Nắng nóng gay gắt trong mùa hè làm mọi người trong gia đình bị ngạt thở, đặc biệt là nhà hướng Tây. Dùng máy điều hòa rất tốn kém lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một giải pháp tuyệt vời cho sức khỏe của gia đình bạn vừa không tốn chi phí, vừa bền vững là trồng cúc tần Ấn Độ. Cây Cúc tần Ấn Độ với sắc lá xanh mướt, phủ dày đặc, phát triển mạnh mẽ quanh năm ,không mọc rễ phụ, tạo thành một tấm mành thiên nhiên xanh mát, vừa làm mát mùa hè, ấm trong mùa đông. Hãy cùng chúng tôi tìm hểu thềm thông tin về loại cây này nhé!
Cây Cúc tần Ấn Độ là gì?
Cúc tần Ấn Độ là một cây dây leo, lâu dần hóa gỗ, xanh quanh năm và sống lâu năm. cây có độ dài khoảng 3-20m.
Cúc tần Ấn Độ hay còn gọi là cây mành trúc, dây đọi tên, cây bạc đầu là loài cây thuộc họ Cúc, có tên khoa học: Vernonia elliptica, quê hương từ đất nước Ấn Độ.
Đặc điểm cây cúc tần Ấn Độ
Khi còn non thân cây màu xanh, trên phủ lông mịn màu hơi xám, khi về già thân chuyển sang màu nâu với nhiều cành nhánh. Thân cây mềm mại, dễ uốn có thể leo cao hoặc rủ xuống.
Lá cúc tần Ấn Độ có hình trứng hơi nhọn ở đầu, mép nguyên, màu xanh đậm, dầy và khỏe mạnh. Lá cây mọc trên cuống ngắn, rất ít khi bị rụng nên trồng cây khá sạch sẽ. Trên thân cây không mọc rễ phụ nên khi leo bám không làm bẩn tường.
Không chỉ là loại cây chơi lá, cúc tần Ấn Độ cũng có hoa với những bông hoa nhỏ nhắn, kết thành chùm xinh xắn. Mỗi bông hoa có 5 cánh với tràng hoa màu hồng nhạt. Quả cúc tần hình trụ có 5 góc, màu nâu nhạt.
Lợi ích và Ứng dụng cây Cúc tần Ấn Độ
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ và khả năng thích nghi cực tốt, hình dáng đẹp, cây cúc tần Ấn Độ mang đến nét độc đáo cho không gian trang trí:
- Cúc tần Ấn Độ đặc biệt được ưa chuộng trồng từ ban công, sân thượng nhà cao tầng đổ xuống tầng dưới những dải lụa xanh mượt mà, mềm mại. Không chỉ tô điểm cho ngôi nhà thêm lãng mạn mà cây còn là cách chống nóng hiệu quả trong mùa hè, chống rét trong mùa đông với chi phí 0 đồng. Cách trồng và chăm cây lại cực kỳ đơn giản, không cần phải làm giàn, không có rễ phụ làm bẩn tường, dễ dàng tạo dáng, cắt tỉa.
- Cúc tần Ấn Độ còn được trồng từ dưới đất để cây leo bám lên trên ban công tạo cho ngôi nhà một tiểu vùng khí hậu ôn hòa, riêng biệt, không chịu nhiều tác động của thời tiết bên ngoài. Tấm mành thiên nhiên ấy như tấm chắn bảo vệ sức khỏe cho các thành viên và đem lại không gian riêng tư cần thiết.
- Cây cúc tần còn được trồng lên bờ tường dệt nên màu xanh mát mắt, vừa có tác dụng bảo vệ tường, bảo vệ ngôi nhà, vừa làm sạch không khí.
- Nếu bạn muốn có một chiếc cổng màu xanh quanh năm, dễ tạo hình theo ý muốn thì trồng cúc tần Ấn Độ là một gợi ý không tồi.
- Cây còn được trồng tạo thành giàn xanh mát che chắn trước hiên nhà, buông rủ những thân cành mềm mại.
- Ở các khu vực công cộng như khu đô thị, công viên, vườn hoa …cúc tần ấn độ mọc che chắn lên các chòi nghỉ sẽ là điểm dừng chân thú vị của du khách đến vãn cảnh, thư giãn. Những quán cà phê, nhà hàng, tiểu cảnh muốn tạo nét quyến rũ tự nhiên, giàu tính thẩm mỹ thì cúc tần Ấn Độ là một cách làm tuyệt vời.
Cúc tần ngày càng được ưa chuộng vì tính đa dụng của cây. Trong thế giới tự nhiên rộng lớn, chỉ bằng thân cành uyển chuyển, bộ lá xanh mướt cây cúc tần đã tạo được dấu ấn riêng nuột nà đầy cá tính. Và ngày càng nhiều công trình đã trồng Cúc tần Ấn Độ để sáng tạo tạo nên sức hấp dẫn riêng của mình.
Cách trồng chăm sóc Cúc tần Ấn Độ
Việc chăm sóc Cúc tần Ấn Độ quả là đơn giản bởi cây mạnh mẽ, chịu hạn, chịu nóng, chịu nóng và chịu úng tốt, càng mưa nhiều cây càng xanh mượt. Khả năng thích nghi của cúc tần quả là đáng nể!
- Ánh sáng: cây cúc tần chịu được biên độ nhiệt lớn, cây có thể trồng ở nơi ánh sáng chan hòa đến một phần bóng râm hoặc cực ít nắng.
- Nhiệt độ: Cây chịu được nóng, lạnh tốt và nhẫn đông – vẫn xanh mượt vào mùa đông và không bị rụng lá
- Độ ẩm: cúc tần Ấn Độ ưa ẩm nhưng cũng chịu được khí hậu hanh khô.
Đất trồng: Cây cúc tần không kén đất, cây sống được ở mọi loại đất chua, kiềm, khô cằn sỏi đá, nghèo dinh dưỡng, thậm chí cả đất mặn, đất phèn. Khả năng thích nghi nhanh chóng nên cây còn chịu được úng, hạn.
Tưới nước: cúc tần có thân cành, lá sum xuê nên nhu cầu nước nhiều . Muốn cây xanh tốt, lớn nhanh thì bạn tưới nước hàng ngày cho cây, nhiều nước hoặc ít nước cây vẫn sống. Mùa mưa thì không cần tưới.
Bón phân: Cúc tần cũng phàm ăn, bạn có thể bón phân cho cây hàng tháng hoặc 2-3 tháng bón/lần để sắc lá đẹp, leo cao. Nếu không cây vẫn sống được.
Thân cây leo rủ dài nên cần chỗ gác dựa hoặc có giàn để định hướng và tạo dáng đẹp.
Cách duy trì nòi giống của cúc tần cũng đơn giản và hiệu quả: Chỉ cần vùi một cành trên thân cây đang sống vào đất ẩm vài ngày sau cành đã mọc rễ mới, cắt cành đó đem trồng vào chậu là ta đã có một cây con mới khỏe mạnh.
- Hoa Vô Ưu – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa vô ưu
- Những món ăn ngon được chế biến từ tôm tích có thể bạn chưa biết?
- Mạn kinh tử – Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng mạn kinh tử
- Sò Điệp – Những công dụng và những món ăn ngon được chế biến từ sò điệp
- Cá cảnh – Những loài cá cảnh phổ biến nhất hiện nay