Cây Bưởi Hoàng – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi hoàng

by Bao Khuyến Nông
Đặc điểm sinh thái của bưởi hoàng

Cây Bưởi hoàng có tên khoa học là Citrus grandis (L.) Osbeck, thuộc chi cam chanh, có nguồn gốc từ thôn Hoàng Trạch, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Là giống bưởi được truyền qua nhiều thế hệ, và trở thành nét đặc trưng khi nhắc đến Hưng Yên. Bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây ăn qua

Cây Bưởi Hoàng – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi hoàng

Cây Bưởi Hoàng – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi hoàng

Đặc điểm sinh thái của bưởi hoàng

Bưởi hoàng thuộc cây thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 2,5m, có tán và cành rộng. Quả có dạng hình tháp cao, đáy quả rộng là điểm nổi bật để nhận biết giống bưởi hoàng, trọng lượng của bưởi hoàng khá nặng từ 1,5 – 2,3kg mỗi quả. Đối với vỏ bưởi hoàng có màu xanh nhạt, khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng rơm trong rất đẹp mắt. Bên trong tép bưởi có màu trắng ngà, từng tép bưởi đều rất mọng nước, ăn dai dai, dễ tách. Bưởi hoàng có mùi vị ngọt mát, không bị the, đắng, rất đặc biệt, điểm nổi bật của bưởi hoàng mùi hương dịu nhẹ làm người ta nhớ mãi không quên.

Bưởi hoàng thuộc cây trồng lâu năm, có tuổi thọ trung bình cao (từ 15 – 20 năm). Có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể phát triển ở mọi điều kiện môi trường khác nhau. Chính vì vậy, bưởi hoàng không đòi hỏi nhiều công sức và thời gian chăm sóc. Cây thường thu hoạch vào tháng 10 hoặc tháng 11, một ưu điểm của bưởi hoàng so với các loại bưởi khác là sau 18 tháng bưởi đã có thể cho trái thu hoạch.

Đặc điểm sinh thái của bưởi hoàng

Đặc điểm sinh thái của bưởi hoàng

Trong bưởi có chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp cơ thể tạo ra nguồn năng lượng tích cực, rất có lợi trong quá trình giảm cân. Các tinh dầu có trong bưởi hoàng còn được tận dụng làm nhiên liệu quan trọng giúp trẻ hóa làn da, mỹ phẩm làm đẹp của phái nữ.

Công dụng của cây bưởi hoàng

Cây bưởi hoàng rất có lợi cho sức khỏe

Ăn bưởi thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại được một số loại bệnh như cảm, hạ sốt, rối loạn đường tiêu hóa, đau dạ dày,… Tinh dầu trong bưởi còn giúp bạn giải tỏa được căng thẳng,stress, cải thiện chứng mất ngủ, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, tràn đầy năng lượng mỗi khi thức dậy.

Các chất khoáng và vitamin có trong bưởi sẽ giúp bạn phòng ngừa được một số loại ung thư nguy hiểm, đồng thời có công dụng điều hòa các chất độc trong cơ thể, đào thải ra ngoài.

Cây Bưởi Hoàng – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi hoàng 5

Cây bưởi hoàng có giá trị kinh tế cao

Hiện nay, thị trường trái cây nước ta đang được mở rộng cả trong và ngoài nước, nên bưởi hoàng có 1 thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đồng thời, bưởi hoàng sau 18 tháng có thể cho trái thu hoạch, đây được xem là lợi thế khi trồng bưởi hoàng so với những giống bưởi khác phải mất nhiều thời gian hơn.

Bưởi còn được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất các loại trái cây sấy, hay làm nước ép trái cây, chính vì vậy mang tới cho người trồng vườn nguồn thu nhập đáng kể, nâng cao giá trị kinh tế cho nghề trồng bưởi.

Cây Bưởi Hoàng – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi hoàng 6

Cách trồng và chăm sóc cây bưởi hoàng

Bưởi hoàng thông thường được nhân giống bằng 2 phương pháp:

Chiết cành: Đối với phương pháp này, nên lựa chọn những cành từ cây mẹ có độ tuổi từ 18 tháng trở lên, đảm bảo cành chiết phải to, chắc khỏe, không có dấu hiệu mắc bệnh.

Làm đất, đào hố

Để trồng bưởi hoàng nên chọn những loại đất đất giàu dinh dưỡng, hằng năm được bồi đắp phù sa thường xuyên. Ngoài ra, phải đảm bảo đất phải có khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa, vì bưởi hoàng rất kị ngập úng. Trước khi trồng cây khoảng 1 – 2 tháng, cần tiến hành cày bừa, làm sạch cỏ dại, sau đó rải phân chuồng hoai mục và vôi bột để tăng độ dinh dưỡng cũng như tiêu diệt mọi mầm bệnh có trong đất.

Tùy theo kích thước của cây giống mà ta đào hố trồng phù hợp, thông thường đối với vùng đất bằng nên đào hố với kích thước 50x50x50cm, vùng đất cao 0,8×0,8×0,8m. Khoảng cách các hố cây nên cách nhau từ 4,5m trở lên, mật độ trồng khoảng 35 -45 cây/1000m2.

Cây Bưởi Hoàng – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi hoàng 7

Tiến hành trồng cây giống

Trước tiên cần xé bầu đất của giống cẩn thận tránh làm bể đất trong bầu, đặt cây giống thẳng đứng, nén chặt đất ở phần gốc để cố định cây chắc chắn. Riêng đối với cây được nhân giống bằng phương pháp ghép chồi cần chú ý nên đặt cây ở tư thế sao cho cành ghép quay về hướng gió, điều đó sẽ giúp cây không bị gió làm ngã hoặc làm gãy cành. Cuối cùng, để giữ độ ẩm lâu cho cây có thể sử dụng rơm hoặc cỏ khô để ủ xung quanh gốc cây, tưới nước cho cây vừa trồng là bạn đã thực hiện xong quy trình trồng bưởi hoàng.

Bón phân

Giai đoạn cây bưởi hoàng đang bắt đầu phát triển cần bổ sung thêm 2 – 3kg phân đạm, và 3 – 4kg phân hữu cơ, để kích thích rễ và chồi non phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn. Khi cây được 1 – 3 năm, tiến hành bón thêm 4 -5kg NPK, 2kg phân urê, bón trực tiếp vào rễ cây. Từ 4 – 7 năm, bổ sung 5 -6kg NPK, 0,5 Kali cho cây. Từ năm 7 trở đi, cần cung cấp 8 – 9kg NPK, 0,5 – 1kg phân lân, 6 -7kg phân chuồng để cải thiện đất cũng như nâng cao chất lượng nông sản.

Tưới nước

Trong giai đoạn đầu khi vừa trồng cây và vào mùa khô, ít mưa cần đảm cung cấp đầy đủ cho cây, tối thiểu 1 lần/ngày, vào những ngày cuối tuần nhiều nắng bạn có thể sử dụng giàn tưới phun sương để tưới cho cả vườn.

Lưu ý vào những mùa mưa, nên đẩy mạnh hệ thống thoát nước cho cây để cây không bị ngập úng, thối gốc.

Làm cỏ

Định kỳ 2 tháng/lần vệ sinh làm sạch cỏ dại, phát quang bụi rậm để tạo độ thông thoáng cho rễ và cành phát triển, cũng như ngăn ngừa được các mầm mống bệnh xuất hiện.

Cây Bưởi Hoàng – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi hoàng 8

Một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây bưởi hoàng

Bệnh ghẻ thường gây hại trên cành non, lá, và trái, khi bị nhiễm bệnh trên lá thường có những nốt ghẻ có màu vàng rơm, nhiều vết ghẻ liên kết với nhau tạo thành những mảng lớn khiến là trở nên nhăn nheo, rụng sớm. Về sau, bệnh tấn công dần lên cành, quả và chồi non làm cây không phát triển được, quả rụng sớm.

Khi phát hiện cây bị mắc bệnh cần tiến hành cắt tỉa và tiêu hủy những bộ phận hoặc cây bị nhiễm bệnh để tránh tình trạng lây lan. Phun định kỳ các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt nấm.

Bệnh vàng lá hoặc vàng nửa trái thường bị lây nhiễm trong quá trình nhân giống. Khi bị nhiễm bệnh, lá và quả thường có hiện tượng chuyển vàng ở phần dưới và rụng đi mặc dù chưa chín. Để xử lý loại bệnh này trước tiên cần lựa chọn giống cây trồng chất lượng, khỏe mạnh, nên trồng bưởi theo mật độ, tỉ lệ hợp lí, cuối cùng cần thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa cành, làm vệ sinh vườn định kỳ 2 tháng/lần.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây bưởi hoàng. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm bổ ích khi trồng giống bưởi hoàng đặc sản này.

Related Posts

Leave a Comment