Nói đến hoa lan, có đến hàng trăm hàng ngàn loại lan tồn tại trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên trong rất nhiều loài hoa lan hiện nay, một loài hoa lan có tên gọi là lan phi điệp tím vẫn luôn tạo ra được sự nổi bật và cuốn hút riêng, nét đặc sắc riêng này vẫn chưa bao giờ phai mờ dù đã trải qua một quãng thời gian rất lâu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về loại hoa này nhé!
Lan phi điệp tím là gì?
Lan phi điệp tím là một loài lan thuộc dòng dõi lan phi điệp, thuộc dòng lan Hoàng Thảo và có tên khoa học là Dendrobium Anosmum. Ngoài ra, loài lan phi điệp còn có thêm các tên gọi khác như: Giã Hạc, Giả Hạc. Hoa lan phi điệp là giống lan cực kỳ ưa thích miễn khí hậu nhiệt đới, cho nên loài hoa này được phân bố rộng rãi và phổ biến nhất ở khu vực các nước Đông Nam Á, phải kể đến các quốc gia trồng lan phi điệp nhiều nhất như Thái Lan, Campuchia, Lào,… và có cả Việt Nam.
Đặc điểm của lan phi điệp tím
Đặc điểm hình thái của lan phi điệp tím
Nhìn chung về cấu tạo bộ phận, lan phi điệp tím có các bộ phận và cấu tạo tương đồng với các loại khác hiện nay. Tuy nhiên đặc điểm hình thái của nó cũng mang nhiều nét riêng biệt giúp chúng ta có thể dễ dàng phân biệt nó với những loại lan khác. Cụ thể:
Thân cây phong lan phi điệp tím rất dài, có thể dài tới 2m và mọc buông thõng theo hướng xuống mặt đất, khác với việc dựng đứng như nhiều loại lan khác. Thân lan tơ sẽ to ra có kích cỡ bằng ngón tay út. Đối với những thân cây trưởng thành có thể to như ngón tay cái của người lớn. Trên thân tơ thường có các chấm tròn nhỏ màu tím, tập trung ở vùng nách lá tạo thành 1 vệt màu tím sẫm.
Lá của lan phi điệp tím thường mọc so le và rất mong nước. Mỗi lá có chiều dài từ 7-12cm và chiều rộng từ 4-7cm. Lá của mỗi loại lan phi điệp sẽ khác nhau tùy thuộc vào xuất xứ và điều kiện sinh sống của từng loại, có những loại lan có lá tròn, nhưng có loại thì lá lại thon dài. Trên lá của lan phi điệp cũng có các chấm tím như thân của nó.
Khi cây hoa rụng lá để chờ ra hoa, thân cây sẽ chuyển sang màu trắng xám và loang lổ các đốm đen như bị mốc.
Thân già sẽ trở nên khô và teo nhỏ lại, chuyển sang màu nâu tím hoặc màu vàng rơm và khá bóng.
Hoa: hoa lan phi điệp tím thường mọc trên các đốt của thân cây theo ½ thân ở vị trí ngọn cây. Mỗi bông lan phi điệp tím có đường kính từ 6-10cm, khá đều nhau. Vẫn có những bông to bông nhỏ nhưng khá ít gặp.
Hoa có màu trắng pha tím và tỏa ra mùi hương dịu nhẹ, đặc trưng, bay xa, tạo ra cảm giác dễ chịu khi ngửi.
Một số đặc điểm tạo ra sự đa dạng hình thái cho lan phi điệp tím là tùy vùng miền mà dáng hoa sẽ khác nhau, độ đậm nhạt màu sắc, hình dáng môi hoa, độ bay của cánh hoa,… cũng khác nhau. Trong đó phổ biến nhất vẫn là hoa lan cánh trắng phớt tím.
Đặc điểm sinh trưởng của lan phi điệp tím
Lan phi điệp tím sinh trưởng và phát triển theo từng mùa và nó cần có mùa nghỉ. Thường lan sẽ nảy mầm vào mùa hè – thu, nghỉ vào mùa đông. Đến cuối mùa thu – đầu mùa đông, thân cây bắt đầu thắt gọn và lá vàng dần đi, rụng từ từ. Cho đến nửa cuối tháng 3 dương lịch, trời ấm dần lên thì cây lan sẽ nảy các mầm non từ gốc của nó.
Hoa lan phi điệp tím nở rộ vào thời khắc cuối mùa xuân – đầu mùa hè (thường rơi vào tháng tư đến tháng 6 dương lịch). Khi hoa nở có thể giữ được độ bền từ 15-20 ngày trong điều kiện ráo nước và hạn chế ánh sáng mặt trời.
Ý nghĩa của hoa lan phi điệp tím
Hoa lan phi điệp tím được xem là biểu tượng của sự tôn trọng, ngưỡng mộ, phẩm giá và sự sang trọng mang phẩm chất hoàng gia. Loài hoa này thường xuất hiện trong những giàn hoa của các gia đình hiện nay, như một loài cây mang giá trị tinh thần sâu sắc, giải trí hiệu quả cho những người nhàn rỗi.
Và cũng chính vì mang ý nghĩa đó, loài hoa này thường được làm quà tặng cho đối tác trong công việc, tặng cho bạn bè và những người xung quanh.
Ngoài ra cũng có một số người ưa thích sử dụng loài hoa này để trang trí nhà cửa, các buổi tiệc thêm sang trọng hơn.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để áp dụng loài hoa này vào các vị thuốc đặc trị bệnh tật ở con người. Song song với đó hương hoa lan phi điệp tím rất được ưa thích khi sử dụng làm nước hoa, mỹ phẩm cho chị em phụ nữ.
Cách trồng và chăm sóc lan phi điệp tím
Cách trồng và chăm sóc lan phi điệp tím khá đơn giản. Đây là một loài hoa có khả năng chịu nắng tốt, ra hoa đẹp và đều nhau. Vì mùa đông là mùa lan phi điệp tím nghỉ nên hãy gieo trồng vào mùa xuân để mùa hè lan kịp phát triển – mùa thu sẽ ra hoa.
Để lan phi điệp tím phát triển tốt, người trồng và chăm sóc cần chú trọng vào những nhân tố sau đây:
Ánh sáng: phi điệp tím tiếp nhận ánh sáng rất tốt, vì vậy bạn có thể trồng phi điệp tím ở những nơi nhiều nắng. Tuy nhiên không nên để lan tiếp xúc trực tiếp với mặt trời vì sẽ dễ bị mất nước. Vì vậy nên bố trí lưới che ở khu vực trồng.
Độ ẩm: Cần cung cấp độ ẩm thường xuyên cho lan trong giai đoạn phát triển thân non. Nên đặt cây ở khu vực thoáng mát, không quá ẩm hoặc quá hanh khô.
Tưới nước: Tưới đủ nước cho cây lan phi điệp từ 1-2 lần mỗi ngày trong mùa hè và mùa thu. Đến mùa đông thì cần tưới ngắt quãng từ 7-10 ngày/lần để cây hoa rụng lá. Đến mùa xuân thì bắt đầu tưới nước đều đặn trở lại.
Bón phân: nên bón định kỳ 1 tuần/lần bằng phân bón NPK 15-20-25.
Phòng trừ sâu bệnh: bằng cách đặt chậu lan ở khu vực thông thoáng có gió mát mẻ. Nếu như phát hiện cây bị nấm và sâu bệnh có thể cắt bỏ luôn phần đó. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc Ridomil Gold, Physan, Mancozeb,… theo tần suất định kỳ 1 tháng/lần để ngăn ngừa và phòng trừ các bệnh ở cây lan phi điệp tím.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa lan phi điệp tím. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!