Hoa hồng cổ Hải Phòng là một trong những giống hoa hồng cổ của Việt Nam. Cây cũng thuộc dạng hồng bán leo có khả năng leo cao lên tới 5m. Hoa hồng cổ Hải Phòng được sử dụng làm hoa trang trí ban công, hoa leo hàng rào hay cả hoa leo cho cổng vào. Đặc biệt hoa hồng cổ Hải Phòng phù hợp với mọi khu vực ở Việt Nam, cây sống khỏe, phát triển nhanh sai hoa rực rỡ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại hoa này nhé!
Hoa hồng cổ Hải Phòng là gì?
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng còn có nhiều tên gọi khác nhau như hồng nhung đỏ, hồng leo Hải Phòng, hồng leo đỏ Hải Phòng, hồng leo Pháp.
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng là một giống hoa hồng leo cánh kép, màu đỏ nhung, cỡ bông lớn, lâu tàn, sinh trưởng rất mạnh mẽ. Giống hoa hồng leo này phù hợp với cả trồng chậu để leo lan can ban công hay hạ thổ dưới sân vườn leo trên vòm cổng, giàn leo đều rất đẹp.
Nằm trong nhóm hoa hồng cổ của Việt Nam, trước kia phân bố chủ yếu ở tỉnh Hải Phòng (có lẽ do đó mà nó có tên là hoa hồng leo cổ Hải Phòng). Ngày nay, nó đã được nhân giống và trồng rộng khắp trên 63 tỉnh thành của nước ta.
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng được ví như một nữ hoàng khoác trên mình chiếc áo choàng đỏ rực rỡ sang trọng, quý phái và đầy quyền lực. Giống hoa hồng leo này được đánh giá chẳng phải là nắng mà vẫn cứ chóng chang đó thôi. Cách xếp cánh của hoa hồng leo đỏ Hải Phòng vô cùng tuyệt đẹp, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Rìa ngoài cánh hoa là những đường lượn sóng mang tính đậm chất nghệ thuật.
Nguồn gốc hoa hồng cổ Hải Phòng
Hoa hồng cổ Hải Phòng có nguồn gốc từ Pháp, được du nhập vào Việt Nam vào thế kỷ 19, nên còn gọi là hoa hồng Pháp Hải Phòng.
Hồng cổ Hải Phòng được xếp vào loại hồng leo cổ điển, giống thuần, không phải giống chiết, ghép nên không bị thái hoa hay đột biến gì.
Hồng cổ Hải Phòng rất phù hợp với khí hậu Việt Nam, nên được phân bố rộng khắp các tỉnh thành.
Đặc điểm của hoa hồng Hải Phòng
Đặc điểm nổi bật của hoa hồng cổ Hải Phòng
Cây có thân mền, cành vươn dài nên thường được trồng leo. Cây có tốc đôh phát triển mạnh mẽ, chiều cao cây trung bình khoảng từ 1-1,5m. Lá hồng có hình bầu dục hơi thuôn ở đầu, viền lá có răng cưa ngắn, cây cho lá xanh quanh năm. Hoa hồng cổ hải phòng có màu đỏ nhung thắm đượm, những lớp cánh xếp dầy xen kẽ nhau từ tâm ra đến ngoài tạo nên một vẻ đẹp duyên dáng, xinh đẹp. Hình dáng bông hoa mang nét cổ điển sang trọng, những cánh hoa e ấp dần dần mở ra theo thời gian.
Mỗi bông hoa khi nở to đường kính bông hoa khoảng 7cm và được tạo nên bởi rất nhiều những cánh hoa lớn nhỏ khác nhau, số lượng cánh hoa có khi lên tới 40 cánh. Khi hoa nở nhìn bông hoa thật đã mắt phải không nào. Một điểm đáng khen nhất của loại hoa này có lẽ chính là hương thơm của nó. Hoa có mùi hương đậm đà, ngây ngất thu hút người khác ngay từ lần đầu tiên. Hoa thường mọc đơn từ đầu cành và ở những nách lá chính vì thế mà cây rất sai hoa.
Đặc điểm hình dáng hoa hồng cổ Hải Phòng
- Thuộc loài thân mềm, chiều cao trung bình khoảng 2m, có cành vươn dài phát triển rất mạnh nên thường được trồng thành giàn leo.
- Lá có nhỏ có hình bầu dục hơi thuôn về phía cuống lá, có gân nổi rõ, viền lá có răng cưa ngắn.
- Hoa có kích thước lớn, có đường kính khoảng 7cm, thường có màu đỏ nhung đặc trưng, được tạo nên bởi hơn 40 cánh hoa lớn nhỏ khác nhau xếp xen kẽ với nhau. Hoa mọc đơn, thưởng nở ở đầu cành hoặc những nách lá, nên rất sai hoa.
- Hoa có mùi hương đậm đà, dễ chịu dễ dàng rất cuốn hút làm mê đắm lòng người.
Đặc điểm phát triển hoa hồng cổ Hải Phòng
- Hoa hồng cổ Hải Phòng rất dễ thích nghi với mọi điều kiện môi trường, khí hậu khác nhau nên rất dễ trồng và chăm sóc.
- Hoa lâu tàn, thời gian hoa có thể duy trì trên cây lên tới 30 ngày. Điều đặc biệt của loài hoa này so với những loại hoa hồng khác chính là khi hoa tàn chúng không hề rụng hẳn xuống đất, mà héo dần rồi khô luôn trên cây.
Không những thế, hoa hồng cổ Hải Phòng còn rất lâu tàn nhé, không tính thời gian mà cây ra nụ, tính từ khi chớm nở đến khi hoa tàn có khi lên tới 30 ngày đấy. Một điểm khác biệt của loại hoa này với những loại hoa hồng khác chính là khi hoa tàn nó không hề rụng lả tả những cánh hoa xuống gốc mà khô luôn trên cây.
Cây cho hoa quanh năm và rất sai hoa. Hoa đẹp, hương thơm nhưng không hề chảnh nhé, cây dễ trồng và thích hợp với nhiều loại môi trường, khí hậu khác nhau.
Công dụng của hoa hồng cổ Hải Phòng
Màu hoa hồng nhung đẹp cùng hương thơm đậm đà chính là điểm nhấn, thu hút người khác của loại hoa này. Bởi thế nó được xuất hiện ở khá nhiều nơi như công viên, sân vườn, nhà hàng, khách sạn…
Những cây hoa hồng trồng trên ban công thường có kích thước không quá cao, thân cành mềm nên những bông hoa được thả mình xuống dưới nhìn quyến rũ và mềm mại làm sao. Những bông hồng còn được trồng ở hàng rào bảo vệ cho ngôi nhà, vừa để trang trí cho ngôi nhà thêm xinh đẹp, thơ mộng tươi vui vừa có tác dụng làm hàng rào.
- Những cánh hoa ngát hương còn được sử dụng làm mỹ phẩm, chiết nước hoa hồng…rất tốt cho chị em ta nhé.
- Không chỉ thế, hoa hồng cổ hải phòng còn được ngắt bó thành từng bó hoa đẹp để tặng nhau hay cắm lọ trang trí bàn ăn, bàn uống nước, góc làm việc…
- Với vẻ đẹp cuốn rũ, đặc trưng cùng đặc tính leo giàn của mình, hoa hồng cổ Hải Phòng thường được sử dụng để trang trí trong khuôn vườn của nhà ở hay trong các khuôn viên, sảnh lớn của các nhà hàng, khách sạn sang trọng, cũng như được trồng như bức tường hàng rào bảo vệ chính ngôi nhà của bạn.
- Ngoài ra, hồng cổ Hải Phòng có thể kết hợp với khung cổng, tạo nên chiếc công hoàn hảo cho căn nhà.
- Không chỉ thế, loài hoa này còn là món quà ý nghĩa để làm quà tặng cho người thân, hay dùng để cắt tỉa, cắm lọ trang trí trong phòng khách, bàn ăn, hay học làm việc đều được.
- Đặc biệt, hồng cổ Hải Phòng còn được ứng dụng để điều chế mỹ phẩm, nước hoa, rất tốt được rất nhiều chị em phái nữ yêu thích.
Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ Hải Phòng
Hoa hồng cổ Hải Phòng là loại cây giống thuần bản địa, có sức đề kháng cao, chịu được mọi tiết khắc nghiệt, vì thế cây rất dễ trồng và chăm sóc.
Cách trồng hoa hồng cổ Hải Phòng
Đây là một loại cây bản địa nên có sức đề kháng cao, sức sống bền bỉ, mãnh liệt, nó có thể thích nghi với nhiều loại môi trường, khí hậu khác nhau. Giống hồng này có thể chịu nóng, chịu lạnh, ưa không gian thoáng mát có nhiều gió và ánh sáng. Ta nên trồng cây ở nơi có thể hứng ánh nắng tối thiểu 6h/ngày. Đây là cây dạng leo nên ta cần bắc giàn hay phải có chỗ tựa như hàng rào, thành tường để cây phát triển
Đất trồng
Giống cây này có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để cây sinh trưởng thuận lợi và nhanh, cần lựa chọn loại đất có chất dinh dưỡng tương đối cao, độ pH phù hợp, có độ ẩm và khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa như: đất thịt pha nhẹ, đất pha cát.
Trước khi trồng, cần trộn đất với một ít vỏ mùn và phân chuồng đã hoai mục cho đất, để tăng độ dinh dưỡng cũng như tránh chai sạn đất sau này. Có thể trồng cây trực tiếp xuống đất vườn hoặc trồng trong chậu, tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Nếu trồng trong chậu cần lưu ý chọn loại chậu có kích thước hợp lý vừa đủ với bầu đất, không quá to cũng không quá nhỏ để cây phát triển một cách tốt nhất.
Chọn giống
Hoa hồng cổ Hải Phòng có thể trồng được bằng hạt lẫn giâm cành đều được. Bạn cũng có thể tìm mua giống cây tại các cửa hàng cây cảnh hoặc tại các vườn ươm lớn. Tuy nhiên, đối với phương pháp gieo hạt sẽ tốn nhiều thời gian và công sức chăm sóc hơn. Nếu giâm cành, bạn nên chọn những cành to khỏe, thân không có những dấu hiệu bị mắc bệnh.
Cách trồng
+ Gieo hạt
Đối với phương pháp này, chỉ cần gieo hạt xuống nền đất đã được làm tơi từ trước, sau đó pha một ít thuốc kích thích tăng trưởng với nước rồi tưới vào chỗ gieo hạt để kích thích hạt ra rễ nhanh và đẩy nhanh quá trình sinh trưởng.
+ Giâm cành
Tiến hành cắt bỏ bớt những cành nhỏ thừa đi, đồng thời cũng tỉa bớt lá đi, sau đó làm tơi đất đã làm trước đó, giâm cành theo chiều xéo 45 độ, cuối cùng tưới đẫm nước cho cành nhanh hồi phục và bén rễ mọc chồi.
Cách chăm sóc hoa hồng cổ Hải Phòng
- Tưới nước
Hoa hồng cổ Hải Phòng là thuộc thân gỗ mềm nên cần tưới nước vừa phải, không tưới quá nhiều cây sẽ bị ngập úng, thối rễ. Chỉ nên tưới nước khi đất bắt đầu khô, tốt nhất chỉ nên tưới 1 lần/ngày và buổi sáng hoặc chiều mát, khi tưới nên tưới trực tiếp vào gốc, tránh tưới trên lá và hoa để ngăn ngừa bệnh nấm.
- Bón phân
Vì khi làm đất ta đã bón một lớp phân hữu cơ vi sinh bên dưới đất, vậy nên đến khi cây ra rễ, không cần bón thêm phân cho cây. Đến giai đoạn cây bắt đầu ổn định rễ, tiến hành bón phân NPK cách gốc khoảng 15cm. Đến tháng 9, tiếp tục bón phân Kali để cây thân cây phát triển chắc khỏe. Khi cây bắt đầu ra hoa, cung cấp phân vi sinh để cây ra hoa nhiều, và nuôi dưỡng hoa.
- Tỉa cành
Hồng cổ Hải Phòng phát triển rất nhanh, vì thế cần thường xuyên tải bớt những cành vươn yếu, khô, bị sâu bệnh, nhằm tạo độ thông thoáng cho cây cũng như ngăn ngừa sâu bệnh để cây nhanh chóng ra chồi mới, cho hoa nhiều.
- Phòng trừ sâu bệnh
Cần thường xuyên thăm và kiểm tra cây, để phát hiện kịp thời những dấu hiệu sâu bệnh, từ đó có những biện pháp phòng trừ hợp lý trước khi chúng lây lan nhanh.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây hồng cổ Hải Phòng
Nhiệt độ
Hồng cổ Hải Phòng có thể chịu được nóng và chịu được lạnh, nên dù nhiệt độ thấp hay nhiệt độ cao, chúng đều có thể phát triển được, nếu chăm sóc đúng cách
Ánh sáng
Giống hồng này là loài ưa sáng, vì vậy cần trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, tối thiểu phải đảm bảo cho cây có thể hứng được ánh nắng 6h/ngày.
Khí hậu
Là giống thuần không bị lai tạo, nên loài cây này phù hợp với các kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, điển hình là khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là các khí hậu ở các tỉnh miền Bắc như: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình,…
Giàn leo
Đây là loài cây dạng leo, vì vậy cần phải dựng giàn hay phải có chỗ tựa để cây có thể bám vào và leo lên được như: hàng vào thành tường,… hoặc bạn có thể đóng một gian leo riêng để tạo thành khuôn hình với sở thích của mình.
Nước
Hồng cổ Hải Phòng rất dễ bị ngập úng, thối rễ vì vậy chỉ nên cung cấp nước vừa đủ, vào mùa mưa ngừng tưới nước và tiến hành thoát nước kịp thời cho cây.
Cắt tỉa cho cây hoa hồng Hải Phòng
Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu không cần thiết, tạo tán cho cây, để kích thích cho cây ra nhiều mầm, ngọn của các mầm chính là nụ hoa. Bạn cũng cần tỉa đốt lá khi hoa tàn, tỉa mầm phụ cho cây vào mùa Xuân để cây phát triển sinh trưởng nhiều mầm nhánh hơn.
Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng cổ Hải Phòng
Hoa Hồng lại là một giống cây rất dễ bị sâu bệnh. Do đó bạn thường xuyên kiểm tra xem nếu tình trạng sâu nhiều bạn cần tăng cường phòng bằng cách phun các loại thuốc đặc trị, nhớ nên dùng theo hướng dẫn để không bị độc hại.
Video kỹ thuật chiết ghép hoa hồng cổ Hải Phòng
Kết
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, ứng dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng cổ Hải Phòng. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!
- Hoa Lan Hoàng Lạp – Cách đơn giản để nhận biết hoa lan hoàng lạp có thể bạn chưa biết
- Cây Đa Lông – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cây Đuổi Muỗi – Những loại cây đuổi muỗi nên trồng
- Cây Bông Ổi – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cây Bồng Bồng – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng