Cây bạch đàn là loại cây trồng chủ yếu để lấy gỗ và làm cây bóng mát. Giống cây bạch đàn được nhiều người ưa chuộng bởi cây rất thích hợp để trồng thành rừng, trồng xen kẽ từ vùng đồng bằng đến cao nguyên. Tuy nhiên với những người mới trồng bạch đàn thì không phải ai cũng hiểu biết hết về loài cây này. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cây bạch đàn qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Đặc điểm cây bạch đàn
Cây bạch đàn là gì?
Với sự du nhập từ hàng chục năm trước từ Úc thì cây bạch đàn được đánh giá là loại cây phù hợp với thời tiết và khí hậu nước ta. Điều kiện thổ nhưỡng, đất đai ở nhiều địa phương phù hợp trồng loại cây thân gỗ này. Bạch đàn tuy không thể so sánh với nhiều giống gỗ quý hiếm. Nhưng bù lại đâu là loại cây có năng suất cao và thời gian chăm sóc, nguồn cung dồi dào nên được phát triển nhiều trong thời gian sắp tới.
Bạch đàn thuộc họ gì?
Bạch đàn là cây thuộc họ đào kim nương. Một loai cây thân gỗ chứa rất nhiều tinh dầu và có kết cấu hoa mọc cụm từ 4 – 5 hoa đơn. Lá có màu xanh và mọc so le nhau. Họ đào kim nương thường phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới và Việt Nam là nơi có sản lượng sản xuất gỗ lớn hiện nay.
Bạch đàn là cây thân gỗ hay thân cỏ?
Bạch đàn là loại cây thân gỗ được trồng nhiều từ năm 1950, và xuất hiện tại nhiều cánh rừng lớn tại miền Nam. Còn được với tên là cây khuynh điệp, có nhiều tác dụng trong cuộc sống hằng ngày. Hiện có rất nhiều giống loài khác nhau. Nên đặc điểm thân gỗ sẽ khác nhau dựa vào hình thái mỗi loại cây
Hiện tại bạch đàn phân bố rộng từ miền trung vào Nam, thích hợp với thời tiết nóng nhiệt đới. Tại các tỉnh như Huế, Bình Thuận, Tây Ninh, Long An,… hiện nay trồng rất nhiều loại bạch đàn khác nhau. Mục đích giúp bảo vệ môi trường sinh thái rừng núi. Ngoài ra, đây còn là nguồn thu nhập chính giúp cải thiện đời sống người dân.
Bạch đàn có nguồn gốc từ châu lục nào
Cây bạch đàn được các nhà khoa học tìm thấy hầu hết tại Úc, đây là nơi được cho là sự xuất hiện đầu tiên của giống loài này. Qua nhiều năm tìm hiểu giúp phát triển và được một loại cây có giá trị kinh tế đến một số nơi. Điển hình là Việt Nam, nơi phù hợp để phát triển loại cây này.
Cây bạch đàn tiếng anh là gì
Cây bạch đàn có tên tiếng anh là Eucalyptus camaldulensis Dehn. Đây là một loại cây thân gỗ to, vỏ mềm, thường dễ bong thành mảng. Phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non mọc so le nhau. Dựa trên tên người phát hiện loại cây này mà hiện nay đã có hơn 200 loài bạch đàn được tìm trên thế giới.
Công dụng của cây bạch đàn
Lá bạch đàn
Cây bạch đàn hữu dụng ở nhiều chỗ nhờ vào phần lá chứa rất nhiều tinh dầu. Tinh dầu được chiết xuất từ lá bạch đàn thường được dùng thuốc để điều trị các bệnh như: Ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn,…
Hoa bạch đàn
Hoa bạch đàn có nhiều màu sắc sặc sỡ, có một số giống có thể được sử dụng làm cây cảnh. Tại một số khu rừng trồng bạch đàn có hoa rỡ rất thơm thu hút rất nhiều động vật đến cư trú. Tạo nên một hệ sinh thái khu rừng đa dạng.
Vỏ bạch đàn
Phần vỏ cây thường bong tróc thành từng mảng, theo nghiên cứu thì vỏ cây cũng có chứa một lượng nhỏ tinh dầu như lá. Nhưng rất ít sử dụng để bào chế tinh dầu.
Gỗ bạch đàn
Gỗ cây bạch đàn được đánh giá có độ cứng tầm trung, màu sắc và hoa văn cũng hấp dẫn không kém. Thường được dùng trong đồ mỹ nghệ gỗ khi thân cây đạt kích thước lớn. Còn những thân cây tầm trung, nhỏ sẽ được dùng làm cừ bạch đàn, cây chống trong xây dựng.
Các loại bạch đàn tại việt nam
Hiện tại, nước ta đang trồng rất nhiều loại bạch đàn và mỗi loại đều có công dụng khác nhau. Dưới đây là một số loài điển hình được tìm thấy trên lãnh thổ nước ta.
Bạch đàn trắng
Bạch đàn trắng – còn có tên gọi là Eucalyptus camaldulensis. Thân cây gỗ của loài bạch đàn trắng có thể cao đến 40 mét. Thân cây phẳng với nhiều dải màu trải dọc thân cây: dải màu từ trắng, xám đến nâu đỏ. Bạch đàn trắng được trồng nhiều tại các vùng gần biển.
Bạch đàn đỏ
Bạch đàn đỏ có tên khoa học là Eucalyptus Robusta Smith. Được nhận diện nhờ phần cỏ cây có một số vân đỏ chạy dọc thân cây. Cây này được trồng nhiều tại các vùng có lượng phù sa màu mỡ. Với phần thân gỗ có màu sắc đẹp nên được dùng nhiều trong các đồ gỗ mỹ thuật.
Bạch đàn cao sản
Bạch đàn cao sản có tên khoa học là Eucalyptus urophylla x Eucalyptus camaldunensis. Được trồng nhiều tại các vùng trồng: Đông Bắc, Tây Bắc,Đồng bằng Sông Hồng,Tây Nam Bộ,… Đây là một giống bạch đàn giúp đem lại nguồn kinh tế so với giống thuần. Với chu kì từ 7 – 8 năm có thể thu hoạch một cách dễ dàng.
Bạch đàn xanh
Bạch đàn xanh – Eucalyptus globulus. Hay còn được gọi là khuynh diệp cầu cây thường xanh, một trong những cây được trồng rộng rãi nhất bản địa Úc. Có thể đạt đến chiều cao từ 30 – 55 m. Tình tới thời điểm này thì cây cao nhất hiện nay là 101m.
Bạch đàn trung quốc
Vì chi phí cây giống rẻ và được tuyên truyền phát triển tốt nên bạch đàn trung quốc được đem vào trồng thử nghiệm một số nơi. Những năm đầu thì bạch đàn trung quốc phát triển rất tốt. Những để có thể đánh giá thì cần được đem vào thực nghiệm để có sự đánh giá tốt nhất. Khuyến cáo người dân nên chọn cho mình loại giống phù hợp với thổ nhưỡng tại khu vực mình để canh tác.
Bạch đàn hương
Premna Sp – Đây là tên khoa học của bạch đàn hương. Dễ dàng nhận biết thông quá các đặc điểm như sau: Nhánh già sẽ màu xám vàng; các nhánh non không lông, có nhiều khía rãnh, lá mọc đối,… Loại này thường dùng để làm hương liệu trong nấu ăn. Chiết xuất tinh dầu từ lá để điều trị một số loại bệnh.
Bạch đàn cầu vồng
Bạch đàn cầu vồng được gọi bằng tên khoa học là: Eucalyptus deglupta. Phân bố nhiều tại các nơi: New Guinea, Mindanao,.. Loại naà phát triển mạnh tại các khu rừng nhiệt đới. Đặc điểm hình thái và sinh thái tương tự những loài khác. Chỉ nổi bật ở phần vỏ bóng và có nhiều màu sắc như cầu vồng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc bạch đàn
Cây bạch đàn đứng riêng lẻ để hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng phải có mật độ hợp lý. Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha. Hố đào kích thước 20x20x20cm. Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m. Còn cây cách cây từ 2m trở lên.
Kỹ thuật gieo hạt bạch đàn
Thời vụ thu hoạch quả giữa tháng 2 tới cuối tháng 4, khi quả chuyển sang màu xám nâu là lúc thu hoạch tốt. Quả hái về phơi khô, sau vài ngày thì rũ bỏ, rác. Thu hạt, cho vào thùng kín, cất nơi thoáng mát, có thể duy trì khả năng nảy mầm tối đa 2 năm. Cây lấy hạt cần chọn cây từ 7 tuổi trở lên, thân thẳng, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh….
Chuẩn bị đất gieo hạt: nơi sống của cây bạch đàn phải tốt, mới, nhuyễn. Được để vào các khay nhựa có lỗ hoặc gieo trên luống, đặt trong nhà ươm có độ che phủ 50% ánh sáng. Khi gieo chú ý cho hạt vào lọ rắc như rắc tiêu ( hạt bạch đàn rất nhỏ), sau đó dùng bình tưới phun nhẹ ngày 2 lần.
Sau khi lá bạch đàn thứ hai xuất hiện, đem cây cấy vào túi bầu đã được chuẩn bị. Khi cấy cây chú ý không để rễ cong, xoắn, cây cấy xong phải để trong nhà ươm che kín 1-2 tuần, sau đó dỡ che dần dần. Khi cây khỏe mạnh (khoảng 1 tháng) bỏ che trong thời gian chăm sóc chú ý đến độ ẩm. Không để bầu cây bị ướt quá hoặc khô quá. Cây chăm sóc khoảng 1,5 tháng, cao 35-40cm có thể đưa đi trồng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc bạch đàn
Cây bạch đàn đứng riêng lẻ để hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng phải có mật độ hợp lý. Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha. Hố đào kích thước 20x20x20cm. Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m. Còn cây cách cây từ 2m trở lên.
Tốc độ sinh trưởng cây bạch đàn
Bạch đàn thường có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tán lá hẹp thưa. Trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm. Trước năm 1975, người ta đã nhầm lẫn trồng rừng Bạch đàn tập trung thuần ở Miền Trung Việt Nam.
Nhằm mục đích phủ xanh và phủ kín đất trống đồi trọc nhưng kinh nghiệm cho thấy. Cây bạch đàn là loài dễ trồng, ít kén đất tăng trưởng nhanh nhưng hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất. Nên nếu trồng tập trung thành rừng thuần trên đất trống đồi trọc vô tình sẽ làm khô cằn và nghèo nàn đất đai sau một vài chu kỳ. Do đó, nếu cần phủ xanh đất trống đồi trọc thì chỉ nên trồng hỗn giao với loài bạch đàn. Bằng các loài cây họ Ðậu như Keo lá tràm, Keo tai tượng hoặc Keo giậu để bù đắp chất đạm cho đất.
Ứng dụng từ Cây Bạch Đàn trong xây dựng
- Gỗ Bạch Đàn trong Xây Dựng: Gỗ bạch đàn thường được sử dụng trong các công trình xây dựng nhẹ, như làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, và các bộ phận nội thất. Đặc tính nhẹ và dễ gia công làm cho nó thích hợp cho các ứng dụng này.
- Sản Xuất Ván Lạng và Ván Ép: Gỗ bạch đàn rất phổ biến trong việc sản xuất ván lạng và ván ép, được sử dụng trong cả nội thất và xây dựng nhờ vào tính linh hoạt và độ bền của nó.
- Chất Xơ Gỗ cho Công Nghiệp Giấy: Cây bạch đàn cũng được sử dụng để sản xuất chất xơ gỗ, một nguyên liệu chính trong công nghiệp giấy. Điều này hữu ích trong việc sản xuất giấy xây dựng và giấy dán tường.
- Cột và Khung Xây Dựng Tạm Thời: Do độ bền và khả năng chịu lực tốt, gỗ bạch đàn thường được sử dụng làm cột và khung cho các công trình xây dựng tạm thời.
- Trồng Cây Bạch Đàn để Cải Thiện Đất: Cây bạch đàn còn được trồng để cải thiện đất, nhất là trong các dự án phục hồi đất và tái cơ cấu địa hình.
- Chống Erosion và Bảo Vệ Môi Trường: Cây bạch đàn có hệ thống rễ phát triển mạnh, giúp ngăn chặn xói mòn đất và bảo vệ môi trường.
- Cung Cấp Nguyên Liệu Tái Tạo: Vì cây bạch đàn phát triển nhanh, chúng cung cấp một nguồn nguyên liệu tái tạo, giúp giảm bớt áp lực lên các loại cây lâu năm hơn trong việc cung cấp nguyên liệu gỗ.
- Sử Dụng trong Công Trình Xanh và Bền Vững: Cây bạch đàn có thể được sử dụng trong các dự án xây dựng hướng đến mục tiêu xanh và bền vững do tính tái tạo và đặc tính thân thiện với môi trường của nó.
Nhờ những ứng dụng này, cây bạch đàn trở thành một lựa chọn hấp dẫn trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các dự án cần nguyên liệu gỗ nhẹ, bền và thân thiện với môi trường.
Trên đây là những thông tin về cây bạch đàn do xuongtretruc.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về cây bạch đàn bạn nhé!
Giới thiệu về Xưởng Tre Trúc
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều đơn vị thiết kế thi công, xây dựng nhà bằng Tre Trúc. Tuy nhiên, thiết kế thi công tre trúc lại là một khía cạnh khác từ nguyên vật liệu, yếu tố thẩm mỹ, kinh nghiệm, khả năng kết hợp, v.v. không phải kiến trúc sư, đơn vị nào cũng có thể thực thi được.
Xưởng Tre Trúc với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp, phân phối nguyên liệu tre trúc đến thiết kế, xây dựng nhà tre, mành tre che nắng tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, v.v. với các khu resort nghỉ dưỡng, khu du lịch nghỉ mát, homestay độc lạ, quán ăn, quán cafe sân vườn trang trí tre trúc, v.v.
Bên cạnh đó, Xưởng Tre Trúc cung cấp các sản phẩm từ tre trúc như: cây tre trúc nguyên liệu, mê bồ, cót ép, bình phong, quang gánh, lá cỏ tranh, v.v.
Thông tin liên hệ:
- XƯỞNG TRE TRÚC
- Điện thoại: 0899.009.006
- Email: xuongtretruc.com@gmail.com
- Website: xuongtretruc.com
- Địa chỉ: 66 Liên Khu 2-10, P. Bình Hưng Hoà A, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
- CN1: 22 Đường Hùng Vương, Khóm 3, Phường 7, TP. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
- CN2: Ấp 6, Xã Thanh Hòa, Huyện Bù Đốp, Tỉnh Bình Phước
- CN3: 660C1/10 Nguyễn Văn Linh, Phường Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ
- CN4: 325 Võ Văn Kiệt, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ
- CN5: 146 Trưng Nữ Vương, TP. Châu Đốc, Tỉnh An Giang