Cây Tỏi Trời – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

by Dược liệu Cây thuốc

Cây Tỏi Trời không chỉ là loài thực vật làm cảnh mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như sưng, đau nhức do bong gân, trật khớp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Giới thiệu chung về Cây Tỏi Trời

  • Tên thường gọi: Cây tỏi trời còn gọi là Tiểu tông bao, phệ ma thảo, tế độc (Vân Nam).
  • Tên tiếng Trung: 小天蒜
  • Tên khoa học Veratrum mengtzeanum Loes. f.
  • Họ khoa học: Thuộc họ bách hợp Liliaceae.

Cây Tỏi Trời - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 9

Đặc điểm hình thái của cây tỏi trời

Tỏi trời thuộc nhóm bách hợp cùng họ với các loài hoa như thủy tiên, hoa ly,… Người dân thường gọi tỏi trời là cây tỏi rừng. Tỏi trời có đường kính 5cm, màu nâu vàng, cây mọc thành cụm 5-6 lá hình dải lụa, dài 35-40, rộng 1,2-2cm, thân và lá có màu xanh lục sáng nhẵn bóng. Có thể so sánh hình dạng của cây tỏi trời như các cụm hành hoặc hẹ hoa kích thước lớn.

Cây tỏi trời có hoa đẹp mắt nên thường được trồng để trang trí cảnh quan. Hoa tỏi trời có màu vàng kim, mỗi cụm hoa xếp từ 5-10 cái thành tán ở ngọn của một cán hoa dài 30-60cm. Bông hoa dạng phễu có 6 phiến phân chia không đều, hoa có nhị vàng nhạt, đầu nhụy đỏ nhạt. Quả hình trứng, hạt có góc rất giống với hoa bỉ ngạn.

Cây tỏi trời rụng lá vào tháng 5 và ra hoa vào tháng 8-10. Do cây tỏi trời có màu hoa đẹp bắt mắt nên thường được trồng tại các khu vực vườn hoa, công viên, làm đẹp cho công trình.

Cây tỏi trời còn có nhiều tên gọi khác như cây hoa bỉ ngạn tỏi trời tỏa, thạch toán, hồng hoa thạch toán, long trảo hoa, sơn ô độc, mạn châu sa hoa, lão nha toán, lị khả lị ti, vô nghĩa thảo, u linh hoa, vong xuyên hoa, hoa địa ngục, tử nhân hoa, …

Phân bố

Cây tỏi trời sống ở độ cao 1200m – 3300 m so với mặt nước biển, chủ yếu tỏi trời mọc ven đường hoặc trong rừng. Những cây tỏi trời đầu tiên được tìm thấy khi chúng phân bố Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam v.v…. Loài cây này có bắt nguồn từ Trung Quốc, Lào, Nhật Bản và sau này chúng mọc phổ biến tại Việt Nam. Ở nước ta, dễ tìm thấy các cánh đồng cây tỏi trời tại Hà Giang. Ứng dụng chủ yếu là cây cảnh và nhân giống bằng củ.

Bào chế

Cây tỏi trời được thu hoạch vào mùa thu đông, sau đó đem đi rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi làm thuốc.

Thành phần hóa học

Tỏi trời là loài thân hành có chứa các thành phần hóa học chủ yếu như alcaloid là lycorine, lycorenine, galanthamine, lycoramine, homolycorine, tazettine, pscandolycorine,…

Vị thuốc tỏi trời

Cây Tỏi Trời - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 10
Củ của cây tỏi trời có dược tính cao, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách mới tránh phát sinh ngộ độc

Công năng tính vị

Tỏi trời là cây có thân gốc vị đắng, tê lưỡi, tính hàn. Những tác dụng chính của cây tỏi trời là tiêu thũng chỉ thống, hoạt huyết chỉ huyết, thúc nôn.

Chủ trị

Trong y học dân gian, tỏi trời thường được dùng để trị chứng bong gân trật khớp, đau do phong thấp, chữa gãy xương, ghẻ lở, viêm da, động kinh, chảy máu ngoài.

Lượng dùng

Dùng tỏi trời lấy gốc, sau đó dã nát đắp. Mỗi ngày sử dụng khoảng 0,45-0,6g tỏi trời. Dùng ngoài chỉnh lượng phù hợp.

Tác dụng phụ của cây tỏi trời

Cây tỏi trời có hoa rất độc, nhỡ ăn phải sẽ sinh ra nói bừa bãi, hàm hồ. Nhóm người bị ho do phong hàn, tiêu chảy do hư hàn không dùng tỏi trời chữa bệnh dễ phát sinh ngộ độc nguy hiểm.

Cây Tỏi Trời - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 11

Điều mà nhiều người không biết đến là bỉ ngạn có dược tính cao, nhưng đồng thời độc tính của hoa cũng đến từ các chất hóa học như lycopene và galantamine. Nếu như được vận dụng không đúng cách, liều dùng quá mức cho phép dễ gây ức chế thần kinh. Không ít người đã ăn nhầm củ của cây tỏi trời này dẫn đến ngộ độc, tê liệt thần kinh, … thậm chí tử vong mà không rõ lý do.

Như vậy, ở một khía cạnh nào đó độc tính của loài hoa này mang đến cả lợi và nguy hiểm đặc trưng cho y học và có giá trị trong điều trì bệnh cho con người.

Cây tỏi trời chữa bệnh gì?

Trong dân gian, tỏi trời được sử dụng làm dược liệu ở khu vực miền núi phía Bắc. Tại Trung Quốc, dược liệu tỏi trời được sử dụng phổ biến hơn vì tính phổ biến của chúng tại các vùng miền núi. Dược liệu tỏi trời hoa vàng có vị cay, ngọt, tính hơi ấm, trong hoa có độc, dùng thân gốc có tác dụng giải sang độc, nhuận phế chỉ khái.

Tỏi trời được sử dụng để trị chứng tiêu thũng, sát trùng… Ở Trung Quốc, người ta thường dùng tỏi trời trị chứng vô danh thũng độc, trẻ em bị chứng tê liệt. Khi dùng tươi có thể trị bỏng lửa bên ngoài, nhọt, ghẻ lở, ung thũng sang độc. Dùng trong có thể dùng như Thạch toán – Lycoris radiata (L’Hér.) Herb, – dùng làm thuốc gây nôn mửa khi ăn phải vật có độc và tiêu trừ đờm khi bị tắc nghẽn, ngoài ra còn dùng chữa hoàng đản, thuỷ thũng.

Củ của cây tỏi trời có tiềm năng làm thuốc theo y học cổ truyền Trung Quốc. Ngoài hoa thì củ của cây tỏi trời cũng có độc dược, tính đắng và nếu ăn nhầm củ có thể bị ngộ độc, môn mửa, tê liệt thần kinh… và thậm chí tử vong. Thành phần lycopene và galantamine trong củ cây tỏi trời có những giá trị nhất định trong y học. Nếu dùng đúng cách với liều vừa đủ sẽ giúp giảm đau, sưng, chống viêm, giảm nôn, an thần, hỗ trợ điều trị ung thư, bại liệt…  Y học còn dùng chiết xuất từ cây tỏi trời điều chế thuốc trị mụn sưng, phù nề, và giảm đau thấp khớp.

Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ chứng minh lá cây tỏi trời được kiểm nghiệm có chứa chiết xuất nước gây ức chế phát triển nhiều loài cây xung quanh. Do đó tại những khu vực có cây tỏi trời mọc thường không có sự xuất hiện của cỏ dại hay những loài cây dại khác. Do hoa bỉ ngạn có mùi hương gần giống tỏi nên còn được gọi với cái tên khác là tỏi trời tỏa, điều này giúp cây có thể xua đuổi côn trùng và cả chuột…

Bài thuốc từ cây tỏi trời

Những bài thuốc từ cây tỏi trời dùng chữa bệnh trong chủ yếu là thuốc nhuận phổi trừ ho, thuốc chữa trướng bụng, đau dạ dày… Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo thông tin và cho phép sử dụng từ thầy thuốc và bác sĩ để tránh các rủi ro xảy ra.

Bài thuốc nhuận phổi trừ ho:

Bài thuốc thang bách hợp cố kim: tỏi trời 4g, xuyên bối mẫu 4g, thục địa 12g, bạch thược 4g, sinh địa 8g, đương quy 4g, mạch môn 6g, huyền sâm 3g, cát cánh 3g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.Trị phế hư sinh ho, âm hư hỏa vượng, họng khô đau, ho ra đờm có dính máu, lưỡi đỏ ít rêu, mạch đập yếu.

Bài thuốc bách hoa cao: 4g tỏi trời, 4g khoản đông hoa. Dược liệu khô đem đi tán bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 12g, dùng thuốc sau khi ăn. Người bệnh nhai nhỏ thuốc rồi chiêu bằng nước gừng hoặc nước đun sôi. Trị phổi khô sinh ho, đờm có máu.

Trị đau dạ dày mạn tính, bụng trướng đầy: Người bệnh dùng thang bách hợp ô dược: bách hợp 63g, ô dược 12g. Sau đó dùng sắc uống. Trong trường hợp dạ dày lạnh, thêm cao lương khương 4g vào sắc cùng. Trường hợp nếu đau bụng nhiều, thêm điên hồ sách 12g. Có thể làm viên hoàn.

Món ăn thuốc có tỏi trời: Các món ăn từ cây tỏi trời dùng cho người viêm khô khí phế quản gây ho khan dài ngày khá hiệu quả. Người bệnh tham khảo các món ăn sau:

  • Nước ép hoặc nước sắc tỏi trời tươi 100g, sau đó giã ép lấy nước, hoặc dùng pha nước uống. Sử dụng thuốc cho người bệnh phổi có khái huyết, họng có đờm huyết.
  • Cháo đậu đỏ hạnh nhân tỏi trời: Dùng tỏi trời 10g, hạnh nhân 6g, đậu đỏ nhỏ hạt 60g, nấu cùng với đường trắng lượng thích hợp. Người bệnh nấu đậu đỏ trước, cho đến khi cháo đậu gần chín nhừ cho bách hợp hạnh nhân vào nấu tiếp, thêm vào lượng đường vừa đủ để ăn. Nên ăn như món điểm tâm buổi sáng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Tỏi Trời do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Tỏi Trời là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.

Related Posts

Leave a Comment