Hiện nay, cá dọn bể được nuôi nhiều để làm sạch môi trường sống trong bể thuỷ sinh. Có thể nói, cá dọn bể giống như những máy lọc nước sống. Để hiểu rỏ hơn về loài cá này, BaoKhuyenNong mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc của cá dọn bể
Được xếp vào loại cá cảnh, cá dọn bể được nhập về Việt Nam vốn có nguồn gốc từ Hong Kong hoặc Singapore. Chúng vốn được trưng bày với mục đích làm đẹp dành cho những người có niềm đam mê với cá kiểng.
Nhưng vì bản năng có thể ăn được tạp chất, giữ gìn cảnh quan trong lành nên người ta dùng chức năng cá dọn bể để đặt tên. Cũng chính chức năng tiện lợi này của cá dọn bể khi còn sống khiến nhiều chuyên gia quan ngại rằng môi trường sinh thái sẽ bị ô nhiễm khi chúng chết đi, quá trình phân hủy liệu có gây nhiễm bẩn môi trường?
Đây là giống cá dễ thích nghi với môi trường sống, thả chúng ở bất cứ khu vực thủy sinh nào cũng có thể sinh sống và phát triển tốt. Sự sinh sôi của loài cá này bên cạnh những lợi ích cũng gây ra không ít hiện tượng tiêu cực.Vậy nên, người nuôi cần phải nghĩ ra biện pháp ngăn chặn tránh việc mất cân bằng sinh thái.
Chúng thường tiếp cận những loài cá khác hút nhớt làm thức ăn. Nếu là giống cá sức sống yếu, khả năng thích nghi kém sẽ rất dễ chết.
Đặc điểm sinh sản của cá dọn bể
Khi mang thai hay sinh sản quá trình này đều rất nhanh dẫn đến số lượng loài ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú. Vấn đề này không diễn ra theo định kì vào đúng mùa như những giống cá khác, chúng có thể sinh sản quanh năm.
Tỷ lệ sống của cá con chiếm phần lớn (khoảng 70%) thậm chí vẫn có thể tồn tại 1 tháng mà không cần cung cấp nguồn thức ăn.
Các loại cá dọn bể thường gặp
Mở rộng vấn đề hơn 1 chút, dựa vào đặc điểm kiếm ăn của từng loại cá ta có thể phân thành 3 cấp độ: cá ăn bề mặt, cá ăn tầng giữa, và cá ăn tầng đáy.
Đối với những loại cá ăn tầng mặt chúng giúp mặt nước lúc nào cũng sạch sẽ không bị đóng ván cặn bã. Tầng giữa giúp những bộ phận hư hỏng của cây, thủy sinh được xử lý gọn gàng.
Cuối cùng là tầng đáy dọn nốt phần thức ăn thừa còn sót lại rơi xuống dưới đáy. Như vậy, cá lau chùi kiếng ăn gì là tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng loại nhưng điểm chung là tạp chất và cặn bã.
Dưới đây là 1 số loài cá dọn bể quen thuộc được nhiều người nuôi cá cảnh ưa chuộng nhất.
Cá bảy màu
Tên khoa học của cá bảy màu là Poecilia reticulata. Phân theo cấp độ, đây là loài cá sống tại vùng nước mặt và tầng nước giữa.
Bằng màu sắc sặc sỡ trên cơ thể của mình, cá bảy màu được nhiều người yêu thích bởi kích thước nhỏ nhắn, tính tiện dụng và khả năng xử lý chất thải cực kỳ tốt.
Sở hữu những chú cá bảy màu trong hồ thủy sinh không chỉ góp phần làm tăng vẻ đẹp mà còn khiến mặt nước luôn sạch sẽ. Đối với những hồ nước không trang bị hệ thống lọc nước thì cá bảy màu như 1 vị cứu tinh màu nhiệm, hữu ích.
Dù thân hình nhỏ nhắn, tuy nhiên đây là giống cá có sức khỏe rất ổn, thích nghi được với nhiều môi trường thủy sinh. Điểm đặc biệt nhất ấn tượng ở cá bảy màu chính là chiếc đuôi xòe bắt mắt xứng đáng trở thành gương mặt đại diện cho cả hồ.
Cá bống dọn bể
Cá bống dọn bể chọn nguồn thức ăn của mình là những tạp chất của thân cây, rêu, rong… Vì thế, chúng chuyên sống ở tầng giữa như 1 đặc điểm riêng biệt dành để nhận biết. Đôi khi, tầng giữa của bể không cung cấp đủ thực phẩm cá bống sẽ di chuyển tới 2 tầng còn lại để cạnh tranh thức ăn.
Kích thước của cá bống to hơn những chú cá bảy màu, vậy lượng thức ăn cần cũng nhiều hơn. Chúng còn hút cả nhớt trên cơ thể của những chú cá khác ảnh hưởng tới nguy cơ sức khỏe cho những loài ở cùng. Để hạn chế nhược điểm này bạn chỉ nên nuôi cá bống với số lượng vừa phải, đủ khả năng làm sạch bể.
Tính tình của cá bống khá nhút nhát, nếu nguồn thức ăn vừa đủ chúng sẽ chung sống rất hòa đồng. Đây cũng là loài cá có màu sắc tươi sáng, cá lau kiếng vàng thuộc loại này là loài được ưa chuộng nhất.
Tuy không được sặc sỡ như những chú cá bảy màu nhưng nhiều người thích sự đơn sắc vẫn yêu thích và trưng bày chúng trên bệ cá cảnh 1 cách hài hòa.
Không sinh sản trong môi trường nhân tạo, chủ yếu cá bống phát triển theo hướng tự nhiên.
Cá chuột dọn bể
Tên gọi cá chuột xuất phát từ ngoại hình hóm hĩnh của loài cá này. Chúng trông như 1 hình thoi thuôn dài không có góc cạnh nhọn. Phần râu ngộ nghĩnh cùng màu sắc sặc sỡ làm thành vẻ đẹp rất riêng khiến nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Do là giống cá sống ở tầng cuối, nơi mà nguồn thức ăn ít nhất. Bởi hầu hết những “thực phẩm” ăn được đều đa phần đã bị triệt tiêu ở 2 tầng trước đó.
Vì thế, cá chuột chọn cách hút nhớt của những chú cá lân cận làm “no bụng”. Để tránh gây hại với các loài cá lân cận bạn nên lưu ý nuôi chúng dưới số lượng vừa đủ.
Cá chuột có nhiều màu, chủ yếu sọc vằng là phổ biến và đa dạng nhất. Ở phần bụng của những con cá chuột dọn bể thường mang 2 màu trắng hoặc xám óng ánh.
Các bộ phận còn lại như thân, vây, mang… mang các họa tiết khác. Thường thì họa tiết dễ gặp nhất là lốm đốm ở đuôi và sọc đen dài ở mang trên lưng.
Bên cạnh đó thì cũng không thiếu những con có vây trong suốt không vướng chút vệt sọc nào.
Cá tỳ bà lau kính
Cá tỳ bà thường có thể được xem như là một trong những giống cá lau kiếng khổng lồ. Bởi kích thước tương đối lớn nổi bật có thể lên đến 2- 3 kg. Thuộc giống sinh trưởng và phát triển nhanh khu vực ngoài tự nhiên, môi trường sông nước là nơi mà loài cá này ưa chuộng nhất.
Tất nhiên, nếu đặt dưới hồ hoặc bể kính nuôi làm kiểng thì cá tỳ bà vẫn có thể thích nghi được tốt mà hoàn toàn không có bất cứ vấn đề gì.
Thuộc giống ăn tạp, cá tỳ bà có thể ăn được bất cứ thứ gì thừa thải hay thậm chí hút cả nhờn của những con cá khác trong hồ để làm nguồn thức ăn.
Đôi khi chúng lấn áp các sinh vật bản địa đến mức nếu loài nào có khả năng thích nghi kém sẽ chết, và chính tỳ bà là nguyên nhân của sự mất cân bằng sinh thái ấy.
Ngoài ra, tỳ bà còn có 1 loại khác cùng giống với tên gọi cá tỳ bà bướm. So với cá tỳ bà thì giống này có hình dáng bắt mắt hơn và nét tương đồng gần giống cá Sam thường bám sát trên mặt kính trên bể để lau dọn.
Nếu được thuần dưỡng trong hồ thì tỳ bà bướm sẽ bám vào lá cây, rêu, các lớp đá… Ở những nơi nước càng chảy mạnh và siếc thì tỳ bà bướm càng phát triển tốt.
Cá dọn bể ngựa vằn
Cá dọn bể ngựa vằn được biết với tên khoa học là Zebra Pleco. Loài cá lau kiếng nhỏ này có kích thước tối đa chưa tới 9cm. Zebra Pleco trên thị trường không phổ biến như những loài cá lau kiếng kiểng khác, chỉ những ai thuộc dân chuyên nghiệp mới tìm mua và săn chúng làm cảnh.
Cách nuôi cá dọn bể
Để có thể nuôi một chú cá dọn bể thực sự khỏe mạnh, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
Cá dọn bể ăn gì?
Với thân hình nhỏ bé của mình nguồn thức ăn của cá dọn bể có thể đa dạng nhiều món từ những vi sinh vật cho đến các loài rong bể, tảo bám trên bề mặt các lớp đá, thân cây…
Xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ, loài cá nước ngọt này sống chủ yếu dưới tận đáy của những thủy vực nước ngọt hoặc nước lợ.
Với thân hình nhỏ bé của mình nguồn thức ăn của cá dọn bể có thể đa dạng nhiều món. Từ những vi sinh vật cho đến các loài rong bể, tảo bám trên bề mặt các lớp đá, thân cây…
Thuộc lòai động vật ăn tạp nên hiếm khi cá dọn bể cạnh tranh thức ăn với những loài cá khác trong cùng môi trường thủy sinh.
Bệnh thường gặp ở cá dọn vệ sinh
Cũng như những loài cá cảnh khác, cá dọn bể sẽ rất dễ mắc phải các bệnh về da như: Bệnh đốm trắng, lở loét, rận cá,…. Nếu môi trường bể nuôi không được vệ sinh thực sự sạch sẽ.
Ngoài ra, việc chế độ ăn uống không hợp vệ sinh cũng có thể khiến cá mắc phải một số bệnh về đường ruột như: Sình bụng, đi ngoài phân trắng,…
Nếu không được điều trị kịp thời, có thể khiến cá tử vong
Vì vậy, bạn luôn phải lau chùi bể cá sạch sẽ, có một chế độ ăn uống hợp vệ sinh. Thay nước định kỳ 1 tuần/lần
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở cá, bạn nên tới những trung tâm nuôi cá cảnh uy tín để được tư vấn cũng như mua thuốc điều trị.
Bể nuôi cá dọn hồ
Cá dọn bể là loài có thể sống trong rất nhiều điều kiện khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể nuôi chúng ở các bể cá thông thường, cùng với nhiều loài cá khác. Tuy nhiên, vì là loài ăn thực vật, mút nhớt ở đáy bể, vì vậy trong bể nuôi cá dọn hồ, bạn không nên trông các loại rong rêu, cây cảnh.
Vì thế, bạn có thể trang trí bể bằng các loại gỗ, đá để làm nơi trú ẩn cho cá.
Công dụng của cá dọn bể đối với sức khỏe con người
Một số nguồn tin cho rằng cá lau kiếng chính là một trong những liều thuốc quan trọng có thể chữa trị được dứt điểm căn bệnh tiểu đường quái ác. Thực hư chuyện này đã nhận được câu trả lời chính xác từ bác sĩ chuyên khoa.
Tiểu đường xuất hiện khi khi tình trạng insulin trong cơ thể không sản xuất được hoặc số lượng insulin sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể. Tiểu đường không phân biệt lứa tuổi, chúng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng vào bất kỳ giai đoạn nào.
Trước đây, người cao tuổi có xu hướng mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay giới trẻ chính là đối tượng số 1 của căn bệnh này.
Nguyên nhân do lười vận động, ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt… khiến béo phì và stress là vùng đất màu mỡ cho tiểu đường phát triển.
Ngoài việc làm cảnh thì hiện nay có những tin đồn cá lau kiếng có thể chữa trị được bệnh tiểu đường. Thế nhưng đây chỉ là thông tin mang tính chất truyền miệng chứ chưa hề có thông tin xác thực.
Rất có thể việc tung tin đồn của những gian thương chỉ nhằm đẩy nhanh tốc độ mua bán cá kiểng phục vụ nhu cầu lợi nhuận cá nhân của họ.
Vì thế, bạn cần nên xem xét và cân nhắc kĩ. Việc điều trị bệnh tiểu đường không thể lệ thuộc vào bài thuốc vô căn cứ ở trên mà cần phải có những góp ý chuyên môn đến từ bác sĩ.
Về cơ bản để có thể kiểm soát tốt tình trạng này, người bệnh cần phải:
- Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Không ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, lượng glucozo quá mức.
- Thường xuyên tập thể dục vận động cơ thể mỗi ngày.
- Giữ tâm lý luôn thoải mái, không để bản thân rơi vào tình trạng stress.
- Tái khám sức khỏe thường xuyên, dùng đúng thuốc và liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Hiện nay, mặc dù chưa có biện pháp nào trị khỏi được căn bệnh này. Vây nên, câu chuyện cá lau kiếng có thể thể chữa khỏi là điều hoàn toàn vô căn cứ.
Cá dọn bể có ăn được không? Nấu món gì ngon?
Ngoài ra để giải đáp thắc mắc, một số người vẫn thường hỏi rằng Liệu cá lau kiếng có ăn được không? Câu trả lời là có và món cá lau kiếng nướng lại còn là mồi nhậu quen thuộc, ưa thích của những ai sành ăn. Những nghệ nhân sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long là chuyên gia sáng tạo các món ăn độc đáo, mới lạ.
Từ cá lau kiếng hầm sả cho đến kho, chiên, hấp nước dừa… đều mang hương vị “tuyệt cú”. Cách làm sạch loài cá này cũng tương tự như những giống cá thông thường khác, sau khi bỏ hết phần nhớt, vây.
Vây cũng như nội tạng không dùng được thì người chế biến đã có thể tiến hành thực hiện món ăn ưa thích. Để gợi ý cho bạn đọc, dưới đây là 1 số món ngon được chế biến từ cá lau kiếng được ưa chuộng mà bạn có thể tham khảo.
Cá lau kiếng hấp nước dừa
Nguyên liệu: cá lau kính, gia vị, đu đủ, chanh, sả, ớt và tất nhiên sự hiện diện không thể thiếu đó là nước dừa.
Cách chế biến:
- Đầu tiên, bạn đổ nước dừa vào nồi, bắt lên bếp kèm với sả đã được đập dập.
- Khi nước sôi ở mức độ nhiều lúc này bắt đầu nêm nếm và cho cá cùng với đu đủ vào sau.
- Bấy giờ chỉ cần đợi cá chín thì đã có thể vớt ra đĩa và bắt đầu thưởng thức
Cá lau kiếng nướng
Nguyên liệu: cá lau kiếng, gia vị cần thiết
Cách chế biến:
- Để chế biến món này thì bạn chỉ cần làm sạch cá, loại bỏ phần ruột.
- Dùng than củi hoặc rơm nướng trực tiếp trên lửa để đẩy nhanh quá trình chín.
- Khi cá chín thì bạn chỉ cần loại bỏ phần da bên ngoài là đã có thể ăn được.
- Ở món này đòi hỏi người chế biến cần phải khéo tay để cá có thể chín đều đồng thời không bị cháy.
Cá lau kiếng hấp xả
Nguyên liệu: Cá lau kiếng, sả, ớt, các loại gia vị cần thiết.
Cách chế biến:
- Trước tiên, bạn rửa sạch cá bằng nước sôi, lọc phần da cứng, ruột, cạo bỏ lớp da đầu của cá.
- Tiếp theo, bạn đập sả, thái nhỏ rồi trộn cùng ớt quả.
- Đổ 1 nửa số sả, ớt vào một chiếc đĩa hình bầu dục rồi đặt cá lên, sau đó đổ nốt 1 nửa còn lại lên mình cá.
- Để đĩa cá vào nồi cách thủy, thêm gia vi (hạt tiêu, bột nêm, muối) cho vừa miệng và hấp khoảng 15 đến 20 phút đến khi cá chín nhừ.
- Khi cá chín hẳn, bạn dùng khăn lạnh để lấy đĩa cá ra khỏi nồi và thưởng thức cùng nước mắm sả, các loại rau thơm như diếp, cải xanh,….
Lẩu cá dọn bể
Nguyên liệu: Cá chùi kính, đu đủ, chuối xanh, ớt, đậu phộng, nước cốt dừa.
Cách chế biến:
- Trước tiên, bạn rửa sạch cá dọn bể với nước sôi, lọc vỏ ruột và phần da cứng như khi hấp sả rồi cắt thành từng khúc nhỏ.
- Tiếp theo, bạn đun nước đến khi sôi hẳn thì cho đu đủ xanh thái lát, sả đập dập, nước cốt dừa cùng các gia vị như: Hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu… vào.
- Sau đó, bạn cho cá chùi kính cùng một ít đậu phộng, ớt quả thái lát để món ăn thêm đậm đà.
- Cuối cùng, bạn nồi lẩu cá ra giữa bàn ăn rồi thưởng thức kèm với bún, các loại rau thơm,…
Mua cá dọn bể ở đâu? Giá bao nhiêu?
Với những chú cá dọn bể, bạn có thể bắt gặp chúng ở rất nhiều cửa hàng cá kiểng tại hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là với các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM.
Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề như: Thân hình cá có cân đối, khỏe mạnh; làn da có xuất hiện các vết nấm, lở loét; hoặc phần bụng cá có bị phình to do mắc các bệnh tiêu hóa,…. hay không?
Đảm bảo chú cá của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không bị mắc các loại bệnh thường gặp.
- Giá thành ngoài thị trường của cá bống dọn bể dao động từ 15-20 nghìn/ đôi bống vàng và 5 – 7 nghìn /đôi bống thường.
- Giá bán trên thị trường của cá chuột dọn bể thường rơi vào khoảng 10 nghìn -15 nghìn/ cặp.
- Giá bán cá tỳ bà lau kính ngoài thị trường thường rơi vào khoảng 8 nghìn – 10 nghìn/ cặp.
Trên đây BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc tất cả thông tin về loài cá dọn bể. Loài cá có công dụng tuyệt vời trong các bể nuôi cá thủy sinh. Hy vọng bài viết này sẽ bổ ích cho các bạn đọc.