Cây Đại loài cây rất phổ biến ở nước ta, thường được trồng ở chùa chiền và các lăng tẩm. Không chỉ là một loài hoa cây cảnh – hoa đại còn là một vị thuốc với nhiều tác dụng hay. Mời các bạn cũng đọc bài viết để tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của loài cây này nhé.
Giới thiệu chung về cây Đại
- Tên khác: Cây hoa đại, hoa sứ, kê đản tử, miến chi tử, bông sứ, bông sứ đỏ, bông sứ trắng, hoa săm pa, bông sứ ma.
- Tên khoa học: Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey
- Họ: Trúc Đào
Đặc điểm của cây Đại
Cây thường có chiều cao trung bình từ 4 đến 5m, có nhánh to và thường có mủ trắng. Phần lá của cây thường mọc so le với phiến to, có hình bầu dục hoặc xoan thuôn, không có lông hoặc có ít lông ở mặt dưới. Phần nụ hoa có cuống dài, hoa thơm và thường có nhụy vàng, phần cánh hóa dày. Phần quả thường mọc thẳng hàng có chiều dài từ 10 đến 15 cm, hạt có cánh mỏng.
Phân bố
Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng ở sân đền chùa, công viên, vườn hoa…
Bộ phận dùng
Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh. Phần vỏ của thân, lá cây, lá tươi, nhựa cây… thường được tận dụng nhiều nhất.
Thu hái – sơ chế
Có thể thu hái nguyên liệu này vì nó ra hoa quanh năm.
Bào chế thuốc
Thông thường hay được thu hoạch khi hoa mới nở vì lúc này là lúc cây có dược tính cao nhất. Các bộ phận của cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Theo các chuyên gia thì dùng khô tốt hơn và cũng dễ bảo quản hơn.
Bảo quản
Bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Thành phần hóa học
Các chất của hoa đại thuộc nhóm alcaloid, iridoid, trong hoa của cây có chứa tinh dầu.
Các nhà khoa học còn tìm thấy trong các bộ phận khác các hợp chất như:
- Vỏ thân: có hoạt chất glucozit
- Nhựa cây có chứa axit plumeric C10H14O6
- Rễ và lá có chứa hoạt chất Plumierit
Vị thuốc hoa đại
Tính vị
Vị ngot, tính bình
Quy kinh
Kinh Phế
Tác dụng dược lý và chủ trị của hoa đại
Theo các nhà khoa học thì cây hoa đại có tá dụng hạ huyết áp, không làm giãn mạch.
Các bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh. Hoa có khả năng tiêu đờm, thanh nhiệt, trừ ho, lương huyết và trừ thấp. Còn phần nhựa mủ có khả năng sát trùng, tiêu viêm.
Cách dùng và liều lượng
Khi dùng phần vỏ thì cần cạo lớp bần, thái mỏng, rồi sao thơm rồi sắc uống. Phần hoa, lá thường dùng trong các bài thuốc đắp. Còn phần nhựa thường được dùng để bôi lên các vết thương bên ngoài da.
Tùy bộ phận cũng như công dụng mà sử dụng liều lượng khác nhau. Chẳng hạn như khi nhuận tràng thì dùng từ 3 đến 6g, để xổ thì dùng từ 8 đến 16g và phần hoa thì nên dùng từ 12 đến 20g.
Độc tính
Đây là cây có độc tính nên cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng. Đó là:
Phần nhựa của cây đại có độc nên khi dùng không được nuốt.
Phần vỏ và rễ của cây đại cũng hơi độc nên cần chú ý về liều lượng, không nên sử dụng quá nhiều.
Bài thuốc sử dụng cây đại
Người bệnh có thể sử dụng cây đại trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc chữa táo bón, giúp nhuận tràng
- Chuẩn bị: 4 đến 5g vỏ cây đại
- Lấy nguyên liệu đem thái mỏng rồi sắc với 200ml nước.
- Chia ra dùng 3 lần trong ngày.
Ngoài ra có thể dùng theo cách khác như sau:
- Chuẩn bị: 50g vỏ cây đại và 50g cám gạo.
- Lấy hỗn hợp nguyên liệu đem đi sao vàng, tán nhỏ rồi sau đó rây thành bột mịn.
- Trộn với hồ tạo thành viên nhỏ khoảng 0.5g.
- Mỗi ngày dùng khoảng 15 viên, uống với nước sôi để nguội.
Bài thuốc chữa đau răng
- Lấy khoảng 12 đến 20g vỏ rễ ngâm trong 200ml rượu khoảng 30 phút là dùng được.
- Dùng ngậm 2 lần mỗi ngày rồi nhả ra, tuyệt đối không được nuốt.
Dùng để chữa viêm tấy, lở loét tay chân
Dùng nhựa của cây đại bôi lên vùng da bị tổn thương cho đến khi lành bệnh.
Bài thuốc chữa sai khớp, bong gân, mụn nhọt
- Dùng một nắm lá đại rửa sạch rồi giã nát.
- Đắp lên vùng bị đau nhức và tổn thương.
Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống lưng
Với bài thuốc này, bạn tiến hành với các bước như sau:
- Dùng 1 nắm lá cây đại rửa sạch.
- Bỏ vào cối giã cùng 1 chút muối.
- Lấy 1 lá đại khác hơ nóng.
- Đắp phần bã thuốc đã giã lên vùng bị đau nhất rồi lấy lá đã hơ nóng đắp trùm lên.
- Dùng vải cố định lại.
- Mỗi ngày áp dụng từ 1 đến 3 lần cho đến khi lành bệnh.
Bài thuốc giúp an thần, giảm huyết áp
- Chuẩn bị nguyên liệu: 100g hoa đại khô, 50g hoa cúc vàng khô, 50g hoa hòe và 50g hạt huyết minh.
- Dùng tất cả nguyên liệu đã sao vàng, tán thành bột là chia thành nhiều gói, mỗi gói 10g.
- Mỗi ngày dùng 1 đến 2g pha như nước chè và uống hết trong ngày.
Trong dân gian có thể còn lưu truyền các bài thuốc chữa bệnh bằng lá đại khác, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng thử.
Kiêng kị khi sử dụng cây đại
Không nên sử dụng cây đại trong các trường hợp sau:
- Không dùng cho bệnh nhân đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em…
- Không dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thảo dược hoặc bất cứ thành phần nào của cây đại.
- Cây có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi dùng. Kể cả đó là thuốc kê toa, không kê toa, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng.
Cách trồng và chăm sóc Cây Đại
Đất trồng cây hoa đại là đất thịt hay đất cát đều được, bạn hãy đào hố và nhẹ nhàng đặt cây con xuống đó, hố cần phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu là đất phèn thì nhớ bổ sung thêm ít phân lân và vôi vào.
Trồng cây xong cần tưới nước đủ ẩm để cây bén rễ ra đất, nếu như trồng trong chậu thì nhớ để ý đến tốc độ phát triển của cây để thay chậu cho phù hợp, cây hoa đại bạn cũng có thể uốn tạo dáng bonsai theo như sở thích của mình nhé.
Vì cây hoa đại ưa sáng vì thế nên trồng cây ở nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng, cây có khả năng chịu hạn tốt nhưng nếu trồng ở nơi ngập úng lâu ngày sẽ khiến cây bị chết. Nên lưu ý lượng nước cung cấp cho cây sao cho vừa đủ thôi, không tưới quá nhiều, với những ngày trời mưa cần nhanh chóng thoát nước cho cây.
Ta cũng không cần chăm bón phân quá nhiều cho cây hoa đại, bởi cây có khả năng thích nghi được trên vùng đất khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng.
Cây rất ít khi bị sâu bệnh nhưng không phải là không có, một số loại sâu bệnh thường gặp là rầy và sâu ăn lá.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Đại do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Đại là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.