Cây Rêu là một trong những loài một hoang dại, thế nhưng đối với cây cảnh lại là một loài cây có giá trị nó giúp các loại cây kiểng, cây bonsai, có thêm vẻ hấp dẫn , cổ kính nhưng cũng không kém phần hiện đại.
Rêu có rất nhiều chủng loại và màu sắc đa dạng khác nhau từ màu xanh đậm cho đến ngả vàng. Loài rêu có tên khoa học là Bryophyte. Rêu thuộc loại cây thân thảo , mọc lan , chúng thường mọc ở những nơi ẩm ướt, có bóng râm
Rêu là gì?
Rêu là từ chung để gọi một nhóm trong thực vật có phôi (Embryophyta) mà không phải là thực vật có mạch. Nó cũng là một phần của thực vật không mạch khi coi tảo lục cũng thuộc về giới thực vật và là toàn bộ thực vật không mạch khi coi tảo lục thuộc nhóm sinh vật nguyên sinh. Rêu có các mô và các hệ thống sinh sản, nhưng không có mô mạch để lưu thông các chất lỏng. Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt, nó sinh sản nhờ các bào tử.
Có ba loại rêu phổ biến đó là rêu nhung, rêu nhăn, rêu bèo, tùy vào từng loại khác nhau mà cúng có các đặc tính sinh trưởng khác nhau.
Chúng thường được trồng bằng cách đắp lên trên các bề mặt đá, hoặc lớp đất dưới các chậu cây kiểng. tuy nhiên việc đắp rêu không hề dễ dàng, công việc này đổi hỏi sự tỷ mỷ, và đắp sao cho đẹp mắt mà lại không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các loại cây kiểng.
Vì thế, khi đắp rêu cần chú ý đắp thành từng khóm nhỏ, cần để hở khoảng cách giữa các nhóm để cây có khả năng thoát nước, hoặc các khí độc mà cây tiết ra trong quá trình sinh trưởng dinh dưỡng.
Có thể trồng kèm rêu cùng với một số loài cỏ nhật , cỏ chỉ để tạo thành các bãi cỏ xung quanh nhà thên không gian sống động .
Việc chăm sóc rêu không tốn quá nhiều sông sức, thỉn thoảng bạn chỉ cung cấp cho chúng một chút nước để chúng có thêm một phần tươi xanh là đủ.
Cách trồng rêu trong hồ thủy sinh đúng kỹ thuật nhất là gì?
Rêu là loài thực vật rất xinh đẹp và có thể hiện diện trong đủ mọi thiết kế hồ thủy sinh từ hồ thủy sinh châu Á, hồ thủy sinh Hà Lan cho đến các loại hồ cảnh gia đình đơn giản nhất. Rêu có thể được cắt tỉa để tạo dáng và được dùng trong việc lai tạo cá cũng như cung cấp nơi tìm kiếm thức ăn, trú ẩn và phát triển cho cá cảnh và tép cảnh nhỏ. Thông thường được buộc hoặc dán vào lũa cây hay đá.
Cách trồng rêu trong hồ thủy sinh như sau
Bước 1: để rêu phát triển tốt bạn nên cột hoặc dán chúng lên một giá thể cứng để rêu không bị nổi lên mặt nước.
Bước 2: khi đính rêu lên giá thể, bạn nên dùng kéo hoặc dao cắt chúng ra thành từng miếng nhỏ khoản 1-2cm rồi trải đều lên bề mặt giá thể.
Bước 3: bạn không cần cột quá dày đủ đường chỉ hoặc cước nên thưa để rêu đón ánh sáng và nảy mầm, từ vị trí các đường cắt rêu sẽ mọc nhánh ra nhanh trong điều kiện thuận lợi.
Biết cách trồng rêu trong hồ thủy sinh chưa đủ còn phải biết cách chăm sóc chúng nữa
Đối với những bạn nào đam mê hồ thủy sinh bon sai thì cách trồng rêu trong hồ thủy sinh đúng kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Sự có mặt của rêu mang lại vẻ duyên dáng và thực tế cho hồ cảnh. Do đó bạn cần phải chú ý các chất dinh dưỡng có trong nước để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của rêu.
Trong thời kỳ đầu bạn nên bổ sung các loại phân nước chứa nhiều Kali để cho cây nhanh nảy chồi. Lưu ý khi sử dụng phân nước thì rêu hại cũng bùng phát theo, vì vậy phải chú ý sử dụng đúng theo liều lượng hướng dẫn. Nếu bể của bạn đã trong điều kiện ổn định hoặc quá nhiều cây thì bạn không cần phải sử dụng thuốc kích rêu.
Rêu là loài thực vật không quá khắt khe với ánh sáng, bạn có thể sử dụng các loại đèn led hay odyssea, lưu ý nếu để ánh sáng quá nhiều sẽ làm rêu bị cháy lá. Ngoài ra CO2 cũng là yếu tố rất quan trọng với rêu, với lượng CO2 vừa đủ thì rêu sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
Tuy nhiên rêu lại cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ, từ 23oC -26oC thì rêu cho lá non khá nhanh và rêu có màu xanh mướt nhưng khi lên từ 28oC đến trên 30oC thì rêu bắt đầu xám màu lại. Các bạn cũng không cần bận tâm lo sợ rêu chết tại vì rêu là loại thực vật đơn bào sẽ sinh trưởng và phát triển trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Gợi ý các loại rêu thủy sinh đơn giản dễ trồng nhất dành cho bạn
Có nhiều loại rêu thủy sinh khác nhau để bạn thực hiện những bố cục theo sở thích của mình, mỗi loại đều có một vẻ đẹp riêng với nhiều hình thù khác nhau. Dưới đây là một vài loài dễ chăm sóc nhất dành cho người mới chơi:
Rêu Java – Java Moss
Đây là loài rêu dễ trồng nhất hiện nay. Chúng có thể phát triển hầu như ở các tất cả các điều kiện nước khác nhau, chịu được nhiệt độ lên tới 30oC và cường độ cường độ ánh sáng mạnh hay thấp. Hầu như không cần chăm sóc nhiều cho Rêu Java, chỉ cần buộc lên, chờ đợi và thu hoặc kết quả.
Rêu Flame – Flame Moss
Với hình thù độc đáo và mô hình tăng trưởng khá đặc biệt, rêu Flame đã và đang trở nên rất được ưu ái trong giới thủy sinh. Thay vì phát triển ngang thành tán xòe thì rêu Flame lại mọc thẳng đứng theo kiểu lá xoắn như ngọn lửa. Rêu Flame cũng khá dễ chăm sóc, sau một thời gian ngắn thì chúng có thể gắn kết với lũa thủy sinh.
Rêu Taiwan – Taiwan Moss
Có thể nói rêu Taiwan cũng khá dễ dàng trong việc chăm sóc. Bạn chỉ cần tránh nhiệt độ nóng và giữ nước luôn mát từ 27oC trở xuống là được. Rêu Taiwan có độ phủ rất tốt, trong giới thủy sinh thì rêu Taiwan thường được dùng làm tường rêu rất đẹp.
Quả thực rêu là một loài cây thủy sinh rất đẹp và có cách trồng khá đơn giản. Cửa hàng Hồ Cá Nghệ Thuật tin rằng sự cân nhắc lựa chọn loài cây này trong bể là sẽ những điều kiện giúp thiết kế hồ thủy sinh trong nhà của bạn trở nên bắt mắt và thu hút hơn.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!
- Tôm Càng Xanh – Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm càng xanh hiệu quả
- Cây chu đình lan – Cách trồng và chăm sóc cây chu đình lan
- Dây đau xương – Loại dược liệu quý trong việc chữa trị đau xương khớp
- Cá cánh buồm kim cương – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi
- Cỏ nhọ nồi – Công dụng chữa bệnh và cách sử dụng