Cây Đước – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng

by Dược liệu Cây thuốc
Giới thiệu chung về Cây Đước

Cây đước là loại cây thường thấy tại các vùng đồng bằng ngập mặn, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ở Việt Nam, cây đước phân bố dọc theo bờ biển từ các tỉnh Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long. Các cánh rừng đước là những tuyến rừng phòng hộ quan trọng trên các vùng biển của nước ta. Dưới đây là những thông tin liên quan đến cây đước mời bạn tham khảo.

Giới thiệu chung về Cây Đước

  • Tên gọi khác: Trang, Vẹt, Sú, Đước bợp, Đước xanh…
  • Tên khoa học: Rhizophora apiculata Blume.
  • Họ: Đước (Rhizophoraceae)
Giới thiệu chung về Cây Đước

Giới thiệu chung về Cây Đước

Đặc điểm thực vật

Đước là một loại cây gỗ lớn có chiều cao trung bình khoảng từ 10 – 20m, có những cây cao đến 30m. Cây có rất nhiều rễ chống dài, trên rễ có lỗ bì, cành cây thường sần sùi, vặn vẹo.

Lá cây có hình mác và mọc đối nhau với chiều dài khoảng 7 – 13cm, chiều rộng khoảng 4 – 6cm. Gốc lá hình nêm, đầu lá tròn hoặc tù, cuống lá mập dài khoảng 1 – 3cm, các lá kèm thường rụng sớm. Gân chính lõm xuống ở mặt trên và hằn rõ ở mặt dưới, có những chấm đen nhỏ.

Cụm hoa sẽ mọc thành hình xim phân nhánh nhiều ở ngay kẽ lá. Hoa có màu vàng kèm theo 2 lá bắc con, lá bắc hình tam giác dài. Tràng có 4 phiến dày hình mác và có lông ở mép nhị 8. 4 cánh ở trên tràng và 4 cánh trên đài, bầu bửa hạ có 2 ô.

Quả đước dài, có hình trứng còn, phần đầu quả kéo dài còn đài tồn tại. Quả có màu nâu lục nhạt, mỗi quả chứa 1 hạt. Mùa hoa quả rơi vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12.

Mô tả toàn cây

Đước là loại cây gỗ lớn có chiều cao trung bình từ 10 – 20m, có cây cao đến 30m, đường kính thân từ 30 đến 45 cm. Thân tròn, mọc thẳng, vỏ dày màu nâu xám đến nâu đen. Trên thân có nhiều vết nứt dạng ô vuông. Cành cây thường sần sùi, vặn vẹo.

Cây Đước - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 3

Mô tả toàn cây

Bộ rễ của cây Đước phát triển rất đặc biệt. Rễ cọc ít phát triển, ngược lại hệ thống rễ chống vững chắc bao quanh cây lại đặc biệt phát triển. Mỗi cây có từ tám đến mười hai rễ chống. Các rễ chống bao quanh giúp cây vững trong vùng nước ngập mặn, đầm lầy. Rễ chống còn có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây. Ngoài ra, Đước còn có rễ thở mang chức năng hô hấp cho cây thường mọc trực tiếp ở trên thân cây, tại nơi ít ngập nước.

Lá cây có hình mác và mọc đối nhau với chiều dài khoảng 7 – 13cm, chiều rộng khoảng 4 – 6cm. Gốc lá hình nêm, đầu lá tròn hoặc tù. Cuống lá mập dài khoảng 1 – 3cm, các lá kèm thường rụng sớm. Gân chính lõm xuống ở mặt trên và hằn rõ ở mặt dưới, có những chấm đen nhỏ.

Cụm hoa sẽ mọc thành hình xim phân nhánh nhiều ở ngay kẽ lá. Hoa có màu vàng kèm theo 2 lá bắc con, lá bắc hình tam giác dài. Tràng có 4 phiến dày hình mác và có lông ở mép nhị 8. 4 cánh ở trên tràng và 4 cánh trên đài, bầu hạ có 2 ô.

Quả dài, có hình trứng còn, phần đầu quả kéo dài còn đài tồn tại. Quả có màu nâu lục nhạt, mỗi quả chứa 1 hạt.

Bộ phận làm thuốc và bào chế

Rễ, vỏ thân và lá của cây đước là những bộ phận được cho là có thể sử dụng để làm vị thuốc.

Thành phần hóa học và tác dụng

Cây Đước - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 4

Thành phần hóa học và tác dụng

Thành phần hóa học

Có nhiều nghiên cứu ghi nhận, cây Đước có chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng. Tùy thuốc vào từng bộ phận của cây mà các thành phần cũng có sự khác biết rõ rệt:

Vỏ thân: Cung cấp hàm lượng tanin lớn (60 – 65%). Ngoài ra còn có chứa nhiều nhiều pentosan và furfurol cùng các acid béo ở dạng ester. Tro từ vỏ thân chứa canxi carbonat 70% và vôi khoảng 18%.

Lá: các alcol, acid béo, parafin.

Lá và quả xanh có hàm lượng tanin 9,1% – 12%; 4,2%.

Rễ: Có chứa các hợp chất phenol và các acid béo ở dạng ester.

Quả ăn được, dùng để chế rượu vang.

Một số công dụng tiêu biểu của cây được

Bỏ qua những công dụng về mặt sinh thái, bài viết sẽ đề cập đến một số công dụng về mặt y học. Với mục đích chữa bệnh, cây đước chỉ được dùng trong phạm vi dân gian với các công dụng chính như sau:

  • Vỏ đước được dùng để chữa tiêu chảy, vết thương chảy máu, tiểu tiện ra máu, viêm họng, chứng băng huyết ở phụ nữ.
  • Ở Ấn Độ, phần vỏ thân của loại cây này còn được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Ở Malaysia, nước sắc tử vỏ thân và lá của cây được sẽ được dùng cho phụ nữ uống khi sinh đẻ. Đồng thời nước sắc rễ còn dùng cho trẻ sơ sinh uống.
  • Dịch chiết từ rễ đước dùng thí nghiệm với các bào tử của nấm Penicillium cho thấy nó có tác dụng kháng nấm tương đối rõ rệt.
  • Ngoài ra, chồi non của cây còn được dùng làm rau ăn còn nước ép từ quả đước lại được cho là có thể dùng để chế rượu vang nhẹ.

Nơi phân bố của cây đước

Cây đước thường mộc trên đất bùn nhão hay phần đất mới được định hình ở khu vực cửa sông. Để có thể trụ vững trên nền đất này, đước có hệ thống rễ chống đặc biệt phát triển.

Cây được phân bố ở vùng bờ biển của các nước nhiệt đới như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, biển Đông Phi, đảo Moris, Ceisel và Mangas, Bắc Australia… Riêng ở Việt Nam, loại cây này được phân bố ở hầu khắp các tỉnh dọc bờ biển từ Quảng Ninh cho tới Kiên Giang và cả đảo Phú Quốc…

Một số công dụng tiêu biểu của cây được

Bỏ qua những công dụng về mặt sinh thái, bài viết sẽ đề cập đến một số công dụng về mặt y học. Với mục đích chữa bệnh, cây đước chỉ được dùng trong phạm vi dân gian với các công dụng chính như sau:

  • Vỏ đước được dùng để chữa tiêu chảy, vết thương chảy máu, tiểu tiện ra máu, viêm họng, chứng băng huyết ở phụ nữ.
  • Ở Ấn Độ, phần vỏ thân của loại cây này còn được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Ở Malaysia, nước sắc tử vỏ thân và lá của cây được sẽ được dùng cho phụ nữ uống khi sinh đẻ. Đồng thời nước sắc rễ còn dùng cho trẻ sơ sinh uống.
  • Dịch chiết từ rễ đước dùng thí nghiệm với các bào tử của nấm Penicillium cho thấy nó có tác dụng kháng nấm tương đối rõ rệt.
  • Ngoài ra, chồi non của cây còn được dùng làm rau ăn còn nước ép từ quả đước lại được cho là có thể dùng để chế rượu vang nhẹ.

Cây Đước - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 5

Kỹ thuật trồng và chăm sóc  Cây Đước

Kỹ thuật tạo cây con

a. Vườn ươm

– Vườn ươm phải gần nơi trồng rừng và thuận lợi cho việc vận chuyển cây con.

– Vườn ươm bố trí và lựa chọn cẩn thận ở nơi ngập triều trung bình trong năm, có bờ ao xung quanh để bảo vệ. Đặt xa nơi nguồn bệnh và tách rời xa khu canh tác nông nghiệp, nơi chăn thả gia súc, tránh nơi thuỷ triều rút quá nhanh, nơi hay bị phù sa bồi lắng.

b. Giống

– Quả đước được thu gom từ những rừng đước sinh trưởng tốt có tuổi từ 10 – 30 tuổi, cây có đường kính 8 – 20 cm và chiều cao trên 12m, cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Thời gian thu quả đước tốt nhất từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch (thời gian sau quả đước bị sâu nhiều).

– Quả sau khi thu hái về phải tiến hành phân loại. Loại bỏ những quả còn non, những quả bị sâu bệnh, bị cua, còng cắn ngang thân. Khi thu hái về phải cấy vào bầu ngay. Thời gian bảo quản không quá 15 ngày.

c. Tạo bầu

– Sử dụng túi bầu có đáy, kích thước D = 15cm, H = 20cm, đục các lỗ nhỏ có D = 0,5 cm xung quanh để thoát nước.

– Sử dụng 95% loại đất cát pha ngập thuỷ triều hàng ngày để đóng bầu (đất được lấy ở tầng mặt có độ sâu từ 0 – 20 cm, pH = 6,5 – 7,0; tổng muối tan 1 – 2%. Sử dụng supe lân Lâm thao 3% tính theo trọng lượng bầu; sử dụng 1 – 2% phân chuồng hoai tính theo trọng lượng bầu.

– Trang mặt luống cho phẳng, nhặt sạch cỏ. Kích thước luống đặt bầu (1,0m x1,0m) hai luống cách nhau 50 cm, có rãnh thoát nước khi thủy triều rút.

– Xếp bầu theo hàng, cứ hai hàng để cách một hàng, lấp đất xung quanh luống để giữ bầu.

– Từ tháng thứ hai cứ 2 tháng đảo bầu một lần, bằng cách dịch chuyển bầu để tránh rễ cắm sâu vào đất. Tiến hành đảo bầu kết hợp với phân loại cây vào thời gian thuỷ triều rút.

d. Cấy cây

– Trụ mầm cấy trực tiếp 1/3 chiều dài quả (5 – 7cm) vào bầu đất.

– Mỗi bầu chỉ cấy 1 quả.

– Cấy quả vào ngày râm mát, tránh ngày mưa bão.

e. Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh

– Hàng ngày gỡ bỏ rong, rêu, vật cản bám vào quả.

– Sau khi cấy quả thường bị một số loài giáp xác, thân mềm, chân bụng, cua còng, ốc biển,… tấn công. Thường xuyên theo dõi bắt bỏ các loài động vật này đề phòng cắn nát trụ mầm.

Kỹ thuật trồng rừng

Cây Đước - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 6

a. Khu vực trồng rừng

– Đất thích hợp cho trồng rừng đước là đất phù sa ngập mặn, hoặc đất phù sa ngập mặn phèn tiềm tàng, dạng trầm tích giàu bùn, cát phấn và sét. Đất có độ thành thục từ dạng bùn chặt đến sét mềm và sét, thích hợp nhất là dạng đất sét mềm (chân đi lún sâu từ 5 – 30 cm, thích hợp nhất là 15 – 20 cm). Đất ngập triều khi triều cao trung bình và số giờ ngập nước triều 3 – 4 giờ/ngày.

– Độ mặn nước biển thích hợp nơi trồng rừng từ 1 – 2%.

– Trên dạng đất sét rắn chắc, đi không lún mà chỉ ngập nước khi thuỷ triều cao bất thường hay đất nhiều cát, mặt đất có nhiều cỏ chịu mặn trồng rừng cây sinh trưởng và phát triển rất kém.

b. Phương thức trồng rừng

– Trồng thuần loài, bố trí theo hình vuông hay nanh sấu.

– Trồng hỗn loài với dà quánh, đưng, mắm trắng, vẹt.

c. Mật độ trồng rừng

– Mật độ trồng rừng thuần loài 10.000 cây/ha. Cự ly trồng 1,0m x 1,0m.

– Trên đất thích hợp có thể trồng với mật độ 20.000 cây/ha. Cự ly trồng 0,7m x 0,7 m.

d. Thời vụ và kỹ thuật trồng rừng

– Trồng bằng cây con có bầu vào tháng 7 đến ngày 15 tháng 10 dương lịch, tốt nhất là tháng 7 – 9 dương lịch.

– Kỹ thuật trồng: Trồng cây khi thuỷ triều rút. Dùng dây nilon thắt nút chia thành các đoạn 1m, kéo thẳng hàng để trồng đúng khoảng cách. Biện pháp dễ làm nhất là dùng một đoạn tre bương hoặc luồng dài 3m. Lắp răng dài 10 cm với khoảng cách 1m x 1m (giống như một cào cỏ). Một người cầm cào này kéo theo một đường thẳng trên mặt bùn. Sau đó lại dùng cào kéo theo chiều vuông góc tạo thành những ô vuông thẳng hàng ngang dọc.

– Đối với cây có bầu thì bóc vỏ bầu trước khi trồng. Không làm đứt rễ để tránh xâm nhập mặn, cây dễ bị chết.

e. Chăm sóc bảo vệ rừng

– Trong 4 năm đầu khi rừng đước chưa khép tán, tiến hành chặt bỏ các cây gỗ tạp và thực bì tự nhiên mọc xen lẫn với rừng đước (nếu có). Từ năm thứ 5 trở đi rừng đước hoàn toàn khép tán bắt đầu tiến hành tỉa thưa.

– Sau khi trồng rừng từ 2 – 6 tháng, cần vớt bỏ rong, rêu, tảo bám trên thân, lá nếu có tạo điều kiện cho cây con quang hợp tốt.

– Bắt cua, còng, ốc ăn lá cây. Khi phát hiện sâu non dùng tay bắt giết, hoặc rung cây cho sâu rơi để giết.

– Chọn và sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc phòng trừ sâu hại như các chế phẩm Beauverine (B.B), Bacilline (B.T), Virut, Metarrhizium,…

– Chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc hoá chất trong trường hợp sâu hại xuất hiện lan tràn với mật độ cao, có nguy cơ bùng nổ thành dịch.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Đước do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Đước là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.

Related Posts

Leave a Comment