chỉ nhị ngắn, bầu nhị hình trứng có phủ một lớp lông màu nâu.
Quả Cà na hạch, hình trứng, dài khoảng 3 cm, nhọn ở đầu, khi chín có màu vàng nhạt. Thịt quả dày bên trong có hạt cứng. Mùa hoa vào tháng 10 – 3 năm sau. Mùa quả vào tháng 7 – 9 hàng năm.
Bộ phận sử dụng dược liệu
Vỏ, rễ, lá và quả Cà na là bộ phận được ứng dụng để làm dược liệu điều trị bệnh.
Phân bố
Cà na được tìm thấy ở miền Nam Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và Bắc Lào.
Tại Việt Nam, Cà na có thể sống được trên nhiều loại đất, thường thấy ở nhiều nơi các tỉnh phía Nam đến Lâm Đồng. Ở miền Bắc, cây được tìm thấy ở Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì), Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Thu hái – Sơ chế
Vỏ, rễ, lá có thể thu hái quanh năm, quả thu hái khi quả chín (khoảng tháng 8 – 9). Quả sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc muối, phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.
Bên cạnh đó, nhựa cây còn được khai thác để làm hương liệu và chưng cất tinh dầu hoặc chế Colophan.
Bảo quản dược liệu
Dược liệu sau khi sơ chế cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.
Thành phần hóa học
Trong quả Cà na tươi có chứa một số thành phần hóa học cụ thể như sau:
- Canxi
- Sắt
- Photpho
- Vitamin
- A – copaene
- B – caryophyllene
- P- Cymere
- Geraniol
- Elemol
- Nerol
- Thymol
Vị thuốc Cà na
Tính vị
Quả Cà na tính ôn, có vị ngọt chua, không độc.
Quy kinh
Cà na quy vào kinh Vị và Phế.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:
- Chất Triterpen chiết xuất từ Cà na có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại cho gan (thí nghiệm trên chuột).
- Tăng kích thích tuyến nước bọt, tăng tiết dịch vị tiêu hóa.
Theo y học cổ truyền:
- Thanh nhiệt
- Tiêu khát
- Sinh tân
- Thanh giọng
- Lợi yết hầu
- Chỉ khát sinh tân
- Giải độc
- Hòa hãn tư bổ
- Giải say rượu, nọc độc các, nọc con dải
Công dụng của quả Cà na:
- Làm thuốc chữa, cổ họng, yết hầu sưng đau
- Điều trị ho ra nhiều đờm
- Tăng cường hệ thống hóa và khả năng hấp thụ thức ăn
- Điều trị viêm Amidan
- An thần, chữa động kinh
- Trị giun và hóc xương
- Chữa viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy
- Chữa đau răng, dị ứng sơn
4. Cách dùng – Liều lượng
Dược liệu từ Cà na có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác, thường dùng dưới dạng thuốc sắc.
Liều lượng khuyến cáo: 3 – 10 g mỗi ngày.
Bài thuốc sử dụng Cà na
1. Chữa họng đau, sưng Amidan, mất tiếng, khô cổ
Sử dụng quả Cà na 6 – 12 g, bỏ hạt và chiết dịch. Dùng dịch này ngậm thường xuyên.
Ngoài ra, có thể dùng thịt quả, thái mỏng trộn với nước để ngậm hoặc pha nước uống. Cũng có thể dùng quả tươi, giã lấy nước dùng uống hoặc hãm, nấu nước dùng uống như trà.
2. Dùng phòng bệnh ngoại huyết (do thiếu vitamin C)
Sử dụng Cà na tươi khoảng 30 quả, dùng sắc lấy nước uống hàng ngày, liên tục trong vài tuần.
3. Chữa ho do cảm lạnh, phong hàn
Dùng thịt quả Trám trắng hấp với đường phèn, dùng ăn và uống hết phần nước cốt.
4. Phòng ngừa bệnh sởi, phát ban, mề đay ở trẻ nhỏ
Sử dụng 20 g trái Cà na tươi, sắc lấy nước, dùng uống trong các mùa Đông Xuân hoặc trong những mùa có dịch sởi.
Ngoài ra, có thể nghiền nát 500 g thịt Trám trắng, trộn với bột làm thành bánh, cho trẻ dùng ăn để phòng ngừa bệnh sởi.
5. Dùng chữa các bệnh lý ngoài da
Dùng cả quả Trám trắng (dùng cả hạt) mang đi đốt cháy thành than, trộn với dầu vừng. Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bệnh, vết nứt nẻ tay chân, nứt môi, đầu vú nứt nẻ sưng đau.
6. Chữa phụ nữ nôn mửa khó chịu khi có thai
Sử dụng Cà na 9 quả, giã dập, sắc lấy nước dùng uống trong ngày.
7. Trị người hôn mê do ăn phải cá độc như cá nóc
Dùng Cà na giã nát, vắt lấy nước hoặc dùng thịt quả sắc lấy nước, dùng uống. Liều lượng không hạn chế, sử dụng tùy vào trường hợp cụ thể.
8. Chữa say rượu
Dùng Cà na 10 quả, sắc lấy nước, dùng uống.
9. Điều trị đại tiện ra máu tươi
Sử dụng hạt quả Cà na đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 10 g với nước cơm.
10. Điều trị kiết lỵ
Dùng 100 g thịt Cà na sắc với 200 ml nước đến khi còn 100 ml thì lọc bã lấy nước, dùng uống. Mỗi lần dùng khoảng 25 – 30 ml, ngày uống 3 lần.
11. Chữa họng đau, viêm Amidan, miệng khô, ho khan, thường hay khát nước
Sử dụng 500 g quả Trám trắng tươi, rửa sạch, giã dập lấy thịt bỏ hạt, nấu với nước 2 – 3 lần. Lọc phần cô đặc khoảng 250 ml, thêm 125 g đường kính hoặc phèn chua, cô đặc đến khi 250 ml là được. Dùng uống mỗi lần 2 – 5 ml, ngày 2 – 3 lần.
12. Điều trị viêm tắc mạch
Sử dụng 200 g quả Trám trắng, luộc kỹ, dùng ăn phần thịt và dùng nước luộc. Sử dụng liên tục trong 50 ngày.
13. Chữa hóc xương cá
Sử dụng hạt quả Cà na đốt tồn tính, tán thành bột mịn, phối hợp với bột tán rễ Đậu ván. Mỗi ngày dùng uống 4 – 6 g.
Ngoài ra, có thể dùng 5 quả Cà na, sắc lấy nước đặc, dùng ngậm và nuốt dần. Hoặc lấy thịt quả, giã dập, ép lấy nước dùng uống. Bên cạnh đó, có thể phối hợp thêm rau hẹ giã nát, trộn với lòng trắng trứng, dùng đắp bên ngoài vị trí hóc xương.
14. Chữa lở sơn, dị ứng sơn
Sử dụng vỏ cây, liều lượng không cố định, cắt nhỏ, nấu nước, dùng tắm.
15. Trị chứng tràng nhạc
Dùng hạt Cà na, hạt quả Gấc và vỏ mướp đắng, liều lượng mỗi vị bằng nhau, đốt thành than, trộn đều, hòa với mỡ lợn, dùng bôi.
16. Dùng chữa đau răng, sâu răng, viêm quanh chân răng
Dùng quả Trám trắng đốt thành than, tán thành bột mịn, trộn với Xạ hương, dùng thoa vào răng đau.
Ngoài ra, có thể dùng vỏ thân cây, cạo lớp đen bên ngoài, thái mỏng, phơi khô, sắc lấy nước đặc dùng ngậm trọng khoảng 10 phút, rồi nhổ đi. Thực hiện nhiều lần trong ngày. Có thể phối thêm rễ Chanh, Rễ Cà dại, mỗi vị liều lượng bằng nhau, sắc lấy nước đặc, dùng ngậm như trên.
17. Chữa cảm nóng, cảm nắng
Sử dụng quả Trám trắng 10 g giã vụng, sắc với 800 ml nước rễ cây Sậy trong 30 phút là được. Dùng uống mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 3 ngày.
18. Chữa viêm họng, ho có đờm
Sử dụng Cà na 30 g, Cam thảo 6 g, Huyền sâm 15 g, Mạch môn 10 g, rửa sạch, hãm nước, dùng uống như trà, liên tục trong 10 ngày.
19. Chữa họng đau, nhiều đờm nhớt
Sử dụng 500 g quả Cà na tươi, đập nát, nấu với nước nhiều lần, lọc bỏ phần bã, lấy nước. Gia thêm 100 g đường cát trắng, hòa tan, lọc và cô đặc đến khi còn 250 ml. Mỗi ngày dùng uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15 ml, uống với nước đun sôi để nguội. Ngoài ra, kết hợp súc miệng với nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày.
20. Chữa viêm khí phế quản gây ho khan ít đờm, rát cổ họng
Sử dụng Cà na 20 g, Đào nhân 5 g (bóc vỏ và tâm), Bạch truật 15 g, Vừng đen 30 g, gạo tẻ 60 g. Mang Bạch truật và Cà na nấu lấy nước, dùng nước nấu cháo với gạo và các vị thuốc còn lại. Đến khi cháo nấu được thì thêm 20 g mật ong, khuấy đều. Mỗi ngày dùng ăn 1 – 2 lần, liên tục trong 7 ngày.
21. Chữa cổ họng khô, mất ngủ, khó ngủ sâu
Sử dụng 20 – 30 g quả Cà na (bỏ phần hạt) đập dập nấu nước dùng uống. Có thể gia thêm Gừng, mật ong và đường, dùng uống.
22. Chữa chứng viêm do nhiệt
Sử dụng Trám trắng tươi 5 – 6 quản, 1 cân Củ cải nấu nhừ trong vài giờ, dùng ăn.
23. Chẳng may nuốt phải đồ ngũ kim bằng đồng hoặc sắt
Người xưa thường dùng hạt Cà na sao vàng, tán nhỏ dùng uống với nước sôi. Đồ ngũ kim sẽ theo đường đại tiện được thải ra ngoài.
Lưu ý: Đây là kinh nghiệm dân gian, cần nghiên cứu thêm về tác dụng và hiệu quả.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cà Na hiệu quả
Cà Na Thái dễ trồng, dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh, lại có khả năng cho trái quanh năm. Tuy nhiên, Bạn muốn cây cho năng suất cao thì những điều kiện cần thiết như: cây giống chuẩn giống khỏe mạnh, trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt là những điều Bạn cần hết sức lưu ý.
Cây giống chuẩn: Bạn cần lựa chọn vườn ươm uy tín để mua cây giống như Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn. Tại đây, Bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng cây giống cũng như chi phí hợp lý nhất.
Kỹ thuật trồng: Giống cây này không khó trồng, nhưng cần phải trồng đúng mật độ và khoảng cách, không nên trồng quá dày hoặc quá thưa. Cây ưa ẩm nên cần được trồng ở những nơi có gần nguồn nước để giúp cây cho năng suất trái cao.
Kỹ thuật chăm sóc: Cây Cà Na Thái tuy là giống cây trồng hoang dã có sức sống cao nhưng nếu không chăm sóc tốt thì cây cũng dễ bị bệnh và kém năng suất, chất lượng trái không ngon. Vì thế, Bạn cần chăm sóc định kỳ và chú ý bón phân cho cây theo từng giai đoạn trước và sau khi thu hoạch để cây cho trái to và nhanh phục hồi.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cà Na do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cà Na là vị thuốc quý với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.
- Cây Hoa Đào – Đặc điểm, Ý nghĩa và cách chăm sóc hoa đào Tết
- Hoa lan phi điệp vàng – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan phi điệp vàng
- Hoa Đỗ Quyên – Loài hoa của sự may mắn, giàu có và nỗi nhớ quê hương
- Cây Si – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây si hiệu quả cao
- Hoa Mai Hoàng Yến – Loài hoa có đẹp có nhiều công dụng