Nếu bạn muốn hàng rào nhà mình được tô điểm bằng những chùm hoa dày đặc màu hồng tím vài lần trong năm thì cây hoa ánh hồng là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Những bông hoa hình chuông với lớp cánh mỏng, bóng, dịu dàng khoe sắc trên những bức tường thô cứng là điểm nhấn thu hút cho bất kỳ ai ngang qua. Dây ánh hồng có mùi tỏi đặc trưng còn được biết đến với khả năng đuổi rắn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại hoa này nhé!
Dây ánh hồng là gì?
Cây hoa ánh hồng thuộc loại cây leo dựa, dạng bụi được biết đến với nhiều tên gọi: cây lá tỏi, hoa lý tím, dây ánh hồng, cây lý tỏi… với tên khoa học Bignonia floribunda Hort, xuất xứ từ Mexico, thuộc họ Bignoniaceae – Đinh.
Đặc điểm hoa ánh hồng
Dây ánh hồng sống lâu năm thân cây sẽ hóa gỗ nên rất khỏe mạnh, cây cao khoảng 2-5m, rụng lá vào mùa đông. Ánh hồng có cành non vươn dài mềm mại,ở đỉnh lá kép có các dây leo tua cuốn nên có thể bám dựa tốt. Cây mọc nhiều cành nhánh. Lá ánh hồng có màu xanh bóng, dầy, cứng, mép nguyên, hình trứng hơi nhọn ở hai đầu. Đặc biệt khi vò nát lá thì có mùi tỏi.
Hoa ánh hồng mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm dày đặc 10-20 bông. Chùm hoa lại mọc ở nách lá nên khi nở rộ hoa cực kỳ sai. Đến mùa hoa trì trạt tạo thành tầng lớp như hoa giả. Mỗi bông hoa có hình chuông, rìa cánh mềm mại lượn sóng. Cánh hoa mỏng, mềm mại và bóng mượt. Hoa dễ rụng, dễ nát và có hương vị của tỏi. Cây hoa ánh hồng nở rải rác nhiều lần trong năm, đặc biệt sau mỗi đợt mưa to của mùa hè cây cực kỳ sai hoa đến nỗi che kín cả lá. Mặc dù hoa nhiều nhưng chúng ta ít thấy quả ánh hồng.
Ứng dụng cây trong trang trí hoa ánh hồng
Cây hoa ánh hồng có cành mềm, dễ uốn, dễ tạo dáng, hoa nở rộ rất lộng lẫy nên rất được ưa chuộng trồng ở nhiều không gian:
- Sắc tím lãng mạn, dịu dàng lại kết thành chùm tạo thành quần thể rộng lớn khiến ánh hồng trở thành điểm nhấn ở hàng rào. Những giàn ánh hồng vắt vẻo nhẹ nhàng trên tường biệt thự đã đốn tim biết bao người.
- Ánh hồng còn được trồng tạo thành vòm cổng xinh đẹp như tấm lòng cởi mở của chủ nhà.
- Cây còn được trồng thành các giàn hoa leo, vừa có tác dụng che nắng nóng vừa khoe sắc. Tuổi bé thơ những ai chơi đồ hàng bằng hoa lý tím sẽ nhớ mãi hương thơm và sắc tím ấy, trở thành một kỷ niệm khó phai.
- Ánh hồng được trồng bồn trước cửa nhà để cây gác dựa lên tầng trên mang không gian thiên nhiên vào nhà.
- Cây ánh hồng với chiều cao và tốc độ lớn vừa phải còn được trồng trong chậu kết hợp với các loại hoa cây cảnh khác tạo nên một chậu hoa rực rỡ, có lớp nang.
Vị tỏi đặc trưng của hoa và lá ánh hồng rất nồng, thậm chí còn đậm hơn cả mùi tỏi nên ánh hồng có khả năng xua đuổi rắn hiệu quả, khiến chúng không dám mon men đến nơi trồng cây này.
Trong Đông Y, các bộ phận trên cây hoa ánh hồng có vị ngọt, tính bình có tác dụng hiệu quả để chống rôm sảy, giải nhiệt, an thần, giảm đau lưng mệt mỏi, bổ thận bớt đi tiểu ban đêm…
Cách trồng chăm sóc hoa ánh hồng
Cây hoa ánh hồng có thân leo hóa gỗ nên rất khỏe mạnh, ít sâu bệnh, chịu khắc nghiệt rất tốt, đặc biệt cây phù hợp khí hậu nhiệt đới:
- Ánh sáng: Cây hoa ánh hồng ưa thích ánh nắng, sáng hoàn toàn. Trồng nơi cớm nắng cây phát triển chậm, ít hoa. Nên trồng cây ở nơi rộng rãi, thoáng gió để đỡ sâu bệnh, nơi có chỗ gác dựa làm điểm tựa.
Nhiệt độ: Cây hoa ánh hồng ưa thích nhiệt độ trung bình và cao, nếu rét quá cây sẽ rụng lá và chuyển sang trạng thái ngủ đông.
Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình
Đất trồng: Cây hoa ánh hồng dễ tính nên không kén đất, cây có thể sống trên nhiều loại đất, đất xấu thì cây lớn chậm và hay bị rụng lá. Đất thích hợp với ánh hồng là thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và nhiều mùn. Đất trồng ánh hồng nên chứa đất thịt.
Tưới nước: thuộc cây thân gỗ, lượng lá vừa phải nên nhu cầu nước tưới của ánh hồng cũng không nhiều, chỉ nên tưới khi thấy đất trên mặt hơi khô. Nếu trồng dưới đất vào mùa mưa không phải tưới, mùa nắng hoặc khô hanh thì tưới 1-2 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 2lit nước trở lên.
Bón phân: nếu có điều kiện thì bón phân điều độ hàng tháng cho cây. Nếu không thì bón thúc trước giai đoạn cây ra hoa.
Cây ánh hồng ra hoa ở nách lá, nên sau mỗi đợt hoa tàn cần cắt tỉa bớt cành nhánh để cây mọc thêm nhiều nhánh mới, tăng khả năng ra hoa cho đợt sau.
Nếu trồng ánh hồng vào chậu thì nên chuyển chậu 2-3 năm/lần để bổ sung dinh dưỡng và thay đổi kết cấu đất. Nhân giống ánh hồng hiệu quả bằng cách giâm cành.
Kết.
- Bạch Đồng Nữ – Đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Bạch Đồng Nữ
- Cây Bá Bệnh (Mật Nhân) – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Tôm Hùm – Nguồn gốc, đặc điểm chung, giá trị kinh tế và kỹ thuật nuôi Tôm Hùm
- Cây Hoa Ngũ Sắc – Cây trồng cảnh quan công trình tuyệt đẹp
- Cây Hương Thảo – Cây gia vị có nhiều ứng dụng thực tế