Cá bống mũi tê giác là loài cá hiếm tại các dòng suối tại Quảng Đông – Trung Quốc. Với đặc điểm thân hình đỏ như lửa và chiếc mũi nhô lên như sừng tê giác. Môi trường sống của cá bống mũi tê giác trong thiên nhiên là những dòng thác suối chảy dồi dào oxi, có nhiều lá cây và cây thuỷ sinh, gỗ lũa . Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những đặc điểm của loại cá bống mũi tê giác và kỹ thuật chăm sóc loại cá này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Thông Tin Chung Về Cá Bống Mũi Tê Giác
Cá bóng mũi tê giác, còn được gọi là cá mũi tê giác hay cá bóng đèn (tên khoa học: Rhinogobius giurinus), là một loài cá thuộc họ Gobiidae. Dưới đây là một số đặc điểm chung của loài cá này:
Hình dáng và Kích thước
- Cá bóng mũi tê giác có thân hình thon dài, kích thước nhỏ, thường chỉ khoảng từ 4 đến 8 cm.
- Đầu cá to và hơi dẹt, với một chiếc mũi nhọn giống như tê giác, đặc điểm này giúp cá có tên gọi như vậy.
Màu sắc
- Thân cá thường có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, với các vân và đốm màu đen hoặc xám.
- Màu sắc có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống và điều kiện ánh sáng.
Vây và Vảy
- Vây lưng của cá chia làm hai phần: phần đầu có gai cứng, phần sau có tia mềm.
- Vảy cá bóng mũi tê giác nhỏ và mịn.
Phân bố và Môi trường sống
- Loài cá này phân bố rộng rãi ở các vùng nước ngọt và nước lợ ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
- Chúng thường sống ở các con sông, suối, kênh rạch, nơi có đáy cát hoặc bùn, và thường ẩn mình dưới đá hoặc thực vật thủy sinh.
Tập tính và Sinh sản
- Cá bóng mũi tê giác thường sống thành từng nhóm nhỏ.
- Chúng có tập tính săn mồi vào ban đêm, ăn các loại côn trùng nhỏ, giáp xác và các sinh vật phù du.
- Mùa sinh sản của chúng thường diễn ra vào mùa xuân và mùa hè. Cá cái đẻ trứng trên các bề mặt cứng như đá hoặc thân cây dưới nước, sau đó cá đực sẽ bảo vệ tổ trứng cho đến khi trứng nở.
Giá trị
- Loài cá này có giá trị sinh thái và kinh tế, được sử dụng làm cảnh trong các bể cá cảnh.
- Ngoài ra, chúng còn được nghiên cứu trong các dự án sinh học và môi trường do khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện sống khác nhau.
Thiết Kế Bể Nuôi Cá Bống Mũi Tê Giác
Bể không cần đòi hỏi quá rộng, nhưng cần dồi dào lượng oxi, chính vì thế cần thiết kế dòng nước chạy, bể cần trãi nàn cát sỏi, kết hợp các tảng đá mòn cho chúng bám, nên tranh trang trí thêm các nhánh gỗ lũa, các chậu sứ như chậu hoa nhỏ, để tạo môi trường lẫn tránh cho chúng.
Yêu cầu cần thay nước hàng tuần từ 30 – 50% lượng nước để cá phát triễn tốt, vì cá bống mũi tê giác trong thiên nhiên sống ở những con suối có nước chảy động liên tục.
Thức ăn: Cá bống mũi tê giác thích ăn đồ sống như trùn chỉ, atermia, lăng quăng….
Trong bể nuôi có thể bổ sung thức ăn khô dạng viên ở mức ít thôi nhé.
Tính tình: Cá bống mũi tê giác khá hiền lành nên có thể nuôi kết hợp với các loại cá thuỷ sinh, đặc biệt là các loại cá bơi ở tầng nước mặt.
Trong bể nên hoà hợp tỷ lệ cá trống mái để chúng hoạt động tích cực hơn, nếu ít quá chúng sẽ buồn và ít bơi lội.
Phân Biệt Cá Bống Mũi Tê Giác Trống Mái
Cá trống có kích thước lớn hơn cá mái, và đặc biệt màu sắc cá trống phát triễn đậm đẹp nỗi bật hơn.
Những vành biên màu xanh hơi tươi sáng sẽ xuất hiện ở cá trống ở phần vây lưng và vây đuôi.Trong khi đó cá mái ở những bộ phận vây đuôi và vây lưng thay thế bằng những vành đỏ sậm tối.
Hình thức sinh sản của cá bống mũi tê giác: Chúng đẻ trứng trên các mặt phẳng trong các hóc khe đá, cá trống có nhiệm vụ cao cả bảo vệ cho đến khi trứng nỡ.
Trong giai đoạn sinh sản cá trống trở nên hung hăn và đánh các con cá trống khác, vậy nên lưu ý chỉ ghép 1 trống cho 1 cá mái, hoặc 1 cá trống cho 2,3 cá mái.
Đến giai đoạn sinh sản thì cá mái thường chủ động tán tĩnh cá trống, và cá mái có thể tấn công cá trống nếu chú cá trống đó không chấp nhận tham gia cuộc chơi chuẩn bị hợp tác cho cá mái đẻ trứng.
Số lượng trứng khoảng 30 – 60 Trứng. Quá trình ấp trứng kéo dài từ 13 -21 ngày có thể tách cá mái nhưng tuyệt đối không được tách cá trống, vì cá trống làm nhiệm vụ chăm sóc trứng ( trừ trường hợp 1 số cá trống thiếu kinh nghiệm ăn trứng)
Để tỷ lê nỡ trứng tốt thì nên kết hợp 10 lít nước cộng với 1g muối /l, hoặc một sản phẩm chống gây bệnh có chứa malachite green và formaldehyde thêm với tỷ lệ 3 giọt mỗi 10l rất có hiệu quả.
Khi cá con nở được sau 24 – 48h có thể bắt đầu cho ăn atermia và thay nước thường xuyên hằng ngày
Thị trường mua bán: Cá bống mũi tê giác vẫn chưa có mặt ở thị trường Việt Nam.
Xem thêm: Cá bống mắt tre – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá bống mắt tre
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến loại cá bống mũi tê giác do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá bống mũi tê giác là loài cá cảnh đẹp và dễ nuôi, phù hợp với cả người mới chơi cá cảnh. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ đêm đến cho các bạn những thông tin cần thiết về loại cá bống này nhé!