Cây tràm là một loại cây được trồng tại các tỉnh phía Nam nước ta. Đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Đối với những người lần đầu nhìn cây tràm trên thực tế khó mà phân biệt được loại cây này. VÌ thế, bài viết dưới đây các bạn sẽ có những thông tin và tìm hiểu về các loài cừ cây tràm ở nước ta hiện nay, đặc tính mỗi loại.
Cây tràm là cây gì?
Cây tràm còn được gọi với tên khác là cây khuynh diệp. Đây là một loại cây thường xanh, lâm nghiệp loại thân gỗ trung bình. Có thể đạt được chiều cao từ 15m đến 25m trong môi trường đất chuẩn. Nếu được trồng, mọc ở vùng đồi cằn cỗi thì thân cây tràm sẽ không được thẳng, vỏ bên ngoài xốp và mỏng. Cây tràm còn có tên tiếng anh là Melaleuca Cajuputi thuộc chi tràm và là một trong 10 loài chi tràm phân bố phổ biến ở các vùng nhiệt đới.
Lá tràm có chứa rất nhiều tinh dầu, chủ yếu 80 – 97% Methyl Eugenol. Áp dụng trong y dược bởi thành phần dược tính cao.
Cây tràm phân bố ở đâu?
Cây Tràm phân bố rộng rãi ở nhiều nơi với hơn 10 loại Tràm khác nhau. Sự phân bố của Tràm rải rác khắp các vùng miền Tổ Quốc nói riêng và các vùng đất khác trên thế giới. Tràm sinh sống chủ yếu ở Indonesia, Lào, Thái Lan, Bắc Australia, Ghinea, Brazil hay các tỉnh phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, Tràm phân bố nhiều ở các tỉnh phía bắc và nam, đặc biệt ở các tỉnh thành Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang hay Long An… Ngoài những rừng tràm tập trung thì còn có nhiều cây Tràm mọc hoang dại rải rác, những cây tràm này thường được người dân quy hoạch về trồng.
Ở vùng núi, địa hình cao và các chất dinh dưỡng trong đất kém thì tràm đồi là loài phát triển hơn cả. Tuy nhiên, độ cao của cây chỉ đạt dưới 3m. Khi đó Tràm sẽ chủ yếu tìm những nơi đồi núi thấp, các vùng đất cát, các dải đất nhiều ánh sáng và những vùng đất feralit. Loại tràm này phân bố hầu hết ở các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An hay Bắc Kạn. Đối ngược lại với tràm đồi là những cây tràm nước. Chúng chủ yếu sinh sống ở các vùng đất có nước nhiễm mặn, đất phù sa, đất có độ chua, nồng độ pH trong đất trong khoảng từ 3,5-5,5, do đó độ cao có thể hơn so với tràm đồi. Vùng phân bố chủ yếu là ở các tỉnh Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang hay Sóc Trăng…
Đặc điểm của cây tràm
Cây tràm là loại cây thường xanh, thân gỗ có chiều cao lên đến 25m, đường kính có thể đạt trên 0,5m. Tràm có hơn 200 loài phân bố khắp các vùng nhiệt đới. Cây tràm có tên khoa học là M. Cajuputi, tại Việt Nam cây tràm phân bố tập trung tại khu vực đồng bằng sông cửu long. Cây sinh trưởng rất tốt ở những nơi có nhiệt độ từ 31 đến 330, có lượng mưa trung bình 1.300 – 1.700mm. Tràm là loài cây lâu năm, tán thưa và rất ưa sáng. Trong vòng 3 – 4 năm có thể đạt trên 5m dài. Phân bố nhiều tại các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp,…
Thân cây có màu xám trắng, mềm, hay bong tróc vỏ.
Lá tràm mọc so le, thường không cân đối, đầu tù hoặc nhọn
Mọc tại những vùng nước ngập mặn quanh năm.
Công dụng của cây tràm
Công dụng đầu tiên phải kể đến là bảo vệ môi trường và phủ xanh rừng, cải thiện hệ sinh thái. Cây tràm là loại cây có thể tận dụng thân và lá. Lá cây chứa hàm lượng tinh dầu có dược tính cao.
Cây tràm làm cọc cừ tràm để gia cố nền đất yếu trong xây dựng. Với tính ưa nước và khả năng chịu lực tốt. Được dùng để tăng độ nén chặt của tầng đất nền, giảm hệ số rỗng,… Phương pháp này được các nhà thầu xây dựng sử dụng rất nhiều.
Cây tràm lớn hơn 10 năm tuổi được cung cấp cho các ngành sản xuất giấy, đồ mỹ nghệ. Gỗ tràm rất bền và có độ thẩm mỹ cao, giá thành lại rẻ. Đêm lại nhiều giá trị kinh tế.
Cây tràm lấy gỗ
Cây tràm lấy gỗ đa phần là các loại cây tràm bông trắng, tràm bông vàng, tràm lá rộng, tràm bông đỏ ( cây tràm liễu). Gỗ tràm có màu vàng óng rất đẹp. Độ bền và kháng côn trùng cắn phá khá tốt. Tân cây dài và thẳng rất phù hợp cho các vật dụng.
Cây tràm lấy tinh dầu
Có 2 nhóm cơ bản phù hợp để phân tích lấy tinh dầu:
Nhóm có tỷ lệ % terpinen-4-ol Tràm trà (Tea tree oil)
Nhóm có tỷ lệ % 1,8-cineole Tràm năm gân (Niaouli cineol oil).
Cây tràm năm gân và tràm trà là những loài mới được du nhập gần đây. Để triển khai phát triển ngành tinh dầu đang được nhiều nước trồng và chiết xuất tinh dầu hàng đầu.
Cây tràm dùng trong xây dựng
Cây tràm dùng trong xây dựng được gọi là cừ tràm. Đây là than gỗ của những cây tràm ta ( tràm gió) chăm sóc trong khoảng 3 – 5 năm. Những cây cừ tràm này được lựa chọn từ những cây có đường kính gốc từ 8 – 12cm, chiều dài đạt 3,5 đến 5m.
Cừ tràm là cây gỗ có khả năng tồn tại lâu năm dưới lòng đất. Khi sử dụng cây cừ tràm trong xây dựng đem lại nhiều khả năng to lớn. Nổi bật về khả năng chịu lực, giúp gia cố nền đất yếu hiệu quả. Khi sử dụng giúp giá tăng độ nén chặt, giảm hệ số rỗng.
Các loại cây tràm ở nước ta
Cây tràm lá dài
Cây tràm lá dài có danh pháp khoa học là Melaleuca quinquenervia. Vỏ xốp, tán lá xanh và cành mọc rủ xuống đất. Loại này có lá to và dài, mỏng, có chiều cao lên đến 5m. Lớp vỏ ngoài nứt thành từng mảnh. Hoa có màu trắng và rất thơm, quả thì nhỏ nhắn. Trong lá cây non có nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn cao, dùng trong điều trị hô hấp. Tràm lá dài thường được trồng ven các con kênh rạch ở miền Nam nước ta.
Cây tràm lá nhỏ
Đây cũng là một loài thuộc chi tràm. Nhưng hình dáng có phần khác đôi chút. Cao từ 0,5 – 0,6m, có lá nhỏ và nhánh lông mịn. Hoa có màu xanh lục và đỏ, quả thẳng hoặc lưỡi liềm, lông lốm đốm, ra hoa quanh năm. Cây có thể sử dụng từ thân đến ngọn vì có thành phần dược tính khá cao. Cây mọc hoang khắp các vùng núi nước ta. Có nhiều thành phần hóa học như: Indian, glucose, indoxyl,… Dùng để chữa viêm họng, băng bó gãy xương,…
Cây tràm lá rộng
Melaleuca quonthenervia – Đây là một loài rất phổ biến dọc theo các con suối và đầm lầy ven biển và được trồng rộng rãi. Chiều cao trung bình có thể đạt tới 25 mét nhưng thường là tới 12 mét trong canh tác. Vỏ cây rất dai dẳng và phát triển thành nhiều lớp. Vỏ cây có thể dễ dàng bóc ra nhiều tấm. Melaleuca là các cây trồng phổ biến trong vườn ở Australia và các khu vực nhiệt đới khác trên khắp thế giới. Được trồng nhằm hỗ trợ cải tạo hệ thống thoát nước của các khu vực ngập mặn, đầm lầy.
Các lá cừ tràm lá rộng phẳng, quy cách khoảng 70mm x 20mm với 5 gân dọc theo lá. Hoa xuất hiện dưới dạng chai ngắn, màu trắng kem và dài 50 mm. Ra vào mùa thu.
Cây tràm bông đỏ – tràm liễu
Còn có tên gọi khác là cây tràm liễu, và có tên nước ngoài là Callistemon citrinus. Đây là một loài thân gỗ cứng và dễ thích nghi. có màu đỏ rất sặc sỡ. Loại cây này có chiều cao tới 5m có tán rộng. Vỏ cây xơ và hơi cứng, màu xám, dễ bong tróc. Các bông được sắp xếp thành gai trên đầu cành tiếp tục phát triển. Ra hoa vào những tháng 12 và tháng 11 trong năm.
Tràm bông đỏ hay tràm liễu có tác dụng làm cây cạnh hoặc lấy gỗ sau nhiều năm chăm sóc.
Cây tràm bông vàng
Đây còn được biết đến là cây tràm keo, tên khoa học là Acacia Auriculiformis. Được trồng đầu tiên tại miền Nam trong năm 1960. Tại thời điểm ban đầu tràm bông vàng được trồng nhằm mục đích phủ xanh những cùng đất do chiến tranh tàn phá. Tràm bông vàng sinh trưởng rất nhanh, trong 4 – 7 năm đã có thể khai thác.Loài tràm có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thay đổi liên tục.
Những cây trưởng thành thường có đường kính trên 30cm, phần gỗ cứng, lõi có màu vàng sáng. Đây còn là loại gỗ ít có ít điểm khuyết tật, không bị biến dạng, cong vênh trong khi chế biến. Gỗ tràm bông vàng rất được ưa chuộng trong sản bàn ghế, đồ mỹ nghệ,…
Cây tràm bông trắng
Cây Tràm bông Trắng ( Tràm Hom) hay còn được gọi là cây “bách bì” (theo sách Đại Nam nhất thống chí). Thân tràm bông trắng có nhiều lớp vỏ xốp và có màu trắng xám, Có chiều cao lên đến 10 mét, đường kính gốc từ 30 – 50cm,
Cây có thể chịu được vùng nước ngập quanh năm. Hoa tạo chùm có màu trắng xóa mềm mại, mùi thơm dịu nhẹ lan khắp không gian. Quả có hình thoi, hai đầu nhọn và cứng. Lớp đất dưới rừng tràm bông trắng thuộc tầng đất than bùn. Có độ dày từ 1 – 4 mét. Tạo thành một hệ sinh thái vô cùng hấp dẫn khách du lịch. Gỗ tràm bông trắng thường dùng làm đồ mỹ nghệ và công nghiệp giấy.
Cây tràm đất
Cây tràm đất hiện chưa có nhiều thông tin xác thực về loài này nhưng theo đánh giá thực tế. Tràm đất được trồng tại các vùng núi nước ta. Có thân sần sùi và xám nâu mọc thấp dưới 3m, lớp vot hay bong tróc giống những loại cây tràm khác. Lá nhỏ là xanh xẩm, nhỏ và hơi cằn cỗi do mọc tại khu vực núi.
Cây tràm gió
Đây là loại cây có lá dùng để làm tinh dầu . Cây thân gỗ nhỏ có chiều cao đến 6m, vỏ xốp và hay bong tróc thành nhiều mảng. Tán cây hơi yếu và nhỏ cây nhỏ nên hơi rủ xuống. Lá rất giống lá tre có phiến thon, dài từ 7 – 8cm, rộng khoảng 2cm, không có lông. Bông có màu trắng và nở ở ngọn cây, quả có những nan nhỏ nằm trong đài. Lá tràm gió được chiết xuất thành tinh dầu có tên tiếng anh là Folium Melaleucae et Cajeputol. Cây tràm gió được trồng nhiều ở các vùng Thừa Thiên Huế.
Cây tràm trà
Được biết đến với tên khoa học là Melaleuca alternifolia. Xuất hiện và nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc. Cây tràm trà là bụi có chiều cao tới 2 – 30m. Các lá mọc đơn so le, có màu xanh lục sẫm. Hoa mọc dọc theo ngọn của cành cây tràm trà. Mỗi cụm hoa có các cánh hoa nhỏ. Màu hoa từ trắng sẽ chuyển tới hồng, vàng nhạt hay ánh lục. Tràm trà phát triển rất tốt ở môi trường Việt Nam.
Tràm trà được dùng như là một liều thuốc trị ho, chữa lành các vết thương. Lá tràm trà còn được dùng để chiết xuất tinh dầu tràm trà – Tea Tree. Tinh dầu này có tác dụng kháng khuẩn, trị mụn trứng cá, trị nấm, bệnh ngoài da rất hiệu quả.Loại tinh dầu này được tích hợp trong các sản phẩm ở Mỹ như: Kem đánh răng, sữa tắm, nước súc miệng,…
Cây tràm úc (tràm lai)
Trên thực tế để cây Tràm Úc có đặc tính phát triển hơn tràm ta. Chúng ta chỉ cần dựa đường kính gốc, thời gian sinh trưởng để phân biệt cừ tràm Úc. Đường kính gốc cây tràm Úc lớn hơn rất nhiều so với tràm ta. Về mặt tổng nhận xét tràm ta thường thẳng và đều thân hơn Tràm Úc. Tràm Úc có tốc độ sinh trưởng nhanh sau 3 năm là có thể thu hoạch. Còn Tràm ta phải mất từ 5 – 7 năm để thu hoạch.
Kĩ thuật trồng rừng tràm
Kỹ thuật xử lý thực bì và làm đất
Thực bì có thể chia làm 2 loại:
+ Loại 1: thành phần thảm thực vật chủ yếu là cỏ năng, cỏ ống, cỏ mồm, cỏ bàng. Những loài cỏ này thường mọc trên đất thấp, có thời gian ngập nước dài.
+ Loại 2: Thành phần chủ yếu là đưng, cây mua, tràm gió, dây chọi và một số dây leo cây bụi khác. Chúng thuờng mọc dày hoặc mọc từng đám và trên đất cao có thời gian ngập nước ngắn.
Cách phân biệt loại thực bì như trên giúp ta quyết định khâu làm đất: như đối với thực bì loại 1 thì có thể xử lý hoặc không xứ lý, nhưng đối với thực bì loại 2 thì nên xử ly trước khi làm đất. Về xử lý thực bì có 3 cách làm như sau:
Thủ công: phát dọn toàn diện cỏ dại và cây bụi, gom lại thành đống và đốt. Tiến hành đốt vào lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều. Trước khi đốt cần phải làm ranh cản lửa và đốt từ cuối hướng gió. Công việc phát dọn này nên tiến hành vào đầu mùa khô, khoảng tháng 2 – 3.
Xử lý băng cơ giới: Có thể sử dụng máy kéo có bánh lồng trục đất vào mùa nước rút khi mực nước ngập ngoài hiện trường còn khoảng 0,4 – 0,6m để nhấn chìm thực bì trong đất. Sau khi loại bỏ thực bì, các loại cỏ rác trôi nổi trên mặt nước cần phải được thu dọn và gom lại để dọc bờ bao của lô trồng rừng.
Kết hợp thủ công và cơ giới: Sau khi phát đốt thực bì, thì sử dụng máy cày để cày lật đất từ 1 – 2 lần vào tháng 4 – 5.
Làm đất: Có 2 cách làm đất, lên líp nhẹ hoặc không lên líp:
Lên líp nhẹ: tạo líp rộng 4 m, cao từ 0, 2m – 0,3m, mương rộng tối đa 1,3m, có thể lên líp bằng thủ công hoặc bằng cơ giới tùy theo điều kiện sẵn có.
Không lên líp: tận dụng mặt đất tự nhiên, nhưng phải tạo hệ thống rãnh thoát nước có độ sâu 0,5m và chiều rộng 1,5m, các rãnh mương phải cách nhau từ 10 – 15 m. Mục đích của các mương này là để rửa phèn trong đất giúp cây sinh trưởng tốt.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Mùa trồng rừng
Đối với cây con có túi bầu: Mùa trồng rừng phù hợp là tháng 5 – 6, hoặc tháng 11 – 12.
Đối với những cây rễ trần. Mùa trồng rừng thích hợp là vào đầu mùa lũ (trong tháng 6 – 7) hoặc là vào cuối mùa lũ (tháng 11 – 12). Trường hợp trồng sau mùa lũ, cần phải nhổ cây con khỏi vườn ươm và giâm cây trong nước sạch 7 – 10 ngày trước khi trồng để cây ra rễ con.
Ở những vùng không bị ảnh hưởng của mùa lũ thì thời vụ trồng rừng phù hợp nhất cho cả 2 cách trồng trên là vào đầu mùa mưa.
Mật độ trồng
Mật độ cây trồng được giới thiệu dưới đây, chỉ tính đến diện tích đông đặc, không tính đến diện tích kênh mương.
Đối với tràm ta: Mật độ 30.000 cây – 40.000 cây/ha, tương ứng với cự ly 0,7 m x 0,5 m,hoặc 0,5 m x 0,5 m
Đối với tràm Úc: Mật độ tốt nhất là 15.000 cây hoặc 20.000 cây/ha, tương ứng với cự ly 1m x 0,7m, hoặc 1m x 0,5 m.
Kỹ thuật trồng
Trước khi trồng cần phải tạo lỗ có đường kính rộng 7 – 10cm, sâu 15- 20cm (dùng nọc hay bay để tạo lỗ) đối với vùng đất mềm. Còn những vùng đất khác thì nên đào hố kích thước 20 x 20 x20 cm, trồng xong phải giậm nhẹ xung quanh hố để cây đứng và rễ cây tiếp xúc với đất.
Chăm sóc
Sau khi trồng 15 – 20 ngày, kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống < 80%, thì phải tiến hành trồng dặm.
Nếu trồng tràm để lấy gỗ thì không cần phải làm cỏ vun đất trong 2 – 3 năm đầu (do trồng dầy)
Khi rừng đã định hình (trên 3 năm), có thể phát dây leo, cây bụi, tỉa cành thấp tạo cho thân chính sinh trưởng.
Phòng chống sâu bệnh
+ Có khoảng 12 loài côn trùng gây hại chủ yếu cho cây, nhất là Xén tóc đục thân, nhóm sâu hại ngọn tràm non, sâu cuốn lá tràm. Ngoài việc trồng hỗn giao, chú ý chăm sóc để cây có sức đề kháng cao.
+ Phòng chống chuột: ngoài rừng nên phát sạch cỏ, cây bụi, những nơi trú ngụ của chuột xung quanh rừng. Nên kết hợp các biện pháp: cơ học, hoá học, sinh học để phòng chống chuột.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tràm do xuongtretruc.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hơn về cây tràm bạn nhé!
Ứng dụng gỗ Cây Tràm trong xây dựng
- Vật liệu xây dựng: Gỗ tràm được sử dụng làm vật liệu xây dựng chính trong nhiều loại công trình nhà ở. Gỗ tràm có đặc tính chắc khỏe, ít bị cong vênh hay mối mọt khi xử lý tốt, phù hợp cho việc xây dựng kết cấu nhà cửa.
- Làm ván sàn và trần nhà: Gỗ tràm thường được sử dụng để làm ván sàn và trần nhà, nhờ vào bề mặt mịn và khả năng chịu lực tốt.
- Sản xuất đồ nội thất: Ngoài việc sử dụng trong kết cấu nhà, gỗ tràm còn được dùng để sản xuất các đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, kệ sách, do có vân gỗ đẹp và dễ gia công.
- Làm khuôn và cốp pha trong xây dựng: Gỗ tràm cũng được sử dụng làm khuôn mẫu và cốp pha trong quá trình xây dựng, đặc biệt là trong việc đổ bê tông.
- Cách âm và cách nhiệt: Gỗ tràm cung cấp khả năng cách âm và cách nhiệt tự nhiên, giúp kiểm soát nhiệt độ và âm thanh bên trong nhà.
- Khả năng chống chịu thời tiết: Gỗ tràm có khả năng chịu đựng được trong điều kiện thời tiết khác nhau, nhất là trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều.
- Thân thiện với môi trường: Việc sử dụng gỗ tràm trong xây dựng là một lựa chọn thân thiện với môi trường do đây là nguồn tài nguyên có thể tái sinh.
- Tính thẩm mỹ: Gỗ tràm mang lại vẻ đẹp tự nhiên và ấm cúng cho ngôi nhà, tạo nên phong cách kiến trúc đặc trưng và hấp dẫn.
Nhờ những đặc tính và lợi ích này, gỗ tràm được coi là một lựa chọn tuyệt vời cho việc xây dựng nhà ở, đặc biệt là trong các dự án nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và tạo ra không gian sống tự nhiên, ấm cúng. khi kết hợp với nguyên vật liệu xây dựng như Tre Trúc.
Giới thiệu về Xưởng Tre Trúc
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều đơn vị thiết kế thi công, xây dựng nhà bằng Tre Trúc. Tuy nhiên, thiết kế thi công tre trúc lại là một khía cạnh khác từ nguyên vật liệu, yếu tố thẩm mỹ, kinh nghiệm, khả năng kết hợp, v.v. không phải kiến trúc sư, đơn vị nào cũng có thể thực thi được.
Xưởng Tre Trúc với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp, phân phối nguyên liệu tre trúc đến thiết kế, xây dựng nhà tre, mành tre tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, v.v. với các khu resort nghỉ dưỡng, khu du lịch nghỉ mát, homestay độc lạ, quán ăn, quán cafe sân vườn trang trí tre trúc, v.v.
Bên cạnh đó, Xưởng Tre Trúc cung cấp các sản phẩm từ tre trúc như: cây tre trúc nguyên liệu, mê bồ, cót ép, bình phong, quang gánh, lá cỏ tranh, v.v.
Thông tin liên hệ:
- XƯỞNG TRE TRÚC
- Điện thoại: 0899.009.006
- Email: xuongtretruc.com@gmail.com
- Website: xuongtretruc.com
- Địa chỉ: 66 Liên Khu 2-10, P. Bình Hưng Hoà A, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
- CN1: 22 Đường Hùng Vương, Khóm 3, Phường 7, TP. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
- CN2: Ấp 6, Xã Thanh Hòa, Huyện Bù Đốp, Tỉnh Bình Phước
- CN3: 660C1/10 Nguyễn Văn Linh, Phường Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ
- CN4: 325 Võ Văn Kiệt, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ
- CN5: 146 Trưng Nữ Vương, TP. Châu Đốc, Tỉnh An Giang
Loại đất nào phù hợp để trồng cây tràm Úc