Mèo Mướp, đôi khi còn được gọi là mèo vằn, không phải là một nòi mèo riêng biệt, vì thế, chúng không có đặc điểm đặc trưng nào về cá tính hay hành vi. Thay vào đó, bất kì cá thể mèo nào có bộ lông sọc vằn trên khắp cơ thể đều được coi là mèo mướp. Các đường vân có thể to hoặc mảnh, thẳng hoặc uốn lượn, và có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin về Mèo Mướp mời bạn tham khảo.
Nguồn gốc Mèo Mướp
Mèo Mướp hay còn gọi là mèo vằn. Nó là một loài mèo quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam. Mèo mướp xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu nên không ai biết rõ nó xuất hiện từ khi nào.
Thường thì mèo Mướp là loài mèo hoang, đi lang thang. Nhiều người thấy nó tội nghiệp nên đem về nhà nuôi, thuần hóa chúng thành mèo nhà.
Những hoa văn cơ bản của Mèo Mướp
Các đường vân màu trên bộ lông của chúng rất đặc biệt và có nhiều màu sắc khác nhau. Bộ lông của mèo Mướp có 4 hoa văn cơ bản
Mướp cổ điển
Mướp xám sọc cổ điển sở hữu những vằn đậm to uốn lượn mềm mại
Mướp xám sọc cổ điển sở hữu những vằn đậm to uốn lượn mềm mại như hình dạng những đám mây vậy. Đường vân lớn. Hoa văn trên lông của mèo mướp điển hình thường lớn hơn và dày hơn so với những kiểu mèo mướp khác. Những đường vân dày đó góp phần tạo nên màu lông loang lổ – nét đặc trưng của mèo mướp điển hình.
Những đường vân trên mèo mướp điển hình thường tạo thành các xoáy tròn. Ở một số cá thể mèo, các vân có thể tạo thành hình tròn.
Mướp sọc cá thu (vằn xương cá)
Mèo mướp cá thu có các sọc dọc, cong nhẹ nhàng ở hai bên của cơ thể
Mèo mướp cá thu có các sọc dọc, cong nhẹ nhàng ở hai bên của cơ thể. Các sọc này có thể liên tục hoặc bị vỡ thành các thanh và các đoạn / đốm ngắn, đặc biệt là ở sườn và dạ dày.
Ba hoặc năm đường thẳng đứng trong hình dạng ‘M’ hầu như luôn xuất hiện trên trán, cùng với các đường tối từ khóe mắt, một hoặc nhiều đường chéo qua mỗi bên má, và tất nhiên có nhiều sọc và đường ở các góc khác nhau trên cổ và vùng vai, trên sườn và xung quanh chân và đuôi, các dấu vuông góc nhiều hay ít với chiều dài của phần cơ thể..
Lông sọc vằn thanh mảnh. Đường vân trên thân mỏng, không giống với kiểu vân to dày của mèo mướp điển hình.
Sọc dọc sống lưng. Đường sọc chạy dọc theo sống lưng. Các đường vân ở hai bên thân mèo đều bắt nguồn từ đường sọc lớn chạy theo sống lưng của mèo.
Mướp muối tiêu (sọc mịn)
Lông đốm muối tiêu. Mướp lông muối tiêu không có sọc vằn trên thân nhưng lông tạo thành hoa văn đốm thể hiện bởi các chấm tròn muối tiêu.
Vết sọc đứt đoạn. Các vệt dài có các đường ngắt quãng đứt đoạn chứ không liền mạch.
Mướp đồi mồi (đốm)
Bộ lông mướp đồi mồi có những sợi đỏ xen kẽ đốm nâu hoặc sọc nâu.
Mướp xám đốm là một kiểu biến thể của lông sọc cá thu, khi mà các sọc này bị phá vỡ và tập trung lại thành đốm lớn, đốm nhỏ dọc theo vai, lưng và đùi của mèo. Có thể ở chân hoặc đuôi của chúng đốm vẫn sẽ có sọc vì chúng không vỡ ra hết.
Bộ lông mướp đồi mồi có những sợi đỏ xen kẽ đốm nâu hoặc sọc nâu.
Cả hai mô hình đốm lớn và đốm nhỏ có thể được nhìn thấy ở các loài Australian Mist, Bengal, Serengeti, Savannah, Ai Cập Mau
Đặc điểm ngoại hình của Mèo Mướp
Không phải ngẫu nhiên mà chúng được gọi là mèo vằn. Bởi chúng có bộ lông sọc vằn trên cơ thể, và chúng có nhiều màu sắc khác nhau.
Bất kì cá thể mèo nào có bộ lông sọc vằn thì đều thuộc giống mèo Mướp. Mèo Mướp thường có 2 màu cơ bản là màu xám và màu vàng.
Trên trán của những chú mèo mướp còn có hình chữ M đặc trưng do cách xếp màu lông của chúng.
Mèo mướp là những chú mèo có tuổi thọ tương đối cao, chúng có thể sống từ 20 – 25 năm nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện sống, chế độ chăm sóc.
Mèo mướp có hình dáng tương đối nhỏ nhắn, nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn – đây là yếu tố giúp chúng có thể bắt chuột tốt .
Phần mình của mèo mướp hơi dẹp và dài hơn so với chiều cao của chúng. Bốn chân thon, nhỏ, dài và vô cùng chắc khỏe. Cùng với đó là bộ móng vuốt sắc nhọn vũ khí sắc bén để leo trèo và chống lại kẻ thù.
Phần đầu nhỏ, hơi nhọn, lỗ mũi to mắt to tròn rất sáng. Đôi tai mỏng, hình tam giác luôn dựng đứng ở 2 bên của hộp sọ. Đuôi dài và hơi có xu hướng cong lên trên.
Một chú mèo mướp đực trưởng thành có cân nặng từ 3,5 – 6 kg tùy vào điều kiện nuôi, mèo mướp cái trưởng thành thì có cân nặng nhỏ hơn khoảng 3 – 4,5 cân. Một chú mèo mướp cái khi sinh sản có thể để từ 2 – 6 con mèo con.
Mèo mướp không quy định màu lông, không phân biệt màu đen, xám, trắng hay vàng chỉ cần trên người chúng có những kẻ sọc vằn giống những chú hổ thì được gọi là mèo mướp.
Lông của mèo mướp tương đối ngắn nhưng lại rất dày và mượt. Thông thường mèo mướp sẽ có màu: màu tro xám sọc đen, màu vàng cam nhạt sọc cam đậm hoặc cũng có thể là những chú mèo mướp trắng sọc đen.
Mèo mướp là giống mèo:
- Nhanh nhẹn, nhỏ nhắn
- Có bộ lông vằn, ngắn bao hết cơ thể.
- Khuôn mặt mèo Mướp nhỏ nhắn
- Hai lỗ mũi của mèo khá to
- Đôi mắt mèo Mướp thì rất tinh nhanh
- Mèo mướp có đôi tai vểnh cao
- Chân của mèo Mướp thon dài, với bộ móng sắc nhọn
Bởi những đặc điểm về ngoại hình như thế, nên mèo Mướp rất giỏi bắt chuột cho gia đình chủ của mình. Mèo Mướp có tuổi thọ trung bình khá cao, trung bình nó sống khoảng 20-25 năm.
Và nếu cho nó ăn với chế độ ăn hợp lí, yêu thương nó chân thành thì ắt nó sẽ sống lâu hơn bên cạnh bạn.
Tính cách của Mèo Mướp
Mèo mướp rất thích ngủ. Những chú mèo Mướp này cũng khá lười đấy chứ, nó ngủ suốt ngày. Nó dành thời gian rất nhiều cho việc ngủ.
Mèo Mướp rất thích tắm nắng, liếm lông. Đây là hoạt động giúp mèo Mướp hấp thụ vitamin D. Và những lúc nó chơi đùa sưởi nắng giữa sân trông rất đáng yêu đấy ạ.
Với 4 chân khỏe, bộ móng vuốt sắc nhọn, nó rất thích hợp với leo trèo, vồ chuột. Những chú mèo Mướp thường nhảy rất cao, cũng rất hay nghịch ngợm.
Vậy nên, khi nuôi những chú mèo mướp này các bạn phải khá nghiêm khắc với chúng. Các bạn phải tập cho chúng thói quen để tránh chúng làm vỡ cốc chén
Cách chăm sóc Mèo Mướp
Tắm: Thường thì những chú mèo Mướp được chủ nhân tắm 1 lần/ tuần. Vệ sinh cho nó sạch sẽ bằng xà bông tắm, để chúng thơm tho.
Và lưu ý, các bạn nên chọn những ngày nắng để tắm cho nó. Sau khi tắm gội xong các bạn cũng nên dùng khăn lau khô, sấy khô và chải chuốt cho nó trông thật đáng yêu.
Thức ăn: Mèo mướp có khẩu phần ăn khá đơn giản, không cần cầu kì lắm. Thức ăn chủ yếu của nó là: cơm, cá, thịt.
Khi mèo mướp còn nhỏ, các bạn nên bổ sung nhiều đạm cho nó. Các bạn nên chiên, rán cá để kích thích nó ăn hơn. Lưu ý, không nên cho chúng ăn quá mặn.
Nơi ở: Các bạn có thể làm cho nó một chiếc chuồng hay lồng để tạo thói quen cho chúng ở đúng nơi, tránh nó chạy nhảy lộng xộn trong nhà.
Không nên cho chúng ra ngoài khi không có sự kiểm soát của bạn. Bởi chúng rất dễ lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với mèo hoang.
Mua mèo mướp ở đâu? Giá bao nhiêu?
Mèo mướp có giá không cao trên thị trường Việt Nam, chỉ khoảng từ 200.000 – 400.000 đồng một bé. Thậm chí bạn có thể lên các group dành cho người yêu thích mèo để xin một em về nuôi. Điều kiện chỉ cần bạn quan tâm và yêu thương chú mèo là được.
Tuy không có nhiều đặc điểm nổi bật và cũng không quý hiếm như mèo Anh lông ngắn, mèo Savannah, mèo Shynx… nhưng mèo mướp vẫn rất được yêu thích bởi vẻ đáng yêu và được mệnh danh là “anh hùng diệt chuột”. Nếu bạn muốn nuôi một bé thì hãy chăm sóc mèo mướp nhà mình thật kỹ để chúng trở thành người đồng hành của mình nhé!
Lưu ý ngoại lệ
Sau khi đón những chú mèo con về nhà nuôi lúc này bạn sẽ buộc dây cố định để cho mẹ có thể làm quen với nơi ở. Đi kèm với đó bạn cũng cần phải buộc mèo cố định ở một nơi để cho chúng dễ làm quen với môi trường. Cùng với đó là dùng các bìa cát tông để xếp thành lớp lót ổ cho chúng. Sau khoảng thời gian từ 3 cho đến 5 ngày nếu như chúng ta có thể làm quen được với nơi ở mới. Bạn hãy tháo dây nút buộc cổ ra.
Kết
Trên đây là những đặc điểm cụ thể của những chú Mèo Mướp do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Nếu các bạn ưa thích mèo, thì mèo mướp là một sự lựa chọn thú vị cho bạn. Mèo Mướp rất dễ thương, nhanh nhẹn, những nhiều lúc cũng khá nghịch ngợm. Nhưng các bạn yên tâm, các bạn có thể dạy dỗ nó, để nó trở nên nghe lời hơn, đáng yêu hơn.
- Cây sen đất (sen núi) – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa sen đất
- Cây hoa tường vi – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc Hoa tường vi
- Cá chuột gấu trúc – Thông tin chung về cá chuột
- Hoa Mõm Chó – Cách trồng và chăm sóc hoa mõm chó tốt nhất
- Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao