Cây Sả – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

by Dược liệu Cây thuốc
Giới thiệu chung về Cây Sả

Lặng lẽ trong góc vườn nhà ai, có những bụi cây nhỏ, cây thon dài luôn tỏa ra mùi hương nồng nàn dễ chịu. Mùi hương ấy âm thầm xua đuổi bao loài côn trùng khó chịu. Loài cây này ngoài làm thứ gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, nó còn là thứ cây thuốc chữa bệnh. Đó chính là Cây Sả. Vậy đặc điểm, công dụng của Sả như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau đây nhé.

Giới thiệu chung về Cây Sả

Ở Việt Nam, cây sả thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau như hương mao hoặc cỏ chanh. Chúng mọc thành từng bụi có độ cao từ 1-1.5m, phiến lá dài, hơi bén, lá xanh, gốc trắng xanh pha chút tím. Có mùi hương đặc trưng, thường được dùng như một loại gia vị trong nấu nướng và là vị thuốc quý báu trong y học.

Giới thiệu chung về Cây Sả

Giới thiệu chung về Cây Sả

Công dụng của cây sả đối với sức khỏe con người

Ngoài công dụng là một loại gia vị trong nấu nướng, cây sả còn là một vị thuốc quý với những công dụng như sau:

  • Ngăn ngừa tế bào ung thư

Theo như kết quả của một số nghiên cứu, thành phần beta-carotene có trong sả sẽ làm gia tăng hoạt tính của các chất chống oxy hóa. Từ đó, giúp cơ thể ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư một cách hiệu quả.

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Các hợp chất có trong tinh dầu sả có khả năng hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa, giúp giảm thiểu các triệu chứng chán ăn, chậm tiêu, đầy bụng, nôn mửa, đau dạ dày, co thắt ruột, tiêu chảy.

Bên cạnh đó, tinh dầu sả còn ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, kích thích hệ tiêu hóa, khử mùi hôi miệng, tiêu đờm,…Thông qua việc sử dụng 3-6 giọt tinh dầu sả mỗi ngày là bạn có thể điều trị dứt điểm các triệu chứng về đường tiêu hóa nêu trên.

  • Điều trị đau bụng và tiêu chảy do lạnh bụng

Uống nước sả nóng pha thêm chút muối có thể chữa các chứng bội thực, đau bụng, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu,…

  • Tăng cường giải độc và thanh lọc cơ thể

Có thể nói, sả có công dụng giải độc nhanh chóng như đậu xanh. Ăn sả sẽ giúp đào thải lượng độc tố tích tụ trong gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được thông thoáng và khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước sả nấu sôi để tiến hành giải rượu. Liệu pháp này giúp người say rượu nhanh chóng tỉnh, giảm thiểu các cơn đau đầu và mệt mỏi do rượu gây ra

 

Cây Sả - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 4

  • Giảm thiểu tình trạng căng thẳng thần kinh

Sử dụng tinh dầu sả sẽ giúp cải thiện chức năng của hệ thần kinh, lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó, sả còn có khả năng điều trị một số bệnh lý về thần kinh như: Alzheimer, Parkinson, co giật, chóng mặt, run rẩy, động kinh,…

  • Trị cảm cúm

Có thể nấu nước sả để xông trị cảm cúm hoặc kết hợp với một số loại rau kinh giới, tía tô, bạc hà,… sẽ nhanh chóng đánh tan các cơn cảm cúm.

Ngoài chức năng chữa bệnh, cây sả còn có một số chức năng nhất định đối với giới nữ.

  • Làm đẹp

Cây sả không chỉ có công dụng chữa bệnh mà còn được nữ giới sử dụng để điều chế các sản phẩm làm đẹp. Các mỹ phẩm dưỡng da được điều chế từ cây sả, giúp giảm tình trạng mụn trứng cá và mụn nhọt trên da.

  • Giảm cân

Uống nước detox chanh sả mỗi ngày có thể giúp thanh lọc cơ thể, điều hòa cân nặng và giảm cân nhanh chóng.

Ngoài ra, cây sả còn rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như giảm huyết áp, chữa mụn nhọt, giảm đau, trị nhức đầu,…

Gợi ý công thức nước uống tốt cho sức khỏe từ cây sả

Cây Sả - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 5

  • Nước chanh sả

Chuẩn bị: 1 quả chanh và 1/2 nhánh sả, một ít húng quế hoặc bạc hà, 200ml nước lọc, một ít đường và đá.

Chế biến: Pha nước chanh như bình thường. Sau đó giã húng quế/ bạc hà và sả rồi bỏ vào nước chanh. Bỏ thêm đường và đá. Thế là bạn đã có một ly nước chanh sả thật ngon và bổ dưỡng rồi.

  • Trà sả gừng

Chuẩn bị: 1 quả chanh, 2-3 củ sả, 1 mẩu quế, 1 củ gừng nhỏ, 250ml nước lọc, một ít đường tùy khẩu vị

Chế biến: Sả đem rửa sạch, lột 1 lớp vỏ ngoài. Gừng cạo vỏ, cắt nhỏ. Đun nước sôi cho tất cả nguyên liệu vào (trừ chanh). Đun sôi đem lọc qua. Chờ nguội vắt ít nước cốt chanh vào.

Một số lưu ý khi dùng cây sả

Cây Sả - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 6

  • Những người đang bị suy nhược cơ thể do cảm nóng, cảm nắng cần hạn chế sử dụng sả vì sả có tính ấm. Khi sử dụng sẽ làm cho người bệnh toát mồ hôi, gây mất nhiệt khiến bệnh nặng hơn.
  • Sử dụng sả phải thật hạn chế vì khi dùng nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong người. Bên cạnh đó còn xuất hiện mẩn đỏ, mụn, rôm sẩy và thẩm chí là gây mất ngủ về đêm.
  • Khi dùng sả một cách lạm dụng sẽ gây khó tiêu và táo bón.
  • Người dùng cần phải sửa sả thật sạch trước khi sử dụng. Thậm chí có thể cần dùng đến thuốc tím để diệt trừ mọi mầm mống sâu bệnh, các loại thuốc đã xịt…
  • Người bệnh cần phải tham khảo và xin lời khuyên từ bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây sả. Cơ địa mỗi người sẽ khác nhau nên công hiệu của bài thuốc sẽ không giống nhau. Nếu sử dụng thuốc chế từ sả một cách bừa bãi sẽ gặp những tác dụng không mong muốn. Thậm chí khi gặp tác dụng phụ mà vẫn cố xài có thể gây phản tác dụng mạnh.
  • Các mẹ bỉm sữa tránh tuyệt đối không cho các bé dưới 12 tháng tuổi sử dụng sả. Nếu không sẽ gây ra các bệnh không mong muốn.
  • Những người yếu thận nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì nước sả lọc thận rất mạnh. Cũng vì thế nên chỉ uống nước sả vào buổi sáng hoặc chiều, không nên uống tối tránh tiểu đêm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Sả do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Sả là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.

Related Posts

Leave a Comment